Bệnh trầm cảm ở phụ nữ: 6 giai đoạn cuộc đời dễ mắc phải

2. Hội chứng tiền kinh nguyệt

Dấu hiệu dễ nhận biết của hội chứng tiền kinh nguyệt (premenstrual syndrome – PMS) bao gồm: đầy bụng, đau nhức ngực, đau đầu, lo lắng, khó chịu và buồn bã bất chợt.

Một số người sẽ có các triệu chứng nghiêm trọng và mệt mỏi đến mức gián đoạn cả học hành, công việc, mối quan hệ và nhiều vấn đề khác. Khi đó, PMS có thể chuyển biến thành rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (premenstrual dysphoric disorder – PMDD). Đây là một dạng trầm cảm cần được điều trị.

Mối liên hệ chính xác giữa trầm cảm và PMS vẫn chưa rõ ràng. Giả thuyết đưa ra là những thay đổi theo chu kỳ của estrogen, progesterone và các hormone khác có thể phá vỡ chức năng của các hóa chất trong não như serotonin kiểm soát tâm trạng. Những đặc điểm di truyền, trải nghiệm sống và các yếu tố khác cũng có thể dẫn đến trầm cảm.

3. Bệnh trầm cảm ở phụ nữ mang thai

Sự thay đổi hormone đột ngột trong suốt thai kỳ có thể ảnh hưởng đến tâm lý của phụ nữ. Ngoài ra, phụ nữ mang thai còn phải đối diện với một số vấn đề khác có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm, bao gồm:

  • Có thai ngoài ý muốn
  • Không nhận được sự trợ giúp
  • Xung đột trong các mối quan hệ
  • Sự thay đổi về lối sống, công việc hay một số nhân tố gây stress khác
Rất hay:  6 tư thế cho trẻ bú đúng cách, không lo sặc và bú được nhiều sữa nhất

4. Bệnh trầm cảm chu sinh (trầm cảm ở phụ nữ sau sinh)

Nhiều bà mẹ trẻ cảm thấy buồn bã, giận dữ, cáu kỉnh và khóc lóc sau khi sinh. Những cung bậc cảm xúc này còn được gọi là hội chứng buồn chán sau sinh. Đây là tình trạng bình thường và có xu hướng giảm dần trong vòng 1 – 2 tuần.

Tuy nhiên, nếu cảm xúc buồn chán ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài thì có thể là trầm cảm sau sinh. Triệu chứng trầm cảm chu sinh thường là:

  • Có ý nghĩ tự sát
  • Suy nghĩ làm hại con bạn
  • Tâm trạng luôn bất ổn
  • Lo lắng hoặc cảm thấy tê liệt
  • Khó ngủ, ngay cả khi không bị quấy nhiễu
  • Không có khả năng chăm sóc em bé
  • Khóc thường xuyên hơn bình thường
  • Thường xuyên cảm thấy tự ti hoặc tự dằn vặt bản thân.

5. Bệnh trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh

Nguy cơ trầm cảm có thể tăng trong giai đoạn chuyển sang mãn kinh, giai đoạn gọi là tiền mãn kinh. Đây là giai đoạn mà nồng độ hormone có thể dao động thất thường. Nguy cơ trầm cảm cũng có thể tăng trong thời kỳ mãn kinh sớm hoặc sau mãn kinh khi nồng độ estrogen giảm đáng kể.

6. Bệnh trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh

Sự suy giảm nồng độ estrogen trong cơ thể phụ nữ khi bước qua giai đoạn tiền mãn kinh đến mãn kinh có thể góp phần vào những thay đổi về cảm xúc như buồn bã, cáu kỉnh, mệt mỏi, khó tập trung và thay đổi tâm trạng. Tuy nhiên, chưa có nhiều bằng chứng cho thấy mãn kinh gây ra trầm cảm. Trong các nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng 20% phụ nữ có các triệu chứng trầm cảm trong thời gian này và nhiều khả năng xảy ra hơn nếu phụ nữ đã trải qua chứng trầm cảm vào những thời điểm khác trong cuộc đời.

Rất hay:  8 Cách nhận biết tinh trùng loãng hay đặc

Ngoài ra, những yếu tố sau đây có thể làm tăng rủi ro dẫn đến bệnh trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh: