[Tổng hợp] Công thức tính thuế thu nhập cá nhân chi tiết nhất

1. Công thức tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công

Người nộp thuế gồm hai đối tượng là cá nhân không cư trú và cá nhân cư trú. Với mỗi đối tượng khác nhau, công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương lại áp dụng khác nhau. Cụ thể:

1.1 Với cá nhân cư trú

Căn cứ khoản 3 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, công thức tính thuế TNCN với cá nhân cư trú gồm:

Trường hợp 1: Người ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên

Thuế TNCN = (Tổng thu nhập – các khoản được miễn – các khoản giảm trừ) x thuế suất

Trong đó:

– Tổng thu nhập: Tổng các khoản từ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp nêu trên mà người lao động được nhận trong tháng thuộc thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

– Các khoản được miễn: Thu nhập từ việc làm ban đêm, làm thêm giờ trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm ban ngày, làm trong giờ, được xác định theo công thức:

Tiền lương, tiền công trả cao hơn khi làm ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế = Tiền lương, tiền công thực trả làm ban đêm, làm thêm giờ – mức tiền lương, tiền công tính ngày làm việc bình thường

Ví dụ: Ông A được trả lương làm ngày bình thường là 40.000 đồng/giờ; nếu làm thêm ngày thường thì ông A được trả 60.000 đồng/giờ; làm ban đêm thì được trả 80.000 đồng/giờ. Do đó, thu nhập được miễn trong trường hợp này là làm ngày thường là 20.000 đồng/giờ; làm ngày nghỉ, ngày lễ là 40.000 đồng/giờ.

– Các khoản giảm trừ:

  • Giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng tương đương 132 triệu đồng/năm; giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc là 4,4, triệu đồng/tháng.
  • Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học…
  • Các khoản đóng bảo hiểm xã hội…
Cần nắm rõ công thức tính thuế thu nhập cá nhân để nộp đủ thuế (Ảnh minh hoạ)

– Thuế suất: Có hai phương pháp tính thuế suất áp dụng để tính thuế TNCN là:

  • Phương pháp luỹ tiến từng phần:

Bậc

Phần thu nhập tính thuế/năm

Phần thu nhập tính thuế/tháng

Thuế suất

1

Đến 60 triệu đồng

Rất hay:  Hướng dẫn cách trồng, thay chậu và chăm sóc cây hoa Nhất Chi Mai sau Tết

Đến 5 triệu đồng

5%

2

Trên 60 – 120 triệu đồng

Trên 05 – 10 triệu đồng

10%

3

Trên 120 – 216 triệu đồng

Trên 10 – 18 triệu đồng

15%

4

Trên 216 – 384 triệu đồng

Trên 18 – 32 triệu đồng

20%

5

Trên 384 – 624 triệu đồng

Trên 32 – 52 triệu đồng

25%

6

Trên 624 – 960 triệu đồng

Trên 52 – 80 triệu đồng

30%

7

Trên 960 triệu đồng

Trên 80 triệu đồng

35%

  • Phương pháp rút gọn:

Bậc

Thu nhập tính thuế (triệu đồng – trđ)/tháng

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 trđ

5%

0 trđ + 5% TNTT (thu nhập tính thuế)

5% TNTT

2

Trên 05 – 10 trđ

10%

0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

10% TNTT – 0,25 trđ

3

Trên 10 – 18 trđ

15%

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ

15% TNTT – 0,75 trđ

4

Trên 18 – 32 trđ

20%

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

20% TNTT – 1,65 trđ

5

Trên 32 – 52 trđ

25%

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

25% TNTT – 3,25 trđ

6

Trên 52 – 80 trđ

30%

9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

30 % TNTT – 5,85 trđ

7

Trên 80 trđ

35%

18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

35% TNTT – 9,85 trđ

Ví dụ cho trường hợp 1:

Lương ông A tháng 01/2023 là 40 triệu đồng, thưởng Tết 60 triệu đồng và các khoản bảo hiểm là: 8% bảo hiểm xã hội, 1.5% bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp 1%. Ông A nuôi 02 con dưới 18 tuổi, trong tháng ông A không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của ông A được tính như sau:

– Thu nhập chịu thuế của Ông A là 100 triệu đồng.

– Ông A được giảm trừ các khoản sau:

Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 11 triệu đồng

Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con): 4,4 triệu đồng × 2 = 8,8 triệu đồng

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: 40 triệu tiền lương × (8% + 1,5% + 1%) = 4,2 triệu đồng.

