4 Cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em ngay tại nhà – Unica

Trẻ em đổ mồ hôi đầu khiến nhiều bậc phụ huynh đặc biệt lo lắng. Nếu cha mẹ đang băn khoăn không biết nguyên nhân cũng như cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em như thế nào, thì hãy cùng UNICA đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Các loại mồ hôi ở trẻ nhỏ

Trẻ đổ mồ hôi vào ban đêm dù thời tiết lạnh là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị viêm đường hô hấp, viêm phổi. Có 2 loại mồ hôi trộm bệnh lý:

1. Mồ hôi trộm bệnh lý

Trẻ em ra mồ hôi trộm ở đầu do bệnh lý phổ biến gặp ở những trẻ còi xương, thiếu vitamin D, các bệnh nhiễm khuẩn. Nếu hiện tượng này diễn ra trong thời gian lâu thì trẻ dễ bị suy kiệt.

Dấu hiệu của một dứa trẻ bị mồ hôi do bệnh ký đó là mồ hôi ra nhiều kèm với các dấu hiệu của bệnh lý như quấy khóc, cáu kỉnh.

>>> Xem ngay: 6 Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bằng bài thuốc dân gian

Mồ hôi trộm bệnh lý gặp ở trẻ thiếu vitamin D

2. Mô hôi trộm sinh lý

Trẻ bị đổ mồ hôi trộm là vì sự trao đổi chất ở trẻ diễn ra thêm một chút hưng phấn và kích thích. Mồ hôi sinh lý thường diễn ra nhiều ở cổ và đầu, diễn ra khi trẻ ngủ say từ 30 đến 60 phút. Loại mồ hôi này thường không gây hại nhiều cho sức khỏe của trẻ nên bố mẹ không cần quá lo lắng.

Nguyên nhân đổ mồ hôi đầu ở trẻ

Trước khi áp dụng những cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em đơn giản mà hiệu quả, các mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh đồ mồ hôi dầu ở trẻ, cụ thể như sau:

1. Do chứng tăng tiết mồ hôi

Đối với trẻ em, khi cơ thể đang phát triển, mọi hoạt động chuyển hóa mạnh, vì vậy tình trạng tăng tiết mồ hôi xảy ra nhiều hơn. Không giống như da của người lớn thường tiết mồ hôi ở tay, chân, nách.. thì đối với trẻ em khu vực đổ mồ hôi nhiều nhất là ở đầu. Do đó, khi trẻ chạy nhảy, bị sốt hoặc trong lúc ngủ trẻ thường đổ mồ hôi nhiều nhất ở đầu.

cach-tri-do-mo-hoi-dau-o-tre-em.jpg

Khi trẻ bị sốt hoặc trong lúc ngủ trẻ thường đổ mồ hôi nhiều nhất ở đầu

2. Trẻ vui chơi và hoạt động mạnh

Khi trẻ tham gia các hoạt động mạnh, cần dùng nhiều sức, hiện tượng đổ mồ hôi sẽ xuất hiện để làm mát và điều hòa thân nhiệt. Ngoài ra, nhiệt độ môi trường quá cao cũng khiến bé bị đổ mồ hôi ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.

Rất hay:  Cách lấy mật khẩu wifi nhà hàng xóm bên cạnh trên điện thoại & laptop

3. Trẻ bị rối loạn hoạt động hệ thần kinh thực vật

Ở trẻ em, hệ thần kinh thực vật kém hơn người lớn do trẻ chưa phát triển toàn diện. Vì vậy, trẻ thường hay bị rối loạn tạm thời khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi đầu hơn mức bình thường.

