Cách nào tốt nhất giúp giảm ho cho bé? Là câu hỏi mà nhiều phụ huynh luôn luôn tìm kiếm, bởi hệ hô hấp của trẻ chưa được hoàn thiện, sức đề kháng kém, vì vậy dễ mắc các bệnh về phổi. Sau đây, AVAKids xin chia sẻ một số cách giảm ho cho bé.
1Nguyên nhân bé bị ho
Cơn ho là hiện tượng của cơ thể phản ứng lại các tác động từ môi trường xung quanh, hạn chế sự xâm nhập của dị vật hoặc tham gia vào việc tống xuất bài tiết ra ngoài.
Ở trẻ, hệ miễn dịch còn kém và sức đề kháng không cao, đồng thời hệ hô hấp ở trẻ chưa được hoàn thiện nên cơn ho thường xuyên dai dẳng khiến bé mất ngủ cả đêm.
Cơn ho khiến bé mất ngủ
2Ho ở trẻ có mấy loại?
Để có thể giảm ho cho bé tốt hơn và hiệu quả, bố mẹ nên tìm hiểu một vài loại cơn ho mà bạn thường nhầm lẫn với việc hắt hơi hay cúm. Dưới đây là một số loại cơn ho, bố mẹ cần chú ý:
- Ho ông ổng
Nguyên nhân bắt nguồn từ viêm thanh khí phế quản ở trẻ nhỏ, bệnh này thường xuất hiện vào tháng 10 đến tháng 3 năm sau với độ tuổi ở trẻ từ 6 tháng đến trẻ 3 tuổi.
Âm thanh của tiếng ho như tiếng hải cẩu, cơn ho thường diễn ra vào ban ngày và càng trở nên tệ hơn vào ban đêm. Một số trẻ rất nhạy cảm nên thường dễ mắc bệnh viêm thanh khí quản khi bị cúm.
- Ho khan vào đêm
Khi thấy trẻ bắt đầu ho khan, bạn nên đi khám bác sĩ ngay vì ho khan bắt nguồn từ các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp (vùng mũi và cổ họng).
Ngoài ra, ho khan là dấu hiệu sớm của bệnh viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản hoặc viêm phổi. Ho khan bắt đầu nặng hơn vào buổi tối và khi trẻ vận động.
- Ho có đờm
Nguyên nhân thường gặp cơn ho này là do bị viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản hen,… Ho có đờm là hiện tượng tống xuất dị vật (đờm) ra ngoài.
Cơn ho đờm còn kèm theo các triệu chứng hắt hơi, đau họng, chảy nước mũi và biếng ăn. Tình trạng này có thể kéo dài từ 1 đến 3 tuần, vào những ngày đầu, cơn ho sẽ rất tồi tệ. Trung bình, trẻ sẽ thường bị cảm từ 5 đến 10 lần mỗi năm.
- Ho trầm trọng
Nguyên nhân chính của cơn ho này là do một loại virus gây bệnh ở đường hô hấp và bắt đầu ủ bệnh trong thời gian dài ở bé. Vì thế, những ngày đầu bị nhiễm virus, con của bạn sẽ không có biểu hiện triệu chứng và dễ lây nhiễm cho người khác, đặc biệt là những người thường tiếp xúc với trẻ.
- Ho gà
Ho gà là căn bệnh ngày càng phổ biến, nguyên nhân bắt nguồn từ “cuộc tấn công của các con vi khuẩn” tấn công vào lớp lót đường thở, gây viêm trầm trọng, làm hẹp đường thở, nguy hiểm nhất là có nguy cơ chặn đường thở ở bé. Bé có thể bị thiếu oxy do hiện tượng khó thở và mặt bé trở nên tím tái.
Ho gà tình trạng tương tự như cảm cúm, nhưng các cơn ho ở trẻ càng lúc càng nặng hơn, đặc biệt là vào ban đêm. Trẻ ho rất nhiều, thậm chí còn ho hơn 25 lần mỗi lần thở. Giữa các lần ho, trẻ khó thở và tạo ra âm thanh giống tiếng gà khi trẻ hít vào.
Nhận biết các cơn ho khác nhau để có cách giảm ho cho bé hiệu quả
3Khi nào nên giảm ho cho bé bằng thuốc
Bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ và chỉ sử dụng thuốc khi trẻ ho khan, ho do kích ứng, bé sốt cao khó hạ, trẻ nôn ói, bỏ ăn,… khi trẻ ho nhiều quá, mất sức thì hãy cho bé uống thuốc.