Lưu ý: Thưởng không tính tiền bảo hiểm => chỉ tính tiền bảo hiểm trên số lương.

Tổng cộng các khoản được giảm trừ là: 24 triệu đồng

– Thu nhập tính thuế của ông A là: 100 – 24 = 76 triệu đồng

– Số thuế phải nộp:

Cách 1: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần

Bậc 1: Thu nhập tính thuế đến 05 triệu đồng, thuế suất 5%: 05 triệu đồng × 5% = 0,25 triệu đồng

Bậc 2: Thu nhập tính thuế trên 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%: (10 – 05 triệu đồng) × 10% = 0,5 triệu đồng

Bậc 3: Thu nhập tính thuế trên 10 – 18 triệu đồng, thuế suất 15%: (18 – 10 triệu đồng) × 15% = 1,2 triệu đồng

Bậc 4: Thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%: (32 – 18 triệu đồng) × 20% = 2,8 triệu đồng

Bậc 5: Thu nhập tính thuế trên 32 – 52 triệu đồng, thuế suất 25%: (52 triệu đồng – 32 triệu đồng) × 25% = 05 triệu đồng

Bậc 6: Thu nhập tính thuế trên 52 triệu đồng đến 80 triệu đồng, thuế suất 30%: (76 – 52 triệu đồng) × 30% = 7,2 triệu đồng

– Tổng số thuế ông A phải tạm nộp trong tháng là: 16,95 triệu đồng.

Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn

Thu nhập tính thuế trong tháng 76 triệu đồng là thu nhập tính thuế thuộc bậc 6. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:

76 triệu đồng × 30% – 5,85 triệu đồng = 16,95 triệu đồng.

Trường hợp 2: Người ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở xuống

Rất hay:  Cách Trị Ho ChoTrẻ Sơ Sinh Hiệu Quả - Hapacol

Theo điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, đối tượng này sẽ phải nộp thuế TNCN ở mức 10% trên tổng thu nhập nếu có thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên trừ trường hợp làm cam kết.

Đặc biệt, đối tượng này sẽ bị trừ thuế ngay trước khi được trả thu nhập, tiền công, tiền lương.

Theo đó, công thức tính thuế thu nhập cá nhân của người lao động ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả

1.2 Với cá nhân không cư trú

Cách tính thuế thu nhập cá nhân với cá nhân không cư trú được quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế

Trong đó, thu nhập chịu thuế là thu nhập từ tiền công, tiền lương, tiền thù lao, các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công khác.

2. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ nguồn thu nhập khác

Nguồn thu nhập

Công thức tính

Căn cứ

Từ kinh doanh

Thuế TNCN = Doanh thu x thuế suất

Trong đó:

  • Doanh thu: Là doanh thu gồm thuế của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế. Đặc biệt, doanh thu này không phân biệt là đã thu được tiền hay chưa.
  • Thuế suất: Áp dụng với từng lĩnh vực, ngành nghề khác nhau và được quy định cụ thể tại phụ lục I ban hành kèm Thông tư 40/2021/TT-BTC
Rất hay:  InfoFinance.vn

Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 40/2021/TT-BTC

Từ đầu tư vốn

Thuế TNCN = 5% x Thu nhập tính thuế

Khoản 4 Điều 10 Thông tư số 111/2013/TT-BTC

Từ chuyển nhượng vốn góp

Thuế TNCN = 20% x Thu nhập tính thuế

Điểm d khoản 1 Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC

Từ chuyển nhượng chứng khoán

Thuế TNCN = 0,1% x Thu nhập tính thuế

Điều 16 Thông tư 92/2015/TT-BTC

Từ chuyển nhượng bất động sản

Thuế TNCN = 2% x Giá chuyển nhượng

Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC

Từ trúng thưởng

Thuế TNCN = 10% x Thu nhập tính thuế

Khoản 4 Điều 15 Thông tư số 111/2013/TT-BTC

Từ bản quyền

Thuế TNCN = 5% x Thu nhập tính thuế

Khoản 4 Điều 13 Thông tư số 111/2013/TT-BTC

Từ nhượng quyền thương mại

Thuế TNCN = 5% x Thu nhập tính thuế

Khoản 4 Điều 14 Thông tư số 111/2013/TT-BTC

Từ nhận thừa kế, quà tặng

Thuế TNCN = 10% x Thu nhập tính thuế

Khoản 4 Điều 16 Thông tư số 111/2013/TT-BTC

Trên đây là công thức tính thuế thu nhập cá nhân chi tiết và nhanh nhất. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.