Tra cứu bảo hiểm xã hội mang lại nhiều lợi ích cho người tham gia bảo hiểm xã hội giúp họ nắm được các thông tin, quyền lợi hưởng các chế độ BHXH. Dưới đây là những cách tra cứu BHXH được cung cấp bởi cơ quan BHXH Việt Nam an toàn và miễn phí.
Có những cách tra cứu bảo hiểm xã hội nào?
1. Tại sao cần phải tra cứu bảo hiểm xã hội?
Trên thực tế, trong rất nhiều trường hợp người lao động buộc phải khai báo một số thông tin về việc tham gia Bảo hiểm xã hội của mình như: khi làm việc tại công ty mới và được tiếp tục tham gia BHXH, khi hưởng các chế độ BHXH, khi làm thủ tục đăng ký tài khoản bảo hiểm xã hội… Trong trường hợp người lao động không nhớ các thông tin BHXH của cá nhân có thể sử dụng thay thế các cách tra cứu BHXH để có thể kiểm tra được chính xác thông tin mà mình mong muốn.
Việc tra cứu BHXH cá nhân sẽ giúp người tham gia bhxh nắm được một số thông tin như: mã số BHXH, thời gian đóng BHXH, mức lương đóng BHXH, đơn vị tham gia BHXH, các điểm, đại lý thu BHXH, cơ quan tham gia BHXH… sẽ hữu ích đối với người lao động trong một số trường hợp nhất định. Dưới đây là một số cách tra cứu bhxh phổ biến nhất hiện nay.
2. Cách tra cứu bảo hiểm xã hội trực tuyến
Người tham gia BHXH bắt buộc hay tự nguyên đều có thể tra cứu bhxh trực tuyến thông qua các thiết bị có kết nối mạng internet như điện thoại hoặc máy tính bằng những cách sau đây.
2.1 Tra cứu BHXH qua cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam
Tra cứu thông tin BHXH trên cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam là cách tra cứu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Người tra cứu có thể dễ dàng kiểm tra được các thông tin về bảo hiểm xã hội của cá nhân được lưu trữ trên hệ thống.
Đối với các tra cứu này người tham gia BHXH có thể check được các thông tin bảo hiểm xã hội sau:
-
Tra cứu mã số BHXH
-
Tra cứu cơ quan bảo hiểm xã hội
-
Tra cứu quá trình tham gia BHXH
-
Tra cứu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
-
Tra cứu đơn vị tham gia BHXH
-
Tra cứu điểm thu, đại lý thu BHXH
-
Tra cứu cơ sở khám chữa bệnh cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH
Tùy theo nhu cầu tra cứu mà người thực hiện có thể lựa chọn chức năng tra cứu phù hợp.
Các bước tra cứu bhxh trên cổng thông tin điện tử baohiemxahoi.gov
Các bước tra cứu bảo hiểm trên cổng thông tin điện tử baohiemxahoi.gov.vn được thực hiện như sau:
Bước 1: Người tra cứu truy cập cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam
Bước 2: Trên giao diện chính nhấn chọn mục “Tra cứu trực tuyến”
Bước 3: Trên menu “Tra cứu trực tuyến” nhấn chọn vào mục tra cứu thông tin BHXH tương ứng mà mình cần tra cứu
Bước 4: người tra cứu nhập đầy đủ các thông tin cần thiết theo yêu cầu từ hệ thống
Trong đó (*) là trường thông tin bắt buộc người tra cứu phải điền thông tin chính xác
Bước 5: Xác nhận bằng cách tích mã capcha hoặc nhập mã OTP
Bước 6: Nhấn tra cứu và nhận kết quả trả về từ hệ thống.
Hiện nay để đảm bảo tính bảo mật thông tin của người dùng, trong một số chức năng tra cứu người tra cứu cần nhập mã OTP xác nhận được gửi về email đăng ký hoặc số điện thoại đã đăng ký với cơ quan BHXH.
Cách tra cứu bhxh trên ứng dụng vssid
2.2 Tra cứu bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VssID
VssID là ứng dụng Bảo hiểm xã hội số do cơ quan BHXH Việt Nam xây dựng và phát triển. Để kiểm tra thông tin bảo hiểm xã hội cá nhân thông qua app VssID, người tra cứu cần cài đặt ứng dụng VssID trên nền tảng thiết bị điện thoại di động và đăng nhập ứng dụng sử dụng tài khoản bảo hiểm xã hội cá nhân. Với cách này người tra cứu sẽ không cần phải nhập mã OTP để xác nhận.
Đây cũng là cách tra cứu quá trình đóng bhxh không cần mã OTP chính xác nhất hiện nay.
Cách tra cứu BHXH online trên VssID được thực hiện như sau:
Bước 1: Đăng nhập ứng dụng VssID bằng cách nhập tên tài khoản đồng thời là mã BHXH và mật khẩu.