Nếu tình trạng của bé nặng đến mức ho nôn ra máu, bạn nên gấp rút tìm kiếm thuốc cho bé uống làm giảm ho cho bé và cần sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa phối hợp.
415 Cách giảm ho cho bé không dùng thuốc
Dưới đây là một số mẹo dân gian mà các bà mẹ “nguyên thuỷ” thường sử dụng để giảm ho cho bé, thay thế cho thuốc tây y, cực hiệu quả, cụ thể như sau:
Giảm ho cho bé với gừng
Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng giải hàn, giải độc,… nhờ có công dụng ấy, gừng là một bài thuốc nhân gian trong việc trị bệnh hô hấp, viêm họng, viêm phế quản,… chứa nhiều gingerol, được sử dụng hỗ trợ hoạt động tiêu hoá, giúp chống lại bệnh cúm và cảm lạnh thông thường.
Sau đây là cách thực hiện:
- Chuẩn bị một củ gừng nhỏ, hai muỗng đường phèn.
- Gừng gọt bỏ vỏ, đem đi rửa sạch, sau đó thái sợi.
- Đặt gừng và đường phèn vào chén.
- Đem đi cách thủy trong vòng 15-20 phút.
- Sau đó để nguội, loại bỏ phần rắn, chắt phần nước cho bé uống từ 2-3 lần/ngày.
Giảm ho cho bé với tỏi
Tỏi có tính kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt, thích hợp chữa trị các bệnh liên quan do nhiễm khuẩn, đến đường hô hấp. Đặc biệt trong tỏi có chứa hàm lượng germanium rất cao. Tỏi giúp nâng cao sức khoẻ và phòng tránh bệnh tật.
Sau đây là cách thực hiện:
- Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát và thêm một nửa bát nước.
- Lấy 1 viên đường phèn, hấp cách thuỷ 15 phút.
- Để ấm, lấy nước tỏi cho bé uống, ngày 2 – 3 lần/ngày.
Giảm ho bằng lá hẹ
Rau hẹ có nhiều công dụng như sau: có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay,… có tác dụng ôn trung, hành khí, tán hàn và giải độc. Thường được dùng trong các bài thuốc đau tức, ngã chấn thương, ho,…
Sau đây là cách thực hiện:
- Chuẩn bị 10g lá hẹ và 3 thìa cà phê mật ong.
- Sơ chế sạch phần lá hẹ rồi cắt khúc.
- Cho lá hẹ vào con bát nhỏ và thêm mật ong.
- Chưng cách thuỷ trong nồi khoảng 15 phút.
- Chắt lấy nước cốt, loại bỏ xác, rồi cho bé uống.
Giảm ho cho bé bằng lá hẹ
Giảm ho bằng quả lê
Lê là một loại trái cây có nhiều chất dinh dưỡng, có vị ngọt, tính mát, giúp ích rất nhiều trong việc chữa trị ho khan, ho dai dẳng,… Trong lê có nhiều vitamin C, vitamin K, kali, chất đạm, lê còn có một lượng lớn folate, provitamin A,…
Sau đây là cách thực hiện:
- Chuẩn bị một quả lê đã gọt vỏ, rửa sạch sau đó cắt ra thành từng miếng nhỏ.
- Cho lê vào một cái bát có nắp đậy, thêm 3 thìa mật ong và đem chưng cách thuỷ.
- Sau 15 – 20 phút, để nguội rồi cho bé uống.
Trị ho bằng lá húng chanh
Lá húng chanh theo y học cổ truyền húng quế có vị cay, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, dùng chữa viêm họng, giải cảm và chữa ho, cảm cúm,… Đây là phương thuốc thường dùng để sắc uống.
Sau đây là cách thực hiện:
- Rửa sạch 15 – 16 lá húng chanh, 4 – 5 quả quất xanh và sử dụng máy xay sinh tố xay nhuyễn.
- Sau đó thêm đường phèn, đem hỗn hợp hấp cách thủy khoảng 20 phút. Để nguội, lấy nước cốt đã loại bỏ xác cho bé uống liên tục 1 – 2 lần mỗi ngày đến khi hết ho
Nên sử dụng khi còn ấm hay nóng nhẹ, tránh để trẻ uống khi lạnh, hạn chế uống nguội để đường thở không bị kích thích.
