Cách trị cơn ho dai dẳng cho bà bầu an toàn và hiệu quả tại nhà

Trong quá trình mang thai, rất nhiều bà bầu khổ sở khi mắc các bệnh lặt vặt như ốm nghén, đau lưng, phù nề tay chân, táo bón, chuột rút…. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp mẹ bầu còn bị ho dai dẳng khiến sức khỏe, tinh thần bị ảnh hưởng rất nhiều.

Vì liên quan trực tiếp đến sức khỏe của em bé nên hầu hết các bác sĩ đều khuyến cáo mẹ bầu không nên sử dụng thuốc trị ho, thuốc kháng sinh hoặc nhiều loại thuốc khác khi mang thai. Do đó, những cách trị ho cho bà bầu từ thảo dược tự nhiên luôn là lựa chọn hàng đầu và được ưu tiên hơn cả.

Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị ho?

nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ho là do khi mang thai sức đề kháng suy giảm

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ho là do khi mang thai sức đề kháng suy giảm

Mặc dù ho nhẹ là vấn đề bình thường khi mang thai ai cũng sẽ đôi lúc gặp phải, tuy nhiên, nếu tình trạng ho kéo dài sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Để tìm ra cách trị ho hiệu quả cho bà bầu thì các mẹ cần biết một số nguyên nhân thường gặp dưới đây khiến mẹ gặp phải tình trạng ho kéo dài:

  • Khi mang thai, sức đề kháng suy giảm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu bị ho. Nội tiết tố của thai phụ thay đổi là điều kiện tốt khiến virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Ho là một trong những dấu hiệu của nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Với những mẹ bầu có tiền sử bệnh hen suyễn sẽ gặp tình trạng ho kéo dài hay dễ mắc các bệnh đường hô hấp hơn trong thời kỳ mang thai.
  • Thay đổi thời tiết hay thời tiết giao mùa, đặc biệt với khí hậu ở miền bắc khi trời chuyển lạnh ở đầu mùa thu, đông dễ khiến mẹ bầu mắc phải triệu chứng ho.
  • Khi mẹ bầu tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như: thay đổi thời tiết, hóa chất, thức ăn, bụi phấn, lông chó mèo,… thì cơn ho khan có thể xuất hiện.
  • Môi trường sống và làm việc không được đảm bảo cũng là một trong những yếu tố gây bệnh hô hấp cho bà bầu.

Làm gì khi bà bầu bị ho dai dẳng

Mẹ bầu nên uống nước cam hoặc bổ sung vitamin C cùng các khoáng chất để tăng sức đề kháng đầy lùi nguy cơ mắc bệnh

Mẹ bầu nên uống nước cam thường xuyên giúp tăng sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh

Để nhằm hạn chế tình trạng ho khi mang thai, mẹ bầu nên chú ý những việc sau:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc các dung dịch rửa tay kháng khuẩn khác, chú ý vệ sinh không gian, nơi ở sạch sẽ, thoáng mát.
  • Bổ sung vitamin C cùng các khoáng chất để tăng sức đề kháng.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp đầy đủ chất xơ, rau xanh, hoa quả cùng tinh bột, thịt cá…
  • Giấc ngủ luôn phải được đảm bảo. Ngủ đủ giấc sẽ giúp cho tinh thần của mẹ bầu sẽ luôn được ổn định, thoải mái.
  • Mẹ bầu nên hạn chế đi đến những nơi đông người để phòng chống nhiễm virus cúm, rubella…
  • Khi mẹ bầu bị viêm họng, viêm xoang hay những bệnh lý phổi, viêm phế quản, viêm phổi kèm theo sốt, đờm hoặc tức ngực thì cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Với tình trạng ho nhẹ thông thường, mẹ bầu có thể tham khảo những bí kíp dân gian trị ho hiệu quả cho bà bầu dưới đây.

Rất hay:  Tổng hợp dạng bài về tam giác - Định nghĩa, tính chất và cách

Cách trị ho cho bà bầu hiệu quả tại nhà?

Khi bà bầu bị ho dù ở mức độ nặng hay nhẹ cũng khiến cơ thế cảm thấy khó chịu, đau tức. Tuy nhiên, các bác sĩ không khuyến khích mẹ bầu sử dụng thuốc Tây trị ho bởi có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế, những bài thuốc trị ho bằng thảo dược tự nhiên đã được khoa học chứng minh hiệu quả và an toàn cho phụ nữ mang thai luôn được các mẹ bầu ưu tiên lựa chọn hơn cả.

Dưới đây là một số cách trị ho cho bà bầu tại nhà mà mẹ có thể áp dụng:

Trị ho cho bà bầu bằng tỏi

Tỏi được coi là vị thuốc có công dụng kháng viêm, trị ho hiệu quả bởi có chứa nhiều thành phần chống oxy hóa và có đặc tính kháng khuẩn cao. Thêm vào đó, trong tỏi còn có chứa chất kháng sinh mạnh allicin khi được nghiền nát sẽ được giải phóng và hỗ trợ cơ thể chống lại virus. Để trị ho cho bà bầu, các chuyên gia Đông y khuyên mẹ hãy ăn một ít tỏi sống để làm giảm sự khó chịu ở cổ họng, giảm các cơn ho dù hương vị của loại gia vị này thường không mấy dễ chịu.

