Công thức tính thể tích hình nón, có ví dụ chi tiết – Thủ thuật

Thể tích hay có tên gọi khác là dung tích của một hình là lượng không gian mà vật đó chiếm, thể tích hình nón chính là không gian mà hình nón chiếm. Vậy công thức tính thể tích của hình nón là gì, bạn cùng tham khảo bài viết của chúng tôi.

cong thuc tinh the tich hinh non

Công thức tính thể tích hình nón

Công thức tổng quát tính thể tích hình nón

Để tính được thể tích của khối nón tròn xoay, các bạn sử dụng công thức như sau:

V = 1/3.π.r2.h

Trong đó:

V là thể tíchR là bán kínhh là đường cao

π = 3,14

– Đơn vị đo: m3 (mét khối)

* Các bước để tính thể tích của hình nón

– Bước 1: Tìm bán kính

+ Nếu đề bài đã cho, ta chỉ cần thay vào công thức+ Nếu đề bài chưa cho biết đại lượng này mà:

· Cho đường kính (d): Ta tìm bán kính bằng cách lấy d : 2.· Cho chu vi hình tròn đáy: Lấy chu vi : 2π = Bán kính

· Không cho bất kì dữ kiện nào: Lấy thước đo chính xác khoảng cách lớn nhất của hai điểm trên đường tròn đáy – đường kính và chia số đo đó cho 2 => Tìm được bán kính.

– Bước 2: Tìm diện tích đáy

Khi đã biết bán kính r, ta áp dụng công thức tính diện tích hình tròn:

S = π.r2

=> Tìm được diện tích đáy

– Bước 3: Tính chiều cao

+ Nếu đề bài đã cho, ta chỉ việc áp dụng vào công thức+ Nếu chưa có, em có thể tự đo bằng thước.+ Nếu đề bài cho biết đường sinh l, bán kính r, em có thể tính được chiều cao bằng cách áp dụng định lí Py-ta-go trong tam giác vuông.

Rất hay:  PowerPoint 2016: Cách lưu bài thuyết trình - Quantrimang.com

– Bước 4: Sau khi đã biết tất cả các đại lượng, bạn sử dụng công thức tính thể tích hình nón để tìm ra đáp án chính xác nhất.

* Thực hành: Tính thể tích của hình nón biết:

a) r = 3 cm; h = 4 cmb) r = 5 dm; h = 9 dmc) r = 1, 8 m; l = 3,2 m (Gợi ý: Các em vẽ hình cho dễ hình dung và áp dụng Py-ta-go trong tam giác vuông để tìm h)d) d = 7 cm; h = 4,1 cm (Gợi ý: Tìm r = d: 2)

Phân biệt các khái niệm mặt tròn xoay, mặt nón, hình nón, khối nón

1. Mặt tròn xoay

– Trong không gian, có mặt phẳng P chứa đường thẳng d bất kì và đường cong C, quay mặt phẳng P quanh d một góc 360 độ => đường cong C tạo thành một hình gọi là mặt tròn xoay.

2. Mặt nón

– Mặt nón là mặt tạo bởi đường thẳng l chuyển động trên một đường cong và luôn đi qua một điểm cố định P.

3. Hình nón

– Hình nón là phần của mặt nón giới hạn bởi mặt phẳng P vuông góc với trục tới đỉnh O.

Trong đó:

+ O là đỉnh của hình nón+ Đường tròn C là đường tròn đáy+ Hình tròn C là đáy của hình nón.

4. Khối nón

Khối nón bao gồm hình nón và phần bên trong của nó.

Bên cạnh cách tính thể tích hình nón, bạn cũng có thể tham khảo các bài viết công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ, hình lập phương,… trong những bài viết khác của chúng tôi. Hi vọng với những gợi ý đó sẽ giúp bạn thêm hứng thú hơn với môn Hình học.

Rất hay:  Cách hiển thị phần trăm pin iPhone XS không cần Control Center

https://thuthuat.taimienphi.vn/cong-thuc-tinh-the-tich-hinh-non-34055n.aspx Bên cạnh đó các em cũng cần nắm vững kiến thức trong hình học phẳng, chẳng hạn như cách tính diện tích hình tam giác cũng là kiến thức quan trọng mà các em cần nhớ.