Trị ho bằng củ cải trắng
Củ cải trắng là phương thuốc giảm ho cho bé được nhiều người sử dụng vì nó tự nhiên và an toàn. Củ cải trắng có tính thanh mát, giải độc cơ thể,…
Sau đây là cách thực hiện:
- Rửa sạch củ cải trắng dưới nước nhiều lần, gọt vỏ rồi cắt nhỏ như hạt lựu.
- Ép lấy nước bằng máy ép sinh tố.
- Gừng rửa sạch, thái miếng nhỏ
- Cho hỗn hợp gừng và nước củ cải với nhau vào nồi đun sôi.
- Đun được 10 phút thì cho mật ong vào, khuấy đều xong rồi tắt bếp.
- Cho bé uống khi còn ấm.
Trị ho cho trẻ với trứng gà
Trứng gà có nhiều dinh dưỡng cao, được coi là một bài thuốc chữa ho tại nhiều gia đình. Cách này vừa dễ dàng thực hiện và rẻ tiền.
Sau đây là cách thực hiện:
-
Bách hợp nên ngâm qua đêm, sau đó cho 2 bát nước vào nồi, đem đi sắc cùng còn lại khoảng 1 bát nước.
-
Cho lòng đỏ trứng vào nồi, khuấy đều đến khi chín trứng. Tước khi ăn nên lấy ra để nguội. Nên ăn 2 lần trong ngày.
Trị ho bằng nghệ tươi
Theo nhiều nghiên cứu cho biết chất curcumin trong nghệ tươi có đặc tính kháng viêm, chất chống oxy hóa cao giúp cho niêm mạc dạ dày tạo một lớp màng bảo vệ,… Với nhiều đặc tính như trên nghệ còn được dùng để giảm ho cho bé nên được nhiều bố mẹ tin dùng.
Sau đây là cách thực hiện:
-
Rửa sạch, cạo vỏ, rồi đem đi nghiền nhỏ.
-
Cho nghệ đã nghiền vào bát, thêm 1-2 viên đường phèn, thêm một ít nước.
-
Đem chưng cách thủy khoảng 15-20 phút.
Nghệ tươi giúp giảm ho cho bé hiệu quả
Trị ho bằng chanh
Chanh là loại một loại quả có đặc tính kháng khuẩn và vi rút mạnh. Khi được kết hợp đúng cách, chanh sẽ có tác dụng trị ho cho bé rất hiệu quả và tiêu diệt những cơn ho dai dẳng.
Sau đây là cách thực hiện: Pha nước cốt chanh với 1-3 muỗng mật ong, thêm nước ấm và uống khi còn ấm.
Sử dụng lá húng quế
Theo đông y húng quế có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa và thần kinh, trị các chứng đầy hơi, co thắt dạ dày, đau bụng, khó tiêu, chữa cảm lạnh, cảm cúm. Ngoài ra, húng quế còn là một loại hương liệu trong các món ăn như phở, mì,…
Sau đây là cách thực hiện:
- Hoa và lá húng quế đem đi giã nát.
- Cho nước lọc vào để lấy phần nước cốt, hòa chung nước cốt với nước khế ép, thêm đường phèn.
- Đi hấp cách thuỷ. Sau 30 phút mở nắp nếm thử, hãy điều chỉnh cho bé dễ uống.
Lá diếp cá giúp giảm ho
Diếp cá thường dễ tìm, đặc biệt là ở vùng nông thông. Lá diếp cá chứa chất quercetin và isoquercitrin nên có khả năng loại bỏ độc tố trong cơ thể rất tốt và các hợp chất flavonoid được tìm thấy trong rau diếp cá có khả năng chữa lành vết thương.
Một số công dụng khác của rau diếp cá: làm chắc thành mao mạch, lợi tiểu, sát khuẩn, chống viêm, thanh nhiệt. Đây là một bài thuốc giảm ho cho bé hiệu quả.
Sau đây là cách thực hiện:
- Nhặt bỏ những lá diếp cá bị vàng và héo.
- Rửa sạch với nước, rồi cho vào máy sinh tố để xay nhuyễn.
- Chế biến với một chút nước lọc, khuấy đều rồi lọc lấy nước.
- Cho khoảng 1-2 thìa mật ong vào hỗn hợp nước rau diếp cá rồi, khuấy đều rồi cho bé uống.
Rau cải cúc giảm ho hiệu quả
Theo nghiên cứu đông y cho biết rau cải cúc có vị ngọt, hơi đắng, thơm, tính hơi mát, không độc, thanh đàm hỏa, yên tâm khí. Rau có tác dụng chữa trị ho lâu ngày, chữa đau mắt, làm tán phong nhiệt.
