Trẻ sơ sinh có đờm ở họng cha mẹ phải làm sao?

Trẻ sơ sinh có đờm ở họng là tình trạng khá phổ biến. Phần lớn các trường hợp không gây vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe. Khi trẻ sơ sinh bị đờm thường gây khó khăn cho việc hít thở, dẫn đến thở khò khè, ngủ không ngon giấc. Vì vậy, việc tìm hiểu cách tiêu đờm cho trẻ là vô cùng cần thiết đối với những ông bố bà mẹ

Trẻ sơ sinh có đờm ở họng là gì?

Trẻ có đờm là tình trạng ho kèm theo đờm nhớt trong cổ họng, khoang mũi khá phổ biến. Trẻ thường có cảm giác khó thở, nghẹt thở, quấy khóc, lười bú, mệt lả. Phần lớn các trường hợp không gây vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe.

Khi trẻ sơ sinh bị đờm ở họng sẽ gây khó khăn cho việc hít thở, dẫn đến ngủ không ngon giấc, thở khò khè. Vì vậy, việc tìm hiểu cách tiêu đờm cho trẻ là vô cùng cần thiết đối với những ông bố bà mẹ.

Đờm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như thế nào?

Khi ho có đờm, trẻ ho rất nhiều và trẻ bị sổ mũi. Sự tắc nghẽn này có thể khiến trẻ thở khò khè và khó thở, nhất là khi ngủ trưa.

Ho là cơ chế tự nhiên mà qua đó đờm bị trục xuất khỏi cơ thể. Tuy nhiên, có khi trẻ ho rất nhiều, cảm thấy mệt mỏi mà đờm không bị trục xuất. Do đó, họ gây nên cảm giác khó chịu, đặc biệt là với trẻ sơ sinh.

Đờm ở trẻ sơ sinh có thể gây nguy hiểm vì hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện, động cơ phản xạ của trẻ cũng chậm, vì vậy trẻ không thể nuốt tốt.

Vì vậy, các bậc cha mẹ cần lưu ý tìm hiểu cách tiêu đờm cho trẻ để chữa khỏi tình trạng này cho con.

Rất hay:  Cách vẽ môi bằng bút chì cho người mới bắt đầu, draw to free

Trẻ sơ sinh có đờm ở họng, nguyên nhân do đâu

Đối với giai đoạn đầu đời, khoảng 3 tháng đầu tiên trẻ thường xuất hiện dấu hiệu khò khè do chỉ hô hấp thông qua đường mũi vì thế khả năng loại bỏ chất nhầy sẽ kém hơn giai đoạn sau. Các chất nhầy tích tụ lâu ngày sẽ tạo thành đờm khiến cho trẻ cảm thấy khó thở, bị khò khè hoặc là ho dai dẳng.

Bên cạnh đó vì đường thở trong khoang mũi của trẻ khá nhỏ, không đáp ứng được việc loại bỏ chất nhờn trong họng. Đồng thời những trẻ sinh mổ thường sẽ có nguy cơ bị khò khè nhiều hơn so với những trẻ sinh thường (do thao tác rặn đẻ của mẹ giúp phổi tống hết dịch nước ối) và có đến 80% trẻ mắc phải trong khoảng 1 đến 2 tháng đầu mà không do các bệnh cảm cúm hay cảm lạnh.

Ngoài ra trẻ có biểu hiện khò khè do đờm còn do một số nguyên nhân khác như:

– Trẻ mắc bệnh viêm họng khiến ho khàn, đôi khi bị đờm và có dấu hiệu mệt mỏi, nóng sốt, biếng bú hoặc biếng ăn…

Còn đối với trẻ bị trào ngược thực quản dạ dày do van cơ đóng mở chưa hoạt động tốt hay nằm ngang sẽ khiến cho axit trong dạ dày trào lên gây kích ứng niêm mạc cổ họng làm xuất hiện đờm nhớt.

