Áp xe là một tình trạng viêm nhiễm, đôi khi còn gọi là nhọt. Vết thương áp xe nên được chú ý chăm sóc ngay từ sớm. Một số kiến thức cơ bản sau sẽ giúp bạn có thể tự chăm sóc áp xe ngay tại nhà.
1. Vết thương áp xe nguy hiểm như thế nào?
Các tổn thương da có thể là cơ hội thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Khi bị vi khuẩn tác động, quá trình viêm tự nhiên sẽ diễn ra. Áp xe xảy ra khi vi khuẩn bị mắc kẹt dưới da và bắt đầu phát triển. Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ khởi phát quá trình viêm tại vị trí tổn thương. Viêm làm hình thành mủ. Đó là kết quả phản ứng của hệ miễn dịch với vi khuẩn.
Áp xe có thể xảy ra khi bị côn trùng cắn, lông mọc ngược, tuyến dầu bị tắc, mụn nhọt, u nang hoặc vết thương thủng. Bạn có thể bị áp xe ở bất cứ đâu trên cơ thể. Một số áp xe da nhỏ có thể tiêu tự nhiên và khỏi bệnh mà không cần điều trị. Tuy nhiên đối với những ổ áp xe da lớn hơn hoặc dai dẳng, cần phải có những biện pháp chăm sóc thích hợp. Các vết áp xe nếu không được chú ý chăm sóc hợp lý sẽ dẫn tới nhiều hậu quả.
1.1. Viêm nhiễm lan rộng
Ở một mức độ nào đó, khi lượng vi khuẩn phát triển đủ mạnh sẽ thắng được miễn dịch. Tình trạng viêm có thể trở nên trầm trọng hơn. Mủ và các dịch sinh ra trong quá trình viêm có thể tích tụ tại vị trí áp xe. Bạn sẽ cảm thấy đau nhức và đặc biệt là tình trạng sưng đỏ lan rộng. Đó là khi ổ viêm không còn được kiểm soát như ban đầu. Khi đó cần phải can thiệp y tế nếu như bạn không muốn sức khỏe bị ảnh hưởng.
Một số biểu hiện rõ ràng trong trường hợp này có thể kể tới là sốt. Sốt là một phản ứng bảo vệ cơ thể, và nó cũng cho biết tình trạng nhiễm trùng. Các cơn sốt kèm theo ớn lạnh. Vị trí áp xe chảy dịch mủ màu trắng và cứng lại.
1.2. Áp xe lan sang vị trí khác
Vi khuẩn ở ổ áp xe hoàn toàn có khả năng lây lan sang các vùng cơ thể khác. Các hoạt động hằng ngày hay việc tiếp xúc với ổ áp xe có thể đưa vi khuẩn đi khắp cơ thể. Một vết áp xe đã khiến bạn cảm thấy phiền phức rồi. Chắc chắn bạn không muốn thêm khó chịu bởi những ổ áp xe khác nữa. Điều nguy hiểm nhất trong trường hợp này là vi khuẩn đi sâu vào cơ thể. Khi đó tình hình sẽ nguy hiểm hơn. Lượng vi khuẩn này hoàn toàn có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn. Đây được coi như là biến chứng khó điều trị nhất và tỉ lệ tử vong cao. Việc chăm sóc và điều trị ngay từ sớm làm cho vi khuẩn không thể phát triển và lây lan. Tình trạng viêm nhiễm sẽ được kiểm soát trước khi nó có thể gây nguy hiểm.
1.3. Lây lan trong gia đình
Nếu bạn sống cùng người thân, khả năng lây lan của áp xe sang cơ thể khác hoàn toàn có thể xảy ra. Những tiếp xúc hằng ngày hay dùng chung vật dụng có thể làm vi khuẩn phát tán. Với một cơ thể khỏe mạnh, điều này có thể không lo ngại. Tuy nhiên, trong trường hợp người ở cùng có miễn dịch yếu hoặc lượng vi khuẩn đủ lớn, bệnh có thể lây chéo.
