Đau dạ dày về đêm là do đâu?

Đau dạ dày về đêm nếu kéo dài thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng lớn trong sinh hoạt và giấc ngủ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những nguyên nhân gây ra hiện tượng này và cách ngăn ngừa để để dạ dày luôn khỏe mạnh.

1. Nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày về đêm

1.1. Đau dạ dày về đêm do thói quen xấu trong ăn uống

Đây có thể coi là nguyên nhân rất thường gặp ở những người mắc phải chứng đau dạ dày vào ban đêm. Những thực phẩm dưới đây được coi là “thủ phạm” gây ra tình trạng này:

– Thực phẩm ôi thiu, bị mốc: Đây là môi trường tạo điều kiện cho các loại nấm và vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Khi những loại thực phẩm này vào dạ dày sẽ gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm và khiến bụng đau dữ dội. Bên cạnh đó còn kèm theo các triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn.

– Thực phẩm khó tiêu: Các món chiên rán, nhiều dầu mỡ, chất béo và đồ cay nóng nếu ăn vào buổi tối sẽ làm cho quá trình tiêu hóa trở nên nặng nề hơn. Lúc này dạ dày phải tiết ra lượng acid nhiều hơn bình thường để tiêu hóa. Từ đó, gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng âm ỉ.

– Ăn tối quá no: Khi ăn quá no buổi tối sẽ làm cho lượng thức ăn tồn đọng nhiều trong dạ dày tạo ra những cơn đau khó chịu. Ngoài ra, các thức ăn sẽ lên men làm lượng acid trong dạ dày tăng cao, từ đó hình thành các vết loét.

Rất hay:  Cách gửi tiền/nạp tiền vào tài khoản thẻ ATM ngân hàng Agribank

1.2. Do mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày

Đau dạ dày ban đêm do mắc phải các bệnh liên quan đến dạ dày như sau:

– Bệnh viêm loét dạ dày: Thường thì cơn đau có thể dữ dội hơn sau khi ăn cũng như khi dạ dày bị rỗng. Ban đêm thường là khoảng thời gian dài nhất giữa các bữa ăn nên bệnh nhân sẽ cảm thấy cơn đau trở nên dai dẳng hơn.

– Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Tình trạng trào ngược là kết quả của việc ăn quá no, nằm ngay sau khi ăn hoặc ăn các thức ăn khó tiêu. Khi đó lượng acid trong dạ dày quá lớn khiến thức ăn trào ngược lên thực quản gây ra các triệu chứng như: ợ hơi, ợ chua, bỏng rát vùng xương ức, bụng đau cồn cào. Nếu hiện tượng này kéo dài sẽ dẫn đến viêm loét thực quản.

– Hội chứng ruột kích thích: Những người mắc phải hội chứng ruột kích thích thường có triệu chứng đầy hơi, chướng bụng sau mỗi bữa ăn. Khi ăn nhiều vào buổi tối sẽ – khiến tình trạng bị trầm trọng và gây đau dạ dày.

– Bệnh Crohn: Đây cũng là một trong những bệnh gây đau dạ dày ban đêm. Bệnh Crohn là tình trạng viêm niêm mạc hệ tiêu hóa. Từ đó gây nên các cơn đau bụng, sụt cân, cơ thể mệt mỏi.

1.3. Do chế độ công việc và nghỉ ngơi không hợp lý

Khi thức khuya sẽ khiến cho dạ dày làm việc nhiều hơn. Đây đáng lẽ là thời gian chúng được nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động mệt mỏi. Lúc này dạ dày sẽ rơi vào tình trạng quá tải do hoạt động quá mức, từ đó gây ra các cơn đau dạ dày vào ban đêm.

Rất hay:  Cách đăng ký Vioedu - Học trực tuyến cùng chất lượng và tiện lợi

Bên cạnh đó, khi tinh thần chúng ta bị căng thẳng và lo âu sẽ khiến dạ dày tiết ra acid nhiều hơn gây nên loét dạ dày và tạo ra các cơn đau về đêm.

1.4. Đau dạ dày về đêm do một số bệnh lý khác

Một số bệnh lý dưới đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày về đêm:

– Sỏi mật: Sỏi mật sẽ bị tắc tại ống mật gây ra những cơn đau dữ dội liên tục ở phía dạ dày. Cơn đau có thể kèm theo các triệu chứng buồn nôn, nôn, sốt cao, vàng da, vàng mắt và đi ngoài phân có màu trắng.

– Sỏi thận: Khi viên sỏi đi vào niệu quản thì người bệnh sẽ xuất hiện cơn đau nhói đột ngột ở lưng. Nhanh chóng cơn đau sẽ lan đến dạ dày và vùng bụng.

– Thiếu máu cơ tim: Tình trạng này rất hiếm khi xảy ra, những người khi bị thiếu máu cơ tim có thể dẫn đến đau dạ dày.

– Viêm ruột thừa: Cơn đau viêm ruột thừa bắt đầu xuất hiện ở vùng xung quanh rốn, sau đó di chuyển xuống phía dưới bên phải, cơn đau nghiêm trọng hơn khi cử động. Do đó, cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế để cấp cứu. Tránh để lâu ruột thừa vỡ ra gây viêm phúc mạc, nguy hiểm đến tính mạng.

2. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng đau dạ dày về đêm kéo dài trên nhiều giờ hoặc xảy ra nhiều lần trong một tuần thì bạn nên đi gặp bác sĩ ngay để thăm khám và có kế hoạch điều trị.

Rất hay:  Gợi Ý Top 25 them tiếng anh là gì [Quá Ok Luôn]

Bên cạnh đó khi xuất hiện cơn đau dạ dày về đêm kèm theo các triệu chứng sau đây thì cũng cần đến ngay cơ sở y tế ngay để được xử lý kịp thời:

– Đau dạ dày dữ dội không rõ nguyên nhân, cơn đau liên tục không thuyên giảm kể cả khi đã dùng thuốc.

– Sốt cao

– Chướng bụng, đau khi chạm vào

– Bị vàng mắt, vàng da.

– Buồn nôn, nôn ra máu

– Đi ngoài có máu trong phân

– Đau dạ dày khi đang mang thai.

3. Phòng ngừa đau dạ dày về đêm

Để phòng ngừa đau dạ dày về đêm, người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây:

– Luôn tạo cho mình một tinh thần thoải mái, hạn chế bị căng thẳng. Cân bằng giữa chế độ làm việc và nghỉ ngơi sao cho phù hợp

– Tránh tình trạng ăn quá no trước giờ đi ngủ;

– Nên nằm trong tư thế đầu cao khi ngủ;

– Tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, uống cà phê, rượu bia vào ban đêm.

Đau dạ dày về đêm không chỉ là dấu hiệu của bệnh tiêu hóa mà còn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh nguy hiểm khác. Do vậy, khi thường xuyên bị đau, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh để lâu gây biến chứng và nguy hiểm cho bản thân.