Môi bạn xuất hiện những mụn nước li ti, gây đau, sưng tấy? Bạn lo những đốm mụn bất thường này là biểu hiện của bệnh giời leo ở miệng, môi mà không biết cách chữa trị?
Đừng lo, hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị khi bị giời leo ở môi nhé!
1. Bị giời leo ở môi, miệng là do đâu?
Theo các chuyên gia da liễu, bệnh giời leo hay bệnh Zona là căn bệnh do virus varicella zoster – virus gây bệnh thủy đậu gây nên.
Loại virus này sẽ tồn tại trong cơ thể chúng ta suốt một khoảng thời gian dài và chờ thời cơ thích hợp để tấn công lên hệ thần kinh trên toàn cơ thể, đặc biệt là các dây thần kinh trên mặt, gây ra bệnh giời leo ở môi, mắt, tai…
Bên cạnh đó, khi hệ miễn dịch bị suy giảm, căng thẳng kéo dài, hay sinh sống trong môi trường có độ ẩm ao, không khí lạnh, bị ô nhiễm và vệ sinh kém cũng là những nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ bị giời leo.
2. Biểu hiện của bị giời leo môi
Triệu chứng rõ ràng nhất của bị giời leo chính là trên môi, lưỡi hoặc vòm họng xuất hiện những mụn nước nhỏ, kết thành chùm, chứa nhiều dịch trắng đục; nếu bị vỡ, dịch trong mụn nước có thể làm mầm bệnh lây lan đến những vùng da xung quanh, gây ngứa, đau, sưng tấy.
Bên cạnh đó, nếu bạn gặp những biểu hiện như vùng cổ nổi hạch, ăn uống hay nói chuyện khó khăn, đau miệng, đau họng, đau đầu, cơ thể mệt mỏi thậm chí là sốt nhẹ thì khả năng cao là bạn đang bị virus varicella zoster tấn công rồi đấy!
3. 3 Cách trị giời leo ở miệng nhanh nhất
Cách 1: Sử dụng thuốc kháng sinh chữa giời leo ở môi
Khi bị giời leo, các bạn có thể sử dụng những loại thuốc kháng sinh sau để điều trị bệnh giời leo ở môi một cách triệt để nhất:
- Thuốc kháng virus: trong vòng 72h kể từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên, bạn có thể sử dụng những loại thuốc kháng virus như Valacyclovir, Famciclovir hay Acyclovir để kịp thời ngăn chặn sự tấn công của các virus có trong cơ thể.
- Thuốc làm dịu da, ức chế virus: các loại thuốc như: Kem kẽm, dung dịch Jarish bôi, Dalibour, thuốc xanh Methylen, Castellani có tác dụng là dịu da, giảm cảm giác đau, ngứa, ngăn không cho virus phát triển mạnh thêm.
- Thuốc Corticosteroid: đây là nhóm thuốc có khả năng kháng viêm, giảm đau, sưng ở vùng thần kinh bị virus tấn công, được điều chế dưới dạng viên uống hoặc bôi ngoài da.
- Thuốc chống viêm không steroid: các loại thuốc chống viêm như Ibuprofen hay Naproxen có tác dụng làm giảm cơn đau do sưng tấy cũng như giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm trên da.
Bị giời leo ở môi không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy, đau nhức, khó chịu mà còn có nguy cơ gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Do đó, hãy tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia để lựa chọn những loại thuốc kháng sinh phù hợp với tình trạng sức khỏe của cơ thể bạn.
Cách 2: Trị giời leo ở miệng theo phương pháp dân gian
Có rất nhiều phương pháp dân gian chữa bệnh giời leo hiệu quả với phương thuốc gần gũi, dễ tìm ngay trong nhà mà bạn có thể thử ngay.
- Nước đá lạnh: nước đá lạnh có khả năng làm giảm cảm giác đau nhức, khó chịu khi bị giời leo. Hãy sử dụng khăn mặt sạch bọc đá lạnh và chườm lên vùng môi bị giời leo 2 – 3 lần mỗi ngày để làm giảm các triệu chứng sưng phồng, ngăn ngừa sự phát triển của đốm mụn bạn nhé.
- Mật ong: mật ong nguyên chất chứa nhiều thành phần kháng sinh tự nhiên, giúp ức chế quá trình lây lan và phát triển của giời leo. Do đó, hãy bôi một lớp mỏng mật ong lên vùng môi bị giời leo trong khoảng 20 phút, ngày 2 – 3 lần, sau đó rửa sạch với nước lạnh để làm dịu và se lành các vết thương do giời leo gây nên.
- Tinh dầu tràm: trong tinh dầu tràm chứa nhiều chất kháng viêm, chống virus, giúp giảm đau cũng như làm lành vết thương. Hãy hòa vài giọt tinh dầu tràm với nước sạch rồi thoa lên vùng môi bị giời leo vào buổi tối và rửa sạch vào sáng hôm sau để điều trị kịp thời và hiệu quả.