Mật ong trị ho hiệu quả cho bà bầu

Mật ong vốn nổi tiếng với công dụng kháng khuẩn, trị ho, đau rát họng hiệu quả. Mẹ bầu bị ho dùng mật ong sẽ làm tăng cường hệ thống miễn dịch, làm dịu cơn đau họng vì mật ong hoạt động như một chất ức chế ho. Thêm vào đó, mật ong có vị ngọt nên sẽ dễ chịu, dễ dùng hơn so với tỏi. Vì vậy, nếu đang tìm cách chữa ho cho bà bầu thì hãy thử nghĩ đến loại thực phẩm này nhé.

Mật ong, chanh, gừng là các thảo dược tự nhiên giúp trị ho cho bà bầu

Mật ong, chanh, gừng là các thảo dược tự nhiên giúp trị ho cho bà bầu

Trị ho cho bà bầu bằng gừng

Các cơn ho khan không có đờm xảy ra thường xuyên sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy còn khó chịu hơn so với ho thông thường. Đây là tình trạng do mẹ bầu bị nhiễm virus hoặc do dị ứng gây ra. Theo các chuyên gia, khi mẹ bầu bị ho khan, biện pháp tốt nhất để giảm sưng, viêm là uống trà gừng.

Cách trị ho cho bà bầu bằng gừng rất đơn giản, mẹ chỉ cần dùng 2 nhánh gừng, rửa sạch rồi đập giập. Sau đó cho vào 150ml nước sôi, để yên trong 15 phút rồi thêm chút mật ong và thưởng thức. Áp dụng cách này trong 3 – 5 ngày các triệu chứng ho khan sẽ thuyên giảm hẳn.

Chanh giúp giảm ho cho bà bầu

Chanh hay tốt hơn là quả chanh đào là một trong những loại quả chứa nhiều vitamin C – một chất chống oxy hóa tự nhiên đi kèm đặc tính kháng virus và kháng khuẩn. Vitamin C trong chanh có công dụng kháng khuẩn, giảm viêm, tiêu đờm, là một bài thuốc trị ho cho bà bầu vô cùng hữu hiệu. Mỗi lần sử dụng, bà bầu có thể uống trực tiếp 2-3 thìa cà phê hoặc pha cùng nước ấm để cải thiện tình trạng ho dai dẳng không dứt.

Cách chữa ho có đờm cho bà bầu bằng quả lê

Lê là loại quả có vị chua, mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, giảm triệu chứng ho khan, ho có đờm. Bài thuốc lê chưng đường phèn giúp cải thiện các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp như cảm giác khó chịu ở cổ họng, tiêu viêm, làm loãng lượng dịch đờm ở mẹ bầu hiệu quả.

Rất hay:  Hướng dẫn cách tính điểm IUH dành cho học sinh chính xác nhất

Mẹ có thể thực hiện bài thuốc này dễ dàng ngay tại nhà với nguyên liệu đơn giản gồm có 1 quả lê và 2 muỗng cà phê đường phèn. Cách làm như sau: rửa sạch lê rồi gọt bỏ vỏ và thái thành từng miếng nhỏ. Sau đó trộn lê với đường phèn rồi đem hấp cách thủy trong 15 – 20 phút đến khi đường tan hết, lê chín mềm thì tắt bếp, để nguội và dùng trực tiếp.

Với bài thuốc chữa ho có đờm này, mẹ bầu nên để ăn dần mỗi ngày, các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm sau đó.

bài thuốc lê chưng đường phèn là cách trị ho cho bà bầu hiệu quả

Bài thuốc lê chưng đường phèn là cách trị ho cho bà bầu hiệu quả

Củ cải trắng trị ho cho bà bầu

Trong dân gian, củ cải trắng có công dụng nhuận phế, tiêu đờm, giúp chữa trị các bệnh về đường hô hấp hiệu quả. Vì vậy, củ cải trắng thường được sử dụng là cách trị ho cho bà bầu an toàn tại nhà.

Sử dụng nước muối để đẩy lùi triệu chứng ho cho mẹ bầu

Nước muối giúp làm giảm dịch nhầy, giảm viêm, loại bỏ vi khuẩn, nấm trong cổ họng vì thế, mẹ bầu nên súc miệng, ngậm miệng bằng nước muối ấm 3 -4 lần mỗi ngày cũng giúp làm sạch, sát trùng nhẹ nhàng đường hô hấp đẩy lùi triệu chứng ho khó chịu.

Cách trị ho cho bà bầu tại nhà bằng dầu khuynh diệp

Đây là vị thuốc giảm ho và điều trị cảm lạnh an toàn, hiệu quả với rất nhiều đối tượng đặc biệt là phụ nữ mang thai. Mẹ bầu chỉ cần thoa chà nhẹ một ít dầu lên ngực, hoặc xông hơi giúp làm sạch đường thở dễ dàng.

