Tam giác cân: Khái niệm, tính chất, cách chứng minh và bài tập

Tam giác cân là một trong những tam giác đặc biệt cùng với tam giác đều, tam giác vuông. Bên cạnh những tính chất thông thường tính chất của tam giác cân cũng có một số điều đặc biệt hơn. Để hiểu rõ hơn về tam giác cân, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn nhé.

Trong bài viết hôm nay Download.vn xin trân trọng giới thiệu toàn bộ kiến thức về thế nào là tam giác cân, tính chất tam giác cân, công thức tính diện tích tam giác cân kèm theo một số ví dụ minh họa và bài tập tự luyện. Hi vọng đây là nguồn tư liệu hữu ích giúp các bạn củng cố kiến thức Toán nhanh nhất. Bên cạnh đó các bạn xem thêm tính chất tam giác vuông cân, cách chứng minh tam giác vuông.

1. Định nghĩa tam giác cân

Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau, hai cạnh này được gọi là hai cạnh bên. Đỉnh của một tam giác cân là giao điểm của hai cạnh bên. Góc được tạo bởi đỉnh được gọi là góc ở đỉnh, hai góc còn lại gọi là góc ở đáy.

Ở hình trên, tam giác ABC có AB = AC suy ra tam giác ABC cân.

Có AB và AC là hai cạnh bên nên tam giác ABC cân tại đỉnh A.

2. Tính chất tam giác cân

Tam giác cân có 4 tính chất sau đây:

Rất hay:  Cong thuc tinh pH - Các công thức tính nồng độ pH “hay nhất”

Tính chất 1: Trong một tam giác cân hai góc ở đáy bằng nhau.

Chứng minh:

Giả thiếtTam giác ABC cân tại A, AB = ACKết luậnwidehat{ABC}=widehat{ACB}

Trong tam giác cân ABC, gọi AM là tia phân giác của góc widehat{BAC}

Khi đó ta có

Xét tam giác ABM và tam giác ACM có:

AB = AC (gt)

(cmt)

AM chung

Suy ta ΔABM = ΔACM (c.g.c) (đpcm)

Tính chất 2: Một tam giác có hai góc bằng nhau thì là tam giác cân.

Chứng minh

Giả thiếtTam giác ABC, Kết luậnTam giác ABC cân tại A

Trong tam giác ABC, gọi AM là tia phân giác của

Tam giác ABM có (tổng 3 góc trong một tam giác)

Tam giác ACM có (tổng 3 góc trong một tam giác)

Mà lại có

nên

Xét tam giác ABM và tam giác ACM có:

Suy ra ΔABM = ΔACM (g – g – g) nên AB = AC (cạnh tương ứng bằng nhau)

Xét tam giác ABC có AB = AC, suy ra tam giác ABC cân tại A (định nghĩa)

Tính chất 3: Trong một tam giác cân, đường trung trực ứng với cạnh đáy đồng thời là đường phân giác, đường trung tuyến, đường cao của tam giác đó.

Tính chất 4: Trong một tam giác, nếu có một đường trung tuyến đồng thời là đường trung trực thì tam giác là tam giác cân.

3. Dấu hiệu nhận biết tam giác cân

Trong tam giác cân có 2 dấu hiệu nhận biết đó là:

  • Dấu hiệu 1: Nếu một tam giác có hai cạnh bên bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân.
  • Dấu hiệu 2: Nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân.
Rất hay:  5 Cách khóa màn hình máy tính, Lock screen Laptop nhanh

4. Diện tích tam giác cân

Diện tích tam giác cân bằng Tích của chiều cao nối từ đỉnh tam giác đó tới cạnh đáy tam giác, sau đó chia cho 2.

– Công thức tính diện tích tam giác cân: S = (a x h)/ 2

Trong đó:

  • a: Chiều dài đáy tam giác cân (đáy là một trong 3 cạnh của tam giác)
  • h: Chiều cao của tam giác (chiều cao tam giác bằng đoạn thẳng hạ từ đỉnh xuống đáy).

5. Cách chứng minh tam giác cân