Nếu không muốn sử dụng chất chống mồ hôi, bạn có thể dùng khăn lau tay chứa cồn.
Cồn là chất làm se da. Khi sử dụng, nó có thể giúp bàn tay bạn tạm thời khô ráo nhờ khả năng thu nhỏ lỗ chân lông. Khăn lau tay chứa cồn khá tiện lợi để mang theo bên người. Vì thế, bạn hãy dùng nó để “ứng cứu” cho các trường hợp khẩn cấp như bắt tay đối tác hoặc nắm tay người yêu trong những buổi hẹn hò…
4. Dùng bột ngô (bắp) hoặc phấn rôm trẻ em
Vì bột ngô và phấn rôm có khả năng hấp thụ nước, nên đây là cách giảm mồ hôi tay khá đơn giản. Mỗi khi bạn cảm thấy mồ hôi đang tiết ra ở tay, chỉ cần lấy một ít bột ngô hoặc phấn rôm xoa vào lòng bàn tay.
Bạn có thể chiết bột ra một chai nhỏ để mang theo đến nơi làm việc hoặc đi bất kỳ đâu đó để sử dụng cả ngày.
>>> Bạn có thể quan tâm: Chữa bệnh ra nhiều mồ hôi – Đâu là giải pháp an toàn, hiệu quả?
5. Uống nhiều nước để kiểm soát mồ hôi tay
Cách giảm ra mồ hôi tay bằng uống nhiều nước: Người bị chảy mồ hôi tay đặc biệt cần uống nhiều nước để kiểm soát tình trạng. Khi uống nhiều nước, cơ thể bạn được làm mát. Tuyến mồ hôi cũng sẽ không hoạt động vất vả để giải phóng nhiệt lượng cho cơ thể. Nhờ vậy, bạn cũng sẽ tiết giảm lượng mồ hôi thoát ra ở lòng bàn tay. Đây là cách làm giảm mồ hôi tay đơn giản mà hiệu quả bạn có thể thử.
>>> Đcọ thêm: Mỗi ngày nên uống bao nhiêu nước? 10 lợi ích bất ngờ khi bạn uống đủ nước
6. Thay đổi chế độ ăn và thanh lọc cơ thể
Chế độ ăn uống có tác động trực tiếp đến lượng mồ hôi tiết ra theo nhiều cách. Một số thực phẩm có thể khiến bạn tăng tiết mồ hôi nhưng cũng có những thực phẩm có khả năng giúp bạn tiết giảm mồ hôi. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh cũng là cách hạn chế mồ hôi tay.
Như vậy, chế độ ăn uống lành mạnh mang đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh, cân bằng. Ngược lại, nếu bạn có chế độ ăn uống kém, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần. Theo đó, tình trạng ra mồ hôi tay cũng bị kích thích.
Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát mồ hôi tay bằng một vài điều chỉnh trong chế độ ăn thường ngày.
Đầu tiên, bạn hãy hạn chế tối đa việc tiêu thụ các loại thực phẩm cay, béo và các loại đồ uống có cồn hoặc caffeine. Những thực phẩm này làm tăng nhịp tim và tăng thân nhiệt. Sau khi tiêu thụ, cơ thể có xu hướng tiết nhiều mồ hôi hơn để giải phóng lượng nhiệt dư thừa.
Tiếp theo, bạn cần ưu tiên sử dụng những loại thực phẩm tốt như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây…
Thực phẩm giàu vitamin nhóm B và nhóm D cũng rất hữu ích trong việc thúc đẩy sự cân bằng cho cơ thể. Để bổ sung dưỡng chất này cho cơ thể, bạn hãy chọn các loại đồ ăn sau:
- Sữa
- Hải sản
- Bông cải xanh
- Súp lơ
- Dưa hấu
- Dâu tây
- Bưởi
- Táo
- Mận
- Cam
- Bí đỏ
- Rau cần tây…
>>> Bạn có thể quan tâm: Đổ mồ hôi lạnh bất thường là dấu hiệu của những bệnh lý nào?
7. Ngâm tay với trà ngải cứu để trị mồ hôi tay
Ngải cứu chứa axit tanic có khả năng làm se da. Cách để hết mồ hôi tay này cũng đồng thời khiến nó hoạt động giống như một chất chống mồ hôi tự nhiên.
Để trị mồ hôi tay tại nhà bằng trà ngải cứu, bạn hãy làm theo những bước chữa bệnh ra mồ hôi tay chân nặng sau:
- Ngâm 4-5 túi trà ngải cứu vào một lít nước sôi
- Để nước trà nguội dần cho đến khi bạn chạm tay vào được
- Ngâm tay trong dung dịch khoảng 30 phút mỗi lần.
Trà ngải cứu cũng phát huy tốt công dụng kiểm soát mồ hôi chân nếu bạn ngâm chân thường xuyên với dung dịch này.
8. Cách trị ra mồ hôi tay bằng nước hoa hồng
Cách hết mồ hôi tay bằng nước hoa hồng: Nước hoa hồng có khả năng làm nhỏ lỗ chân lông trên da để giảm lượng mồ hôi tiết ra.
Để dùng nước hoa hồng trị mồ hôi tay, bạn chỉ cần nhỏ một lượng vừa đủ ra lòng bàn tay, xoa đều rồi để khô tự nhiên. Nếu áp dụng cách trị tay ra mồ hôi này mỗi ngày, bạn sẽ nhanh chóng kiểm soát được đôi bàn tay ướt át mồ hôi của mình.