1Dầu tràm trà
Dầu tràm trà có thành phần kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên, giảm sưng tấy. Điều này đồng nghĩa với việc dầu tràm trà có thể tiêu diệt được vi khuẩn P. acnes.
Cách dùng dầu tràm trà là thoa đều dầu lên vùng da bị mụn trứng cá dưới dạng gel, kem hoặc tinh dầu. Tuy nhiên, cần lưu ý ban đầu khi sử dụng chỉ nên thoa dầu tràm trà nồng độ thấp 5% và bôi lượng ít để tránh kích ứng ở những bệnh nhân có cơ địa dị ứng.
2Dầu jojoba
Dầu jojoba như một chất sáp tự nhiên, chúng được chiết xuất từ hạt của cây jojoba. Thành phần dầu jojoba có đặc tính phục hồi da bị tổn thương, tăng tốc độ chữa lành vết thương, nhất là thương tổn do mụn trứng cá.
Cách sử dụng là trộn tinh dầu jojoba với mặt nạ dạng gel, kem hoặc đất sét và thoa lên vùng da mụn trứng cá. Bạn cũng có thể nhỏ vài giọt dầu jojoba lên bông tẩy trang và xoa nhẹ lên vùng da bị mụn.
3Nha đam
Nha đam là một loại cây không quá xa lạ với người Việt nam. Ngoài những công dụng chế biến món ăn và làm đẹp, nha đam còn có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm, giảm sự tái phát mụn trứng cá.
Cách dùng là sau khi rửa mặt thật sạch bằng sữa rửa mặt, thoa một lớp nha đam mỏng lên vùng da bị mụn khoảng 2 lần/ngày.
4Mật ong
Mật ong được xem như một thần dược trong điều trị mụn trứng cá do đặc tính chống oxy hóa của chúng, từ đó giúp làm giảm bít tắc, thông thoáng lỗ chân lông.
Cách sử dụng là dùng mật ong chấm lên đầu mụn trứng cá hoặc có thể thêm mật ong vào mặt nạ dưỡng da rồi đắp lên mặt.
5Bổ sung kẽm
Kẽm có tác dụng chống viêm, qua đó giảm thương tổn, sưng tấy và triệu chứng mẩn đỏ của mụn trứng cá.
Cách dùng là sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần là kẽm thoa trực tiếp lên vùng da bị mụn trứng cá hoặc sử dụng kẽm như thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, khi bạn sử dụng kẽm đường uống cần có sự hướng dẫn và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
6Trà xanh
Trà xanh có chứa nồng độ chất chống oxy hóa cao được gọi là catechin. Chất này có tác dụng chống viêm, kháng sinh và điều tiết bã nhờn.
Cách dùng là uống trà xanh, sử dụng mặt nạ trà xanh, viên uống trà xanh hoặc dùng chiết xuất trà xanh thoa lên vùng da bị mụn trứng cá.
7Hoa cúc tím
Hoa cúc tím là loài hoa thuộc nhóm thực vật họ cúc Echinacea, chứa các hợp chất giúp kháng sinh, diệt virus, tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa quá trình nhiễm trùng, bao gồm cả P.acnes.
Cách dùng là thoa kem có thành phần là hoa cúc tím lên vùng da bị mụn trứng cá hoặc các thương tổn gây ra do mụn trứng cá.
8Cây hương thảo
Cây hương thảo là một loại cây có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải. Ngoài tác dụng dùng cây hương thảo để xua muỗi, làm gia vị thì chúng còn được sử dụng để làm dược phẩm và sản xuất mỹ phẩm.
Cây hương thảo có tác dụng làm giảm sưng tấy, đau nhức, cải thiện các triệu chứng gây ra do mụn trứng cá.
9Nọc ong
Mặc dù ít phổ biến nhưng nọc ong đã qua tinh chế có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và chứa các peptide có đặc tính giảm đau.
Trong một nghiên cứu năm 2018, người thường xuyên sử dụng các sản phẩm có thành phần nọc ong đã qua tinh chế trong vòng 6 tuần giúp cải thiện vùng da bị mụn trứng cá từ nhẹ đến trung bình.[1]
10Dầu dừa
Dầu dừa có chứa vitamin E và omega-3 giúp phục hồi lớp màng lipid trên vùng da bị tổn thương, ngoài ra còn có các thành phần chống viêm, giảm sưng tấy và kháng khuẩn.
Cách dùng là thoa trực tiếp dầu dừa lên vùng da bị mụn trứng cá hoặc sử dụng các sản phẩm có thành phần là dầu dừa.
11Giấm táo
Giấm táo có thành phần là acid citric và acid lactic có khả năng chống viêm và mờ sẹo. Tuy nhiên, cần phải lưu ý khi sử dụng do giấm táo có khả năng gây bỏng và kích ứng trên da.
Cách sử dụng là pha hỗn hợp gồm 1 phần giấm táo và 3 phần nước, sau đó thoa lên phần da bị mụn trứng cá rồi rửa sạch lại với nước sau 20 giây.
12Cây phỉ
Cây phỉ được biết đến với tên là Witch Hazel có nhiều ở vùng Bắc Mỹ. Cây có thành phần là tannin và polyphenol có đặc tính kháng viêm, se khít lỗ chân lông và phục hồi vùng da bị thương tổn.
Cần phải lưu ý khi sử dụng các sản phẩm có chiết xuất từ cây phỉ ở những bệnh nhân có làn da mỏng, dễ kích ứng. Khi xuất hiện các triệu chứng như mẩn đỏ, mề đay, phù, nhất là khó thở thì phải ngưng sử dụng các sản phẩm này ngay lập tức.