Bước 2: Tại giao diện “Quản lý cá nhân” người lao động nhấn chọn “Quá trình tham gia” hoặc “Thông tin hưởng” của mình và nhận kết quả ngay sau đó.
Bước 3: Tại giao diện “Tra cứu” người lao động nhấn chọn tra cứu các thông tin BHXH khác như: tra cứu mã số BHXH; tra cứu cơ quan bảo hiểm; tra cứu CSKCB cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH; tra cứu đơn vị tham gia BHXH; tra cứu điểm thu, đại lý thu.
Bước 4: Nhập dữ liệu tra cứu tương ứng, nhấn tra cứu
Bước 5: Nhận kết quả tra cứu tương ứng với từng mục tra cứu.
Người lao động tra cứu thông tin BHXH nào cần nhập đầy đủ các dữ liệu tra cứu theo điều hướng mà App đã cài đặt sẵn. Ngoài ra người lao động còn có thể tra cứu các thông tin liên quan đến BHYT tương tự như tra cứu trên cổng thông tin điện tử của Cơ quan BHXH Việt Nam.
2.3 Tra cứu bảo hiểm xã hội qua Zalo
Zalo là ứng dụng nhắn tin và gọi điện thoại miễn phí của Việt Nam trên nền tảng di động và máy tính. Bên cạnh đó Zalo có thêm tính năng Official account (OA) cho phép người dùng theo dõi các chủ đề mà bạn quan tâm.
Để kiểm tra thông tin bhxh của cá nhân thông qua ứng dụng Zalo. Người tra cứu thực hiện theo hướng dẫn sau:
Các bước tra cứu BHXH qua ứng dụng Zalo trên điện thoại
Bước 1: Đăng nhập Zalo cá nhân trên thiết bị điện thoại di động hoặc máy tính
Bước 2: Tại phần “tìm kiếm” người dùng search “Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội” chọn OA của BHXH Hà Nội.
Lưu ý là chức năng dịch vụ tiện ích này hiện nay chỉ có trên kênh Zalo của một số cơ quan BHXH.
Bước 3: Tại mục dịch vụ => nhấn chọn “tiện ích” => chọn chức năng tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội tương ứng.
Để “tra cứu mã số BHXH” của cá nhân, bạn thực hiện các bước như trên đến mục “tiện ích” => Chọn “tra cứu mã số BHXH” => bạn điền đầy đủ thông tin, các mục đánh dấu (*) là bắt buộc => Xác nhận mã Capcha => Nhận kết quả.
Hướng dẫn cách tra kiểm tra mã số BHXH qua ứng dụng Zalo
Người tra cứu thông tin BHXH trên ứng dụng Zalo vẫn cần xác nhận bằng mã OTP và mã capcha trong một số tiện ích tra cứu để nhằm bảo mật thông tin tra cứu. Nếu bạn chưa cài đặt ứng dụng VssID thì đây là một sự lựa chọn thay thế khi thực hiện tra cứu trên điện thoại di động.
2.4 Tra cứu BHXH online qua Tổng đài BHXH
Người tra cứu có thể thực hiện kiểm tra thông tin về việc tham gia đóng BHXH của mình bằng cách gọi điện thoại trực tiếp đến số hotline tổng đài chăm sóc khách hàng của cơ quan BHXH Việt Nam 1900 9068 và làm theo hướng dẫn từ người tư vấn để được hỗ trợ. Với cách tra cứu online này người tra cứu cần thiết phải có một số thông tin như thẻ CCCD, mã định danh, số điện thoại chính chủ, mã số BHXH… trong trường hợp tư vấn viên cần người tra cứu cung cấp thêm thông tin.
Chú ý: Từ 3/3/2023 BHXH Việt Nam chính thức tạm dừng dịch vụ tra cứu BHXH qua tin nhắn đến đầu số 8079
3. Tra cứu bảo hiểm xã hội trực tiếp
Tra cứu trực tiếp là phương pháp tra cứu truyền thống, người tra cứu có thể xem thông tin trực tiếp trên thẻ bảo hiểm y tế hoặc sổ BHXH để biết được một số thông tin mà người tham gia BHXH cần.
Nhược điểm của cách tra cứu này là thông tin tra cứu bị hạn chế và người tra cứu chỉ có thể thể xem được những thông tin được ghi trên sổ BHXH hoặc thẻ BHYT. Cụ thể cách xem thông tin như sau:
3.1 Tra cứu BHXH trên sổ bảo hiểm xã hội
Sổ bảo hiểm xã hội là giấy tờ quan trọng đối với người tham gia BHXH, là căn cứ để cơ quan BHXH giải quyết hưởng các chế độ BHXH của người tham gia.
