Thâm niên là gì? Cách tính thâm niên như thế nào?

1. Khái niệm thâm niên

Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về định nghĩa thâm niên. Tuy nhiên có thể hiểu thâm niên là khoảng thời gian (tính theo đơn vị năm) làm việc liên tục trong một cơ quan nhà nước, trong một ngành, nghề nào đó. Trên cơ sở này, phụ cấp thâm niên được hiểu là khoản phụ cấp lương được trả cho người lao động làm việc liên tục nhiều năm tại một cơ quan, đơn vị nhất định. Khoản phụ cấp này mang ý nghĩa khuyến khích người lao động gắn bó với nghề, với cơ quan đang làm việc. Người lao động càng có nhiều năm gắn bó với nghề thì càng có nhiều kinh nghiệm làm việc. Trong khi đó, kinh nghiệm làm việc lại là yếu tố rất được coi trọng đối với bất cứ nghề nghiệp nào, kể cả trong cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp, vì đây là yếu tố giúp người lao động nắm bắt công việc dễ dàng hơn, làm việc với hiệu suất cao hơn.

2. Đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên

Phụ cấp thâm niên là khoản phụ cấp được chi trả cho người lao động trong khối cơ quan nhà nước. Đối với cơ quan nhà nước, đây là khoản tiền bắt buộc, thường được cộng bổ sung vào tiền lương hàng tháng. Theo các văn bản pháp luật hiện hành là Nghị quyết 27, Nghị định 77/2021/NĐ-CP của Bộ Chính trị, đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định của pháp luật bao gồm:

Rất hay:  Tạo họa tiết trang trí hoa sen cách điệu mới nhất 02/2023, bài 3

– Quân đội, Công an, Cơ yếu

– Nhà giáo đang giảng dạy trong các cơ sở công lập

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng sử dụng thâm niên để tính phụ cấp cho người lao động, dù không nhiều, và phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực tài chính cũng như chế độ phúc lợi của từng doanh nghiệp. Cụ thể, bù đắp cho tính phức tạp của công việc, như công việc đòi hỏi thời gian đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm cao; yêu cầu về thâm niên và kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, giao tiếp, sự phối hợp trong quá trình làm việc của người lao động… Điều này đồng nghĩa với việc không phải bất kỳ công ty nào cũng xét phụ cấp thâm niên cho người lao động, pháp luật không có điều khoản ràng buộc đối với doanh nghiệp tư nhân. Có thể thấy, phụ cấp thâm niên cũng là một trong những loại phụ cấp lương theo pháp luật hiện hành nhưng tương tự các loại phụ cấp khác, phụ cấp thâm niên chỉ mang tính hỗ trợ, bù đắp một phần chi phí do tính chất công việc. Trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng khoản phụ cấp này để chiêu mộ nhân tài về làm việc cho đơn vị mình.

3. Cách tính phụ cấp thâm niên

Theo quy định tại Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo có khoản quy định cụ thể về mức phụ cấp thâm niên như sau:

Rất hay:  4 cách tắt Windows Defender win 7, 10 vĩnh viễn mới nhất

Thứ nhất, đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:

Mức phụ cấp năm 2022

=

Mức lương cơ sở

1.490.000 đồng/tháng

x

Hệ số phụ cấp hiện hưởng

Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):

Mức tiền phụ cấp thâm niên

=

Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng

x

Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ

x

Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng

4. Phụ cấp thâm niên có được tính đóng BHXH bắt buộc không?

Theo Thông tư 59 của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội ban hành năm 2015, các khoản lương và phụ cấp được tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:

– Mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động

– Phụ cấp trách nhiệm

– Phụ cấp chức vụ

– Phụ cấp thâm niên

– Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

– Phụ cấp khu vực

– Phụ cấp lưu động

– Phụ cấp thu hút

– Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể…

Với quy định trên, có thể thấy – nếu được hưởng phụ cấp thâm niên hàng tháng thì người lao động sẽ phải trích đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Rất hay:  Trẻ sơ sinh có nên nằm gối chống trào ngược không? - Long Châu