4. Trẻ bị thiếu một số dưỡng chất quan trọng

Khi trẻ thiếu vitamin D, canxi sẽ gây những biểu hiện như quấy khóc, biếng ăn, và đổ mồ hôi đầu. Ngoài ra, việc thiếu dưỡng chất cũng khiến cho trẻ khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Nếu tình trạng thiếu chất không được khắc phục có thể khiến trẻ chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng…

5. Nhiệt độ phòng quá cao

Nhiệt độ cơ thể của trẻ nhỏ thường nóng hơn so với những người bình thường. Chính vì thế, rất nhiều bà mẹ luôn có tâm lý sợ con mình bị lạnh nên thường mặc quá nhiều quầ áo khiến bé bị đổ mồ hôi vùng đầu, lưng. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Vì thế mẹ nên để nhiệt độ phòng cho thích hợp để bé luôn cảm thấy thoáng mát, dễ chịu.

6. Trẻ đang mắc vấn đề về tim

Đối với một số trẻ đang gặp phải một số vấn đề về tim như: van tim hẹp, hay tim bẩm sinh thì sẽ hay gặp phải tình trạng đổ mồ hôi đầu do tim phải hoạt động nhiều hơn bình thường để thưc hiện chức năng bơm máu đến các bộ phận khác trong cơ thể.

7. Trẻ nằm ở tư thế bú quá lâu

Khi cho trẻ bú, mẹ phải giữ cố định phần đầu trong khoảng thời gian từ 15-30 phút/1 cữ bú. Hơn nữa, nửa khuôn mặt của bé sẽ được áp vào bầu sữa nóng của mẹ. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến bé ra nhiều mồ hôi đầu trong khi bú sữa mẹ.

8. Trẻ bị tăng tuyến mồ hôi

Với những trẻ gặp phải bệnh lý tăng tuyến mồ hôi thì có thể đổ mồ hôi đầu thường xuyên ngay cả khi ngồi trong không gian thông thoáng với nhiệt độ mát mẻ. Với bệnh lý này, bố mẹ không cần quá lo lắng bởi trẻ sẽ tự hết khi lớn lên và không gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển và hoạt động thường ngày của trẻ.

>>> Xem ngay: Đổ mồ hôi trộm ở trẻ ? Nguyên nhân và cách điều trị

Thiếu chất là nguyên nhân khiến cho trẻ bị ra mồ hôi

Rất hay:  6 cách massage dương vật giúp tăng kích thước, TO DÀI cậu nhỏ

Cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em hiệu quả

1. Cho trẻ tắm nắng

Cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em hiệu quả nhất là cho trẻ tắm nắng. Việc này sẽ bổ sung vitamin D cho trẻ nhờ đó mà tình trạng đổ mồ hôi đầu ở trẻ được khắc phục hiệu quả. Tuy nhiên, khi cho trẻ tắm nắng, mẹ cần chú ý đến những điều sau để bảo đảm an toàn cho con yêu:

– Trẻ trên 10 ngày tuổi mới được tắm nắng.

– Thời gian tắm nắng cho bé vào mùa đông từ 9 – 10 giờ sáng và 15 – 17 giờ chiều. Đối với mùa hè, mẹ nên tắm nắng cho trẻ từ 6 – 9 giờ sáng và tuyệt đối không được cho trẻ tắm vào buổi trưa hoặc chiều tối, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con yêu.

– Mẹ nên cho trẻ tắm nắng trong 3 ngày đầu ở nơi có bóng râm từ 10 phút, sau đó tăng dần lên 30 phút để trẻ làm quen với nhiệt độ.

– Khi cho trẻ tắm nắng, hãy để cơ thể bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Không được cho tia nắng chiếu vào mắt hoặc đầu của bé, vì những tia cực tím khá mạnh có thể khiến mắt và não của trẻ bị tổn thương.

– Chỉ nên cho trẻ tắm nắng trong 15 ngày, những ngày sau đó mẹ hãy cho bé nghỉ ngơi để tiếp tục tắm nắng nếu cần thiết.