Hiện nay việc giữ và quản lý sổ BHXH do người có sổ tự quản quy định tại Khoản 2, Điều 18, Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Do đó người tra cứu hoàn toàn có thể kiểm tra các thông tin trực tiếp ghi trên sổ BHXH của mình như: tra mã bảo hiểm xã hội, quá trình đóng bảo hiểm xã hội, mức đóng bảo hiểm tại công ty cũ, cơ quan BHXH tham gia…
Tuy nhiên điểm hạn chế của cách tra cứu này là chỉ cập nhật đến thời điểm chốt sổ gần nhất của người lao động mà không thể hiện được quá trình đóng bhxh hiện tại. Bên cạnh đó, tính bảo mật của phương pháp này không cao và ai cầm sổ cũng có thể xem được thông tin ghi trên sổ.
3.2 Tra cứu mã số bảo hiểm xã hội thông qua thẻ bảo hiểm y tế
Với cách tra cứu này sẽ chỉ giúp người tra cứu biết được mã số bảo hiểm xã hội của mình. Cụ thể cách kiểm tra mã số BHXH cá nhân như sau:
Tra cứu mã BHXH căn cứ vào thông tin mã thẻ BHYT in tại mặt trước của thẻ:
-
Đối với thẻ BHYT mẫu mới: Mã BHXH là mã thẻ BHYT (gồm 10 ký tự số) in trên mặt trước của thẻ.
-
Đối với thẻ BHYT mẫu cũ: Mã thẻ BHXH là mã gồm 10 ký tự cuối trong dãy mã số thẻ BHYT.
Cách lấy mã bảo hiểm xã hội trên thẻ BHYT.
Lưu ý: Thẻ BHYT mẫu mới được cấp cho người tham gia từ ngày từ ngày 1/4 /2021 theo Quyết định số 1666/QĐ-BHXH ban hành ngày 3/12/2020 của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Cách tra cứu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội
Tra cứu quá trình tham gia BHXH giúp người tham gia kiểm tra được tổng thời gian tham gia BHXH được bao lâu? dùng làm căn cứ quan trọng để tính hưởng các chế độ BHXH 1 lần, hưởng lương hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp… hiện nay người tham gia có thể tra cứu quá trình đóng BHXH theo những cách sau đây:
3.1 Tra cứu quá trình đóng BHXH trên Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam
Người tra cứu quá trình tham gia BHXH trên website của BHXH Việt Nam thực hiện các bước sau:
Tra cứu thời gian đóng BHXH được bao lâu trên cổng thông tin điện tử của cơ quan BHXH Việt Nam
Bước 1: Truy cập cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Bước 2: Chọn chức năng “Tra cứu trực tuyến”
Bước 3: Chọn tiện ích “Tra cứu quá trình tham gia BHXH” (2)
Bước 4: Nhập các thông tin cần thiết theo yêu cầu.
Bước 5: Nhận kết quả tra cứu.
Lưu ý: Khi nhập dữ liệu về thời gian tra cứu, cần nhập thời gian bắt đầu tham gia BHXH đến thời điểm hiện tại tra cứu để không bỏ sót tất cả các tháng tham gia BHXH.
3.2 Tra cứu quá trình tham gia BHXH trên VssID
Tra cứu quá trình tham gia BHXH giúp người tham gia biết được các thông tin gồm có:
-
Tổng thời gian người lao động tham gia BHXH.
-
Tổng thời gian chậm đóng BHXH, BHTN
-
Chi tiết các khoảng thời gian mà người lao động đóng BHXH tại mỗi đơn vị sử dụng lao động.
-
Mẫu giấy xác nhận đóng BHXH C14-TS của cơ quan BHXH nơi lao động đang tham gia.
Các bước tra quá trình tham gia BHXH được thực hiện như sau:
Tra cứu quá trình tham gia BHXH trên app VssID
Bước 1: Đăng nhập VssID bằng tài khoản BHXH của người tra cứu
Bước 2: Tại chức năng “Quản lý cá nhân” (1) chọn “Quá trình tham gia”(2)
Bước 3: Nhận kết quả (3) và kiểm tra các thông tin cần tra cứu và mẫu C14-TS(4)
Như vậy, có thể thấy tra cứu thời gian tham gia BHXH thông qua ứng dụng VssID có nhiều lợi thế hơn cả, không chỉ nhanh và thuận tiện mà còn đảm bảo chính xác nhờ có Mẫu C14-TS giấy xác nhận đóng BHXH từ cơ quan BHXH người tham gia có thể kiểm tra được toàn bộ thông tin về quá trình đóng BHXH của bản thân.
3.2.1 Tra cứu thời gian chưa đóng BHXH trên VssID
Từ ngày 14/03/2023 Trung tâm Công nghệ thông tin của BHXH Việt Nam đã hoàn thành điều chỉnh và nâng cấp ứng dụng VssID lên phiên bản 1.6.5 đồng thời bổ sung thêm tính năng hiển thị thời gian chậm đóng BHXH, BHTN của người tham gia.
