Thuế là một nguồn thu của ngân sách nhà nước và có tác động lớn đến các chủ thể kinh doanh cũng như người tiêu dùng trong nền kinh tế. Một trong những sắc thuế có phạm vi tác động rộng lớn nhất là thuế giá trị gia tăng mà người tiêu dùng là đối tượng chi trả thông qua quá trình mua sắm hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ. Thuế giá trị gia tăng được tính chung vào giá cả hàng hóa, dịch vụ và các chủ thể kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có vai trò như “người thu hộ” tiền thuế giá trị gia tăng từ người tiêu dùng và nộp vào ngân sách nhà nước thông qua nghĩa vụ kê khai và nộp thuế.
Có hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp.
Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng:
Đứng từ vị trí của doanh nghiệp, họ cũng có nhu cầu mua sắm nguyên vật liệu hoặc sử dụng các dịch vụ trong quá trình sản xuất nên phát sinh thuế giá trị gia tăng đầu vào, là khoản thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp trả cho nhà cung cấp nguyên vật liệu. Khi doanh nghiệp sử dụng nguyên vật liệu này để sản xuất ra hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng thì khoản thuế giá trị gia tăng nằm trong giá bán mà người tiêu dùng chi trả là thuế giá trị gia tăng đầu ra.
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Số thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu.
Phương pháp này áp dụng với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định pháp luật có doanh thu hàng năm từ 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc tự nguyện áp dụng.
Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng:
Số thuế GTGT phải nộp bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế GTGT: Áp dụng với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.
Số thuế GTGT phải nộp bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu: Áp dụng với doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ đồng (nếu không tự nguyện đăng ký sử dụng phương pháp khấu trừ thuế) hoặc không thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.
Về hóa đơn chứng từ:
Nếu nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế: Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn phải được ghi đầy đủ, đúng nội dung quy định, bao gồm cả khoản phụ thu, phí thu thêm (nếu có). Trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng mà trên hóa đơn giá trị gia tăng không ghi khoản thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định bằng giá thanh toán ghi trên hóa đơn nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng.
Nếu nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng: Sử dụng hóa đơn bán hàng.
Dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp và đầu tư tại Công ty Luật Việt An:
- Tư vấn các quy định pháp luật và thủ tục pháp lý liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp, đầu tư tại Việt Nam;
- Tư vấn các quy định pháp luật và thủ tục thành lập công ty, xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép con…;
- Tư vấn về các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và các điều kiện cụ thể đối với mỗi ngành nghề;
- Soạn thảo và nộp hồ sơ, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được khách hàng ủy quyền;
- Tư vấn về các vấn đề sau thành lập như: hợp đồng, thuế, lao động Việt Nam, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, sở hữu trí tuệ, nhượng quyền thương mại…
Quý Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu và cần được tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp, đầu tư tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để biết thêm chi tiết!