Có rất nhiều cha mẹ lo lắng, thậm chí hốt hoảng khi thấy trẻ bị nổi mẩn đỏ trên mặt, cổ, tay, chân hay trên người. Tuy nhiên, đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ và không phải lúc nào cũng nguy hiểm. Hãy cùng AVAKids tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
1Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đó có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó yếu tố phổ biến là do da của trẻ khá mỏng, dễ bị mẫn cảm với các tác nhân bên ngoài như thời tiết, bụi bẩn không khí,…
Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt, trẻ bị nổi mẩn đó khắp người có thể do trẻ bị chàm sữa, rôm sảy, mụn nhọt, rôm sảy, hăm tã, sởi, kê, sốt phát ban,… Các biểu hiện dễ nhận thấy trong mỗi trường hợp như sau:
- Trẻ bị chàm sữa: Khi bị chàm sữa, 2 má của trẻ xuất hiện những mụn nước li ti, da ửng đỏ và khô. Sau đó, những mụn nước sẽ vỡ ra và gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ.
- Trẻ bị mụn nhọt: Hiện tượng mụn nhọt khiến da trẻ bị mẩn đỏ thường xảy ra vào mùa hè. Mụn nhọt xuất hiện nhiều ở chân, tay, đầu và lưng của trẻ, kèm theo tình trạng sốt nhẹ. Nốt mụn có thể mọc ít hoặc nhiều, có mủ hoặc không có mủ, đỏ nhiều hay ít tùy thuộc vào giai đoạn và thời gian lưu lại trên da.
- Trẻ bị hăm tã: Hăm tã là hiện tượng trẻ bị nổi mẩn đỏ ở những vùng da có nếp gấp như bẹn, háng, cổ tay, cánh tay… do cha mẹ vệ sinh không đúng cách.
- Trẻ bị mụn sữa, kê sữa, nang kê: Trong trường hợp này, trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt hoặc xuất hiện những mụn trắng nhỏ li ti, gây ngứa.
Trẻ bị nổi mẫn đỏ có thể là do bệnh chàm sữa
2Cha mẹ cần xử lý thế nào khi trẻ bị nổi mẩn đỏ?
Thông thường, trẻ bị