Tra cứu tổng thời gian chậm đóng BHXH trên VssID
Như vậy để tra cứu thời gian chưa đóng BHXH, người tham gia có thể kiểm tra tổng thời gian chậm đóng của mình tại chức năng Quản lý cá nhân > Quá trình tham gia trên ứng dụng VssID.
4. Tra cứu đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội
Trong một vài trường hợp người lao động muốn tra cứu đơn vị mình đang làm hoặc đơn vị mình ứng tuyển sắp tới có tham gia BHXH không có thể tra cứu trực tiếp theo cách sau.
Bước 1: Truy cập cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam
Bước 2: Trên giao diện chính nhấn chọn mục “Tra cứu trực tuyến”
Bước 3: Trên menu “Tra cứu trực tuyến” nhấn chọn vào mục “Tra cứu đơn vị tham gia BHXH”.
Bước 4: Nhập các dữ liệu cần thiết gồm: Tỉnh thành; Cơ quan BHXH; Mã đơn vị; Tên đơn vị; Mã số thuế rồi tích chọn “Tôi không phải người máy”
Bước 5: Nhấn “Tra cứu” và nhận kết quả
Nhập dữ liệu cần thiết để tra cứu đơn vị tham gia BHXH.
Lưu ý: Các ô có đánh dấu (*) là các ô bắt buộc phải nhập, thông tin nhập càng chi tiết kết quả trả về sẽ là kết quả tối ưu nhất.
Trong trường hợp thông tin nhập không chính xác thì sẽ không hiển thị kết quả tra cứu.
5. Tại sao tra cứu mã số bảo hiểm xã hội không được?
Trong nhiều trường hợp khi tra mã số bảo hiểm xã hội không được có thể do một số các nguyên nhân sau:
Trường hợp 1: Người lao động nhập sai dữ liệu cá nhân để tra cứu, dẫn đến không tìm thấy kết quả.
=> Trong trường hợp này người lao động cần nhập lại thông tin tra cứu và kiểm tra kỹ lưỡng xem thông tin nhập đã chính xác chưa, sau đó mới tra cứu.
Trường hợp 2: Người lao động mới đăng ký tham gia BHXH, do đó dữ liệu chưa được cập nhật lên hệ thống dữ liệu của Cơ quan BHXH Việt Nam.
=> Trong trường hợp này người lao động cần chờ để cơ quan BHXH cập nhật mới có thể tra cứu mã số BHXH trên hệ thống cổng thông tin điện tử của cơ quan BHXH Việt Nam.
Trường hợp 3: Hệ thống đang bảo trì
Trường hợp hệ thống cổng thông tin điện tử của cơ quan BHXH Việt Nam đang bảo trì, người lao động sẽ không thể thực hiện bất cứ tra cứu BHXH nào.
=> Người lao động quay lại tra cứu sau khi hệ thống được bảo trì xong.
5.1 Hướng dẫn cách tra cứu mã số BHXH trên website baohiemxahoi.gov.vn
Để tra mã số bảo hiểm xã hội người lao động thực hiện truy cập cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam. Sau đó lần lượt các bước như sau:
Bước 1: Trên giao diện chính nhấn chọn mục “Tra cứu trực tuyến”
Bước 2: Trên menu “Tra cứu trực tuyến” nhấn chọn vào mục “Tra cứu mã số BHXH”
Cách lấy mã bảo hiểm xã hội cá nhân trên website BHXH Việt Nam
Bước 3: Nhập các thông tin cần thiết (lưu ý các thông tin chứa dấu (*) là các thông tin bắt buộc phải nhập.
Bước 4: Tích chọn “Tôi không phải là người máy”
Bước 5: Nhấn chọn “Tra cứu” và nhận kết quả
Như vậy bạn đã có thể tra cứu mã số BHXH một cách dễ dàng thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan BHXH Việt Nam. Trường hợp không tra cứu được cần lưu ý các nguyên nhân và có các xử lý tốt nhất.
Trong trường hợp cần gấp bạn có thể tra cứu mã số BHXH thông qua thẻ BHYT. Mã số BHXH chính là mã số của thẻ BHYT (Trường hợp người lao động đang sử dụng thẻ BHYT mẫu cũ thì mã số BHXH chính là 10 ký tự cuối cùng trong dãy mã số BHYT của người tham gia).
Trên đây là bài viết tổng hợp 05 cách tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội có sẵn và hoàn toàn miễn phí do cơ quan BHXH Việt Nam cung cấp để tra cứu. Bảo hiểm xã hội điện tử eBH mong rằng có thể mang lại cho Quý độc giả những thông tin cần thiết và hữu ích nhất.