1.4. Tái viêm nhiễm
Áp xe có thể tự khỏi. Tuy nhiên trong một số trường hợp, vi khuẩn vẫn có thể tồn tại ở vị trí áp xe. Lượng vi khuẩn này có thể chưa gây nguy hiểm. Nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi, chúng có thể sinh sôi và làm tái phát áp xe. Việc chăm sóc xử lý ổ áp xe có thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn. Bạn sẽ phòng ngừa được tình trạng tái nhiễm.
2. Ba bước hiệu quả để chăm sóc vết thương áp xe
Điều quan trọng là bạn phải tiến hành xử lý ổ áp xe càng sớm càng tốt. Khi đó tình trạng viêm nhiễm vẫn còn ít, việc chăm sóc hoàn toàn đơn giản. Bạn hoàn toàn có thể không cần đến sự can thiệp của bác sĩ, hoàn toàn tự thực hiện được ngay tại nhà bằng 3 bước đơn giản:
Bước 1: Rửa tay
Rửa tay trươc khi tiến hành chăm sóc vết áp xe
Rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn. Nên làm điều này hằng ngày và đặc biệt trước khi tiến hành chăm sóc ổ áp xe. Điều này giúp làm sạch tay, tránh đưa thêm vi khuẩn đến vị trí tổn thương. Rửa tay thường xuyên cũng là một cách giúp hạn chế lây lan vi khuẩn từ ổ áp xe.
Bước 2: Loại bỏ mủ viêm tại ổ áp xe
Trong trường hợp áp xe nhẹ, bạn có thể tự thực hiện loại bỏ mủ viêm tại nhà bằng cách chườm ấm. Đây là một trong những biện pháp khắc phục áp xe tại nhà tốt nhất mà bạn có thể áp dụng.
Nhiệt giúp tăng lưu thông máu. Chườm ấm vị trí áp xe giúp tăng tuần hoàn tại đó. Máu mang nhiều tế bào bạch cầu và kháng thể đến vị trí viêm hơn. Khả năng miễn dịch được tăng cường chống lại vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng. Biện pháp này cũng giúp mở rộng ổ áp xe để tiến hành sát trùng loại bỏ vi khuẩn.
Cách chườm ấm cho ổ apxe:
- Chuẩn bị một miếng gạc y tế hoặc khăn sạch, làm ấm.
- Đắp miếng gạc ấm lên khu vực áp xe trong 20 phút.
- Lưu ý không dùng nước nóng quá.
- Không ấn vào áp xe hoặc cố gắng mở nó bằng kim. Hành động này đẩy vi khuẩn vào sâu hơn hoặc vào máu.
Sau khi đủ “chín” thì mủ, dịch có thể tự chảy ra ngoài. Bạn có thể nặn nhẹ để làm sạch mủ hoàn toàn.
Trường hợp áp xe nặng, bạn cần sự can thiệp của bác sĩ. Bạn nên đến bệnh viện để rạch lưu dẫn mủ.
Bước 3: Sát khuẩn
Sát khuẩn giúp loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng
Đây là bước chăm sóc quan trọng nhất để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Các dung dịch sát khuẩn sẽ tiêu diệt vi khuẩn ở ổ áp xe. Việc lựa chọn được dung dịch phù hợp có thể cải thiện thời gian hồi phục tổn thương và tránh vi khuẩn quay trở lại hình thành ổ áp xe mới. Các dung dịch sát khuẩn phải đáp ứng được tiêu chí:
- Khả năng diệt khuẩn tốt
- Không gây đau rát
- Không tổn thương tế bào lành
- Không độc hại, dễ sử dụng
3. Bộ sản phẩm Dizigone – Giải pháp chăm sóc vết thương áp xe hiệu quả tại nhà
Trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch sát khuẩn khác nhau. Mỗi sản phẩm đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Tại sao nên chọn dung dịch sát khuẩn Dizigone?
Dizigone – là dòng dung dịch kháng khuẩn NHANH, MẠNH và AN TOÀN. Với việc ứng dụng công nghệ kháng khuẩn EMWE® tiên tiến từ Châu Âu, sản phẩm đáp ứng được nhiều tiêu chí của một dung dịch sát khuẩn
.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có các can thiệp y khoa nếu bạn nhận thấy những triệu chứng của nhiễm trùng. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 19009482 để được tư vấn kỹ hơn về trường hợp của bạn.
Tham khảo: https://www.drugs.com/