Thường được sử dụng trị các bệnh như: ăn kém tiêu, viêm họng, viêm phế quản,… Thời xưa thường sử dụng loại rau này để giúp giảm ho cho bé rất công hiệu.
Sau đây là cách thực hiện:
- Lấy 150g rau cải cúc tươi, rửa sạch và để ráo nước.
- Cho vào tô, nấu cùng cháo, đổ cháo lên tô cải cúc.
- Để 5-10 phút cho chín rồi trộn đều lên.
- Mỗi ngày ăn 2-3 lần.
Lá và hoa khế giúp giảm ho cho bé
Lá và hoa khế có tác dụng giảm ho cho bé vì chúng có tính kháng viêm, chống dị ứng. Do đó, lá và hoa khế là một phương thuốc trị ho có thể giúp trẻ khắc phục được cơn ho “khó chìu”. Không những hỗ trợ trị ho mà lá và hoa khế còn có tác dụng lợi tiểu, sổ mũi, chấn thương,…
Sau đây là cách thực hiện:
- Dùng 100g lá khế đã được giã tươi cùng vài hạt muối.
- Lấy nước cốt, cho bé ngậm mỗi ngày 3 lần, 3 buổi sáng trưa tối, tiếp tục thực hiện vài ngày sẽ thấy hiệu quả.
- Sử dụng 12 gam hoa khế đen, rửa sạch.
- Đem tẩm với nước gừng, sau đó sắc nước cho trẻ uống mỗi ngày 3 lần.
Giảm ho bằng hoa hồng trắng
Hoa hồng trắng có vị ngọt, tính bình, mùi nhẹ, không độc. Công dụng phổ biến trong y học cổ truyền là hỗ trợ giảm ho cho bé rất công dụng.
Sau đây là cách thực hiện:
- Lấy cách hoa hồng trắng rửa sạch trộn với một lượng đường phèn vừa đủ.
- Đổ một ít nước lọc, đem hấp cách thuỷ rồi cho bé uống.
- 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần.
Giảm ho cho bé bằng hoa hồng trắng
Giảm ho với nước nóng
Nước nóng (nước ấm) với nhiệt độ khoảng 30 – 35 độ là nhiệt độ phù hợp giúp cơ thể cải thiện hoạt động của các hệ cơ quan, giúp giảm ho cho bé bằng cách làm ẩm đường thở, kích thích lưu thông máu ở khu vực cổ họng và kích ứng đường hô hấp.
Sau đây là cách thực hiện: Bạn có thể xả vòi sen chảy nước nóng trong phòng tắm và để hơi nước tràn ngập khắp phòng. Khóa vòi nước nóng lại, sau đó đưa bé vào trong phòng tắm. Hơi nước sẽ giúp làm giảm ho cho bé.
5Nên và không nên làm gì khi trẻ ho?
Nên làm gì khi trẻ ho?
Bạn cần cho bé uống nhiều nước để phòng chống nguy cơ mất nước khi viêm đường hô hấp. Cho trẻ ăn đủ chất, ưu tiên các món cháo, súp, các thực phẩm tăng sức đề kháng. Đây cũng là một trong những cách có thể giảm ho cho bé.
Không nên làm gì khi trẻ ho?
Không nên ép trẻ ăn nhiều, bởi trẻ thường cảm thấy khó chịu, cổ họng có nhiều đờm nên rất dễ nôn mửa. Cha mẹ cần lưu ý: tránh cho trẻ ăn đồ ăn lạnh, thực phẩm chưa chín. Không được cho bé ăn thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, hay thức ăn nhanh.
Hạn chế cho bé ăn thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo, nhiều gia vị dễ gây kích thích họng, tăng đờm nhớt, gây đầy bụng khó tiêu không giúp làm giảm ho cho bé mà còn khiến các triệu chứng trầm trọng hơn, bệnh lâu khỏi, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ.
6Đôi lời từ AVAKids
Ho là căn bệnh thường gặp ở bé nên bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp giảm ho cho bé mà AVAKids cung cấp. Tuy nhiên chỉ áp dụng cho những trường hợp ho nhẹ, nếu thấy bé không giảm sau khi áp dụng các biện pháp trên, bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
Thông tin mà AVAKids chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế bác sĩ chuyên khoa.
Bảo Nghi tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Thùy Trang