Tắm nắng sẽ một phương pháp trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ hiệu quả

2. Giữ thân nhiệt của bé luôn được mát mẻ

Để trẻ giảm tình trạng đổ mồ hôi đầu, hằng ngày mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho trẻ. Cho trẻ vui chơi và hoạt động trong nhà hoặc ở những nơi có bóng râm. Bên cạnh đó, phòng ngủ của bé phải được thoáng mát, rộng rãi, chăn gối phải được vệ sinh sạch sẽ và duy trì nhiệt độ phòng từ 26 – 27 độ C.

3. Bổ sung dưỡng chất cho trẻ

Ngoài việc cho trẻ tắm nắng để bổ sung thêm vitamin D, mẹ cần bổ sung thêm những loại thực phẩm giàu canxi, vitamin, protein, kẽm vào thực đơn hằng ngày của con. Khi trẻ được cung cấp đầy đủ các vi dưỡng chất quan trọng, trẻ không chỉ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, mà còn làm giảm đổ mồ hôi đầu hiệu quả.

4. Sử dụng khăn mềm để thấm khô vùng ra mồ hôi

Khi thấy trẻ bị ra mồ hôi đầu, mẹ hãy dùng một chiếc khăn mềm, có khả năng thấm hút cao để lau sạch mồ hôi cho trẻ. Đây là cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ đơn giản mà không khiến mồ hôi thấm ngược vào cơ thể làm trẻ bị sốt hoặc cảm lạnh.

Rất hay:  Tác dụng của mật gấu trong sức khỏe con người

Sử dụng khăn mềm thấm mồ hôi cho trẻ

Trẻ thường xuyên bị mồ hôi đầu có nguy hiểm không?

Sau khi tìm hiểu cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em, chắc hẳn rất nhiều cha mẹ luôn băn khoăn rằng liệu bé nhà mình thường xuyên bị đổ mồ hôi trên đầu có nguy hiểm ngay không?

Việc trẻ bị đổ mồ hôi đầu là một trong những hiện tượng hay gặp ở trẻ nhỏ. Khi trẻ bị đổ mồ hôi đầu, bé sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu do mất đi một lượng nước đáng kể trong cơ thể. Nếu trẻ không được vệ sinh sạch sẽ sau khi đổ mồ hôi thì sẽ tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển. Đồng thời bé sẽ phải đối mặt với một số vấn đề khác như: ngứa ngáy do viêm da hoặc thậm chí là rôm sảy, nổi ban ngứa vùng cổ, gáy.

Một số lưu ý khi trị đổ mồ hôi đầu cho trẻ

– Vào mùa hè, mẹ hãy cho con ngủ ở khu vực rộng rãi, thoáng mát, tránh các khu vực ẩm thấp, chật hẹp sẽ khiến trẻ dễ ra mồ hôi và mắc một số bệnh.

– Không nên cho trẻ vui chơi trước giờ đi ngủ vào buổi tối, bởi vì ban đêm nhiệt độ phòng tăng lên, trẻ dễ ra mồ hôi hơn. Bên cạnh đó, không quấn quá nhiều chăn vào cơ thể khi trẻ đang ngủ.

– Trẻ ở giai đoạn này thường tinh nghịch, hoạt động nhiều nên mẹ cần bổ sung nước cho trẻ.

– Khi trẻ đang bị đổ mồ hôi mẹ tuyệt đối không được cho bé tắm ngay lúc đó. Điều mẹ cần làm là dùng khăn sạch thấm hút mồ hôi và cho bé nghỉ khoảng 10 phút rồi mới cho trẻ tắm.

Như vậy, UNICA đã chia sẻ cho các mẹ những cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em đơn giản ngay tại nhà. Việc trang bị cho mình nhiều kiến thức về chăm sóc trẻ từ khi bé còn là sơ sinh và trong suốt quá trình bé trưởng thành là cực kỳ quan trọng.

Để có thêm nhiều phương pháp nuôi dạy con hay mời bạn ghé thăm khoá học nuôi dạy con trên Unica, các chuyên gia sẽ tư vấn, chia sẻ đến các bạn những công thức nuôi con khoẻ mạnh, mẹ nhàn hơn.

Tags: Nuôi con