Trợ cấp thai sản trong mùa dịch Covid 2021 – Hỏi đáp

Câu trả lời:

Khoản 1, 2, điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Khoản 1, điều 9, Thông tư 59/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/20155 hướng dẫn chi tiết về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

“Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.”

Rất hay:  Cách vệ sinh cốc nguyệt san chuẩn tránh viêm nhiễm phụ khoa

Như vậy, điều kiện để được hưởng chế độ thai sản khi sinh con là lao động nữ phải tham gia BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, 06 tháng này có thể ngắt quãng không liên tục và được cộng dồn.

Về mức hưởng: Điểm a, khoản 1, điều 39, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con như sau:

“Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội”

Điểm a, khoản 1, điều 12, Thông tư 59/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 hướng dẫn chi tiết điều 39 về mức hưởng chế độ thai sản:

“Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.

Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Rất hay:  Hướng dẫn cách pha và phối màu nước cơ bản từ A-Z

Điều 38, Luật Bảo hiểm xã hội quy định về chế độ trợ cấp 1 lần khi sinh con cho lao động nữ như sau:

“Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.”

Như vậy, khi lao động nữ sinh con sẽ được nhận chế độ thai sản với mức hưởng = (lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi sinh con x 6) + trợ cấp 1 lần (bằng 2 tháng lương tối thiểu tại thời điểm sinh). Nếu trong 6 tháng có tháng không tham gia BHXH thì sẽ được cộng dồn lên tháng trước đó lao động nữ có tham gia BHXH.