- Cam thảo: cũng như tinh dầu tràm, cam thảo có nhiều thành phần chống virus, giúp điều trị vết thương cho giời leo gây nên. Hãy hòa bột cam thảo với nước sạch rồi thoa lên vùng da bị ảnh hưởng trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch bằng nước mát để vết thương mau lành, tránh để lại sẹo.
- Lá sung: trong lá sung có chất nhựa giúp điều trị giời leo vô cùng lành tính và hiệu quả. Bạn hãy lựa những chiếc lá sung non, nhiều nhựa, sau đó rửa sạch, giã nát cùng ít dấm ăn và đắp hỗn hợp lên vùng môi bị giời leo trong 15 phút rồi rửa lại với nước sạch. Sử dụng lá sung đều đặn trong 3, 4 ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
Cách 3: Dầu phong Hoàn Hảo – thuốc trị giời leo ở môi dứt điểm không thâm
Bên cạnh những cách trị giời leo ở miệng trên, bạn cũng có thể sử dụng Dầu phong Hoàn Hảo để điều trị bị giời leo ở miệng, môi một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Được sản xuất từ tinh dầu nghệ đen và các loại thảo dược, Dầu phong Hoàn Hảo với các thành phần nguyên liệu tự nhiên, an toàn, lành tính có công dụng làm giảm cảm giác đau nhức, sưng tấy do giời leo gây nên.
Không chỉ thế, sản phẩm Dầu phong Hoàn Hảo còn giúp trị thâm, không để lại sẹo, xua tan nỗi lo thẩm mỹ cho người mắc bệnh.
Qua đó, khi điều trị giời leo môi, các bạn chỉ cần bôi một lớp dầu phong Hoàn Hảo lên vùng da bị ảnh hưởng, thực hiện đều đặn ngày 3-4 lần trong khoảng vài ngày là có thể trị dứt điểm các triệu chứng khó chịu của giời leo.
Ngoài ra, dầu phong Hoàn Hảo còn có công dụng điều trị một số bệnh lý khác như viêm da cơ địa, trị các vết do côn trùng cắn, an toàn với cả trẻ em, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi.
Dầu phong Hoàn Hảo là sản phần quốc dân, mỗi nhà nên có trong tủ thuốc gia đình.
4. Những điều cần ghi nhớ khi bị giời leo ở môi, miệng
Để phòng ngừa cũng như kịp thời điều trị khi bị giời leo môi, bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên, tránh để virus có cơ hội tấn công vào cơ thể.
Bên cạnh đó, bạn tuyệt đối không chạm tay vào mụn nước, tránh làm mụn lây lan ra vùng da lành xung quanh.
Ngoài ra, việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, quần áo, chén, bát … cũng có thể làm lây lan giời leo. Do đó, bạn hãy cẩn thận khi sử dụng các đồ dùng cá nhân để không bị lây bệnh cũng như không làm lây bệnh cho người khác.
Khi xuất hiện giời leo trên mặt chắc hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy tự ti và muốn trang điểm để che đi những khuyết điểm đó. Tuy nhiên, chúng ta không nên trang điểm vào lúc này bởi lớp trang điểm có thể khiến cho tình trạng viêm nhiễm càng trở nên nặng hơn và lây lan ra khu vực xung quanh.
Sau vài ngày điều trị giời leo, nếu thấy vết thương đã đóng vảy, bạn có thể sử dụng kem dưỡng môi để làm mềm vảy vết thương cũng như chống nứt môi.
Quan trọng nhất, trong quá trình điều trị bị giời leo ở môi, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, giàu lysine như cá, sữa, đậu, vitamin C, gia vị gừng tỏi để tăng hệ miễn dịch và tránh xa những loại thức ăn đóng hộp, nhiều dầu mỡ, cũng như những loại đồ uống nhiều cồn, chất kích thích như bia rượu… để vết thương mau hồi phục.
Ngoài ra, hãy thủ sẵn chai dầu phong Hoàn Hảo ở nhà và mang theo khi đi xa để kịp thời sử dụng trong lúc cần thiết, vì chữa giời leo trong vòng 48h sẽ không để lại sẹo và ngăn bệnh trở nặng.
Tuy nhiên, sau khi đã thực hiện nhiều cách chữa bệnh giời leo ở môi nhưng không cải thiện được tình trạng mụn nước, bạn hãy thăm khám tại các cơ sở da liễu để các bác sĩ đưa phương pháp điều trị kịp thời.
Để được tư vấn công dụng – cách dùng chi tiết và đặt hàng nhanh nhất, đừng ngần ngại liên hệ Sức Khỏe Hoàn Hảo tại:
- Website: https://suckhoehoanhao.blog/
- Facebook: https://www.facebook.com/suckhoehoanhao.xyz
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgBCo3g9yRlx31RQEj79L1g
- Hotline: 0933.347.114
5. Kết luận
Bị giời leo ở môi không phải bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ gây khó chịu cho người bệnh, làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như thẩm mỹ trên gương mặt.
Do đó, hãy bỏ túi những cách điều trị trên để kịp thời xử lý vết thương do giời leo gây ra bạn nhé. Bên cạnh đó, hãy tham khảo thêm các lời khuyên sức khoẻ từ thầy thuốc Nguyễn Xuân Tuệ Ánh trong video sau.