Bổ sung thêm kẽm để trị cho bà bầu

Một cách khác để trị ho cho bà bầu là bổ sung thêm kẽm. Kẽm có tác dụng đẩy lùi các cơn ho, ngăn cản sự phát triển của virus gây bệnh ở đường hô hấp. Một số thực phẩm giàu kẽm mẹ bầu có thể bổ sung trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày như rau bó xôi, hạt bí ngô, dầu mầm lúa mì…

Có nên dùng thuốc trị ho cho bà bầu?

Bác sĩ không khuyến khích bà bầu dùng thuốc Tây để trị ho vì nhiều tác dụng phụ

Bác sĩ không khuyến khích bà bầu dùng thuốc Tây để trị ho

Ngoài việc sử dụng các bài thuốc từ các thảo dược tự nhiên để chữa ho, nhiều mẹ bầu cũng có thói quen dùng thuốc Tây để điều trị ho. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên sử dụng thuốc Tây để trị bệnh quá nhiều vì có thể tiềm ẩn những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Nếu mẹ bầu muốn sử dụng thuốc Tây để trị ho thì cần đi đến bệnh viện để khám và được bác sĩ kê đơn. Đồng thời, bà bầu cần tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về thời gian uống thuốc, liều lượng và cách dùng. Khi sử dụng thuốc, mẹ bầu cần theo dõi xem cơ thể có xảy ra dấu hiệu bất thường nào không và đi tái khám theo lời dặn của bác sĩ để có cách trị ho an toàn và hiệu quả nhất.

Một số loại thuốc Tây được chỉ định trị ho cho bà bầu:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có tác dụng ngăn chặn và tiêu diệt “thủ phạm” gây các bệnh về đường hô hấp. Đồng thời thuốc kháng sinh cũng có công dụng phòng tránh bội nhiễm. Phụ nữ mang thai có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Penicillin như Penicillin, Ampicillin, Amoxicillin hoặc thuốc Erythromycin thuộc nhóm Macrolid.
  • Thuốc ho Prospan: Đây là loại thuốc trị ho có thành phần dược liệu từ thiên nhiên, được chỉ định dùng cho bà bầu có triệu chứng nặng như ho có đờm, ho khan, ho lâu ngày không khỏi. Thuốc ho Prospan thường được các bác sĩ chỉ định mẹ bầu dùng liên tục trong 7 ngày để có hiệu quả.
  • Kẹo ngậm ho: Kẹo ngậm ho có chứa các thành phần như dextromethorphan, menthol, bạc hà, mật ong… là sản phẩm được điều chế từ các loại thảo dược tự nhiên. Vì vậy, kẹo ngậm để trị ho cho bà bầu không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, có tác dụng làm giảm tần suất cơn ho, làm mát họng.
  • Thuốc bổ, vitamin: Trong quá trình mang thai, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, vừa giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé, vừa ngăn ngừa vi khuẩn gây ra các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, không phải lúc nào mẹ bầu cũng có thể hấp thụ được đầy đủ các dưỡng chất từ thực phẩm. Do đó, các bác sĩ thường khuyên mẹ bầu nên sử dụng thêm thuốc bổ và vitamin để đẩy lùi cơn ho, tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, thuốc bổ và vitamin còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng với thai nhi, giúp em bé phát triển khỏe mạnh.
Rất hay:  Da bị cháy nắng sạm đen và những tác hại không lường trước

Khi nào mẹ bầu bị ho dai dẳng cần đi khám bác sĩ

Khi mẹ bầu ho dai dẳng trên 3 tuần nên nhanh chóng đi khám bác sĩ

Khi mẹ bầu ho dai dẳng trên 3 tuần nên nhanh chóng đi khám bác sĩ

Khi đã áp dụng các cách trị ho cho bà bầu đã nêu ở trên mà bệnh tình không thuyên giảm, mẹ bầu có các triệu chứng nặng, ho dai dẳng trên 3 tuần không khỏi, có đờm đặc xanh vàng, có dấu hiệu sốt hay ho ra máu thì nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám.

Bởi những triệu chứng trên là dấu hiệu của bệnh viêm phế quản, viêm phổi, bệnh lao… nên không thể chủ quan, xem thường. Lúc này, mẹ bầu sẽ được các bác sĩ tư vấn cách trị ho và điều trị bệnh cụ thể.

Ho vốn là một phản xạ có lợi cho phổi, giúp cơ thể loại bỏ các dị vật xuất hiện ở trong đường thở. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai ho dai dẳng lâu ngày không khỏi lại là tình trạng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu bị ho không nên chủ quan, hãy nhanh chóng đi khám để được bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp trị ho cho bà bầu, dứt điểm các cơn ho, tránh tái phát, an toàn cho cả mẹ và bé.

Song song đó, mẹ bầu vẫn phải duy trì chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý, đừng quên thăm khám thai định kỳ để cả mẹ và thai nhi được an toàn, khỏe mạnh. Đặc biệt, khi đăng ký thai sản trọn gói tại Bệnh viện đa khoa Phương Đông, mẹ và bé yêu trong bụng sẽ được bác sĩ theo dõi xuyên suốt từ khi mang thai cho đến khi con chào đời. Mọi thông tin chi tiết vui lòng gọi hotline 1900 1806.