Mặt khác một số bệnh như viêm phế quản, viêm tiểu phế quản cũng khiến trẻ bị đờm ở cổ họng dẫn đến những cơn ho kéo dài, khò khè, khó thở, hoặc sốt…

Cách trị khi trẻ sơ sinh có đờm ở họng

Trẻ sơ sinh ho có đờm ở họng mẹ phải làm sao là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh? Có một khuyến cáo chung mà các chuyên gia dành cho các mẹ chính là khi thấy trẻ sơ sinh bị ho có đờm kèm theo sổ mũi, sốt, kể cả trẻ sơ sinh ho có đờm không sốt thì mẹ nên đưa bé tới bác sĩ để khám.

Rất hay:  Hướng Dẫn Cài Đặt Chuyển Vùng Quốc Tế MobiFone Trên Điện

Ngoài ra mẹ có thể thực hiện một số phương pháp sau tại nhà để giúp bé thoải mái hơn như:

– Vỗ lưng cho bé, mẹ vỗ lưng cho bé thường xuyên sẽ giúp phổi bé lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn và đờm trong cổ họng dễ được đẩy ra ngoài hơn.

Một số cách trị đờm cho trẻ sơ sinh (Cụ thể là vỗ lưng nhẹ nhàng giúp trẻ thông đờm) như sau:

– Trước tiên, đặt trẻ nằm nghiêng một bên trên giường cứng, chú ý không cho trẻ gối đầu mà cần lấy khăn bông mềm để kê dưới mông, kê sao cho mông với đầu trẻ tạo góc khoảng 15 độ.

– Mẹ vỗ lưng bé bằng cách chụm tai vỗ liên tục lên lưng trẻ hướng từ phổi hướng về phía cổ, ở khâu này mẹ cần hết sức lưu ý cách chụm tay tạo thành một khoảng trống không khí tránh tình trạng làm trẻ bị đau. Mẹ vỗ tạo cảm giác lồng ngực của bé rung lên từng nhịp. Để thông đờm từ dưới lên miệng, mẹ cần phải vỗ từ dưới vỗ lên.

– Thời gian để áp dụng hợp lý, mẹ cần vỗ cho bé liên tục trong khoảng 3 phút.

Sau 3 phút vỗ lưng đẩy đờm, mẹ bé trẻ trên tay ở tư thế an toàn, sau đó lay nhẹ ngón tay vào cổ trẻ, trẻ sẽ ho và bật được đờm ra ngoài. Mẹ lưu ý quan sát màu sắc của đờm xem đờm trắng loãng hay xanh, vàng đặc để báo cho bác sĩ khi thăm khám.

Rất hay:  Cách xoay, lật, đảo ngược hình ảnh trong Photoshop

Ngoài ra khi trẻ sơ sinh có đờm, nôn trớ kèm theo triệu chứng sốt cao, nôn ói nhiều, đường tiểu có vấn đề, trẻ sơ sinh nôn trớ liên tục, trong dịch đờm có nhiều máu, nôn trớ ở thể nặng, mất nước nghiêm trọng cần phải đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

Những lưu ý khi con bị đờm ở họng

Các mẹ cần hạn chế một số thực phẩm dễ gây đờm cho bé như:

– Các sản phẩm từ sữa như pho mát, sữa chua

– Các sản phẩm từ đậu nành

– Socola, bánh kẹo ngọt

Đồng thời, bổ sung những thực phẩm có khả năng loại bỏ đờm, dịch nhờn trong cổ họng trẻ như:

– Uống nước khiến đờm bị loãng, kết hợp với hút mũi để làm sạch dịch nhờn

– Thức ăn lỏng giúp bé dễ tiêu hóa và giảm bớt tắc nghẽn

– Mỗi muỗng mật ong và gừng hoặc mật ong với quế cũng sẽ khiến đờm tan ra nhanh chóng

Trên đây là những điều cha mẹ cần biết khi con có đờm ở họng. Nếu có đi kèm dấu hiệu đờm với bệnh lí thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe kịp thời. Hi vọng với một vài chia sẻ trên có thể giúp ích cho bậc phụ huynh chăm sóc tốt sức khỏe của bé, hiểu hơn về một số bệnh lí cơ bản và có các điều trị thích hợp.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Bắc Hà theo số Hotline: 1900 8083 để được hỗ trợ.