13Bổ sung dầu cá
Dầu cá có ưu điểm là dễ tìm, có thành phần là omega-3 giúp kiểm soát, điều tiết bã nhờn, từ đó ngăn chặn sự xuất hiện của mụn trứng cá.
Dầu cá có ở các thực phẩm như:
- Cá hồi.
- Cá mòi.
- Cá cơm.
- Quả óc chó.
- Hạt chia.
14Hạn chế uống sữa
Trong sữa có thành phần là androgen, chất này kích thích tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh hơn. Từ đó làm dư thừa bã nhờn, cùng với bụi bẩn và tế bào chết sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm.
Khi hạn chế uống sữa, bạn có thể lựa chọn các thực phẩm bổ sung canxi khác như: rau củ quả, ngũ cốc, thịt cá, hải sản,…
15Dùng men bia
Trong thành phần của bia có lượng lớn vitamin B và các khoáng chất như magie, kẽm,… giúp làm sáng da, tăng sự mềm mại cho da, thanh lọc bụi bẩn và bã nhờn.
Cách làm là trộn 50 ml bia với mật ong hoặc sữa chua không đường rồi thoa hỗn hợp này lên vùng da bị mụn trứng cá. Sau đó rửa lại với nước sạch sau 15 – 20 phút.
16Tránh chạm vào mụn
Nếu bạn thường xuyên chạm tay lên vùng da bị mụn trứng cá sẽ gây kích ứng da, làm tình trạng mụn ngày càng trầm trọng hơn và có thể lây lan sang vùng da lành khác.
Chạm, chà xát, nhất là nặn mụn có thể đưa thêm vi khuẩn vào vùng da đang bị viêm, đẩy sâu bụi bẩn vào lỗ chân lông gây bít tắc. Từ đó mụn ngày càng tồi tệ và nặng nề hơn.
17Chọn sữa rửa mặt phù hợp
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm cũng như mỹ phẩm có thành phần và tác dụng trị mụn khác nhau. Vì vậy, bạn cần phải lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp với loại da của bản thân dựa vào đặc tính của từng loại da và nguyên nhân gây mụn trứng cá của người bệnh.
Một bệnh nhân mụn trứng cá do nguyên nhân nội tiết thì cách điều trị sẽ khác đối với một bệnh nhân mụn trứng cá do nguyên nhân từ môi trường bụi bẩn.
18Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không chứa thành phần dầu
Các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, làm tăng nguy cơ gây mụn trứng cá.
Do đó, cần phải xem kĩ thành phần của các sản phẩm trước khi sử dụng, nên lựa chọn những sản phẩm và mỹ phẩm “không dầu” hoặc “không gây dị ứng” để giúp lỗ chân lông thông thoáng.
19Giữ cơ thể đủ nước
Da khô, không được chất nhờn bao phủ sẽ khiến da dễ kích ứng, dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn gây bệnh.
Trung bình một người trưởng thành nên uống khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo lượng dịch nhập vào cơ thể hàng ngày, qua đó giúp cải thiện tình trạng da.
20Giảm căng thẳng
Thường xuyên lo âu, mệt mỏi, căng thẳng và áp lực sẽ làm tăng nồng độ androgen. Từ đó gây tăng tiết quá mức bã nhờn dẫn đến nguy cơ bị mụn trứng cá.
Một số mẹo giúp giảm căng thẳng, lo âu như:
- Chia sẻ, nói chuyện để tìm được sự thấu cảm từ bạn bè, gia đình.
- Tập thể dục thể thao.
- Hạn chế sử dụng thuốc lá, bia rượu.
- Tập thở, yoga hay các bài tập thiền.
21Tẩy da chết thường xuyên
Da chết là một trong những nguyên nhân làm bít tắc lỗ chân lông dẫn đến mụn trứng cá. Tẩy da chết là quá trình làm sạch và loại bỏ các tế bào chết một cách nhanh chóng, từ đó làm thông thoáng lỗ chân lông, giúp giảm mụn trứng cá.
Nên tẩy da chết khoảng 2 – 3 lần một tuần. Tránh tẩy da chết quá thường xuyên sẽ gây kích ứng và làm hại cho da.
22Tuân theo chế độ ăn kiêng có chỉ số đường huyết thấp
Chỉ số đường huyết (GI) của thực phẩm là chỉ số đánh giá khả năng hấp thụ nhanh hay chậm và làm tăng nồng độ đường huyết của thức ăn trên cơ thể người. Ăn thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ làm tăng nồng độ insulin trong máu, từ đó gây tăng tiết bã nhờn.
Một số thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao như:
- Gạo trắng.
- Dưa hấu.
- Bánh mì nguyên cám.
- Bánh kẹo.
Các thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp như:
- Trái cây.
- Yến mạch.
- Rau xanh.
- Các loại đậu.
23Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên ngoài giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện các bệnh lý tim mạch còn giúp tăng lưu lượng tuần hoàn lên mặt, cải thiện làn da, thông thoáng lỗ chân lông và điều hòa nội tiết tố.
Một số hình thức tập luyện thể dục thể thao như: chạy bộ, cầu lông, bơi lội, đá bóng, bóng rổ, thể dục nhịp điệu,…
Xem thêm:
- Điều trị mụn bằng mật ong đơn giản tại nhà Điều trị mụn bằng mật ong đơn giản tại nhà
- Có nên sử dụng giấm táo trị mụn không?
- Vitamin D có giúp điều trị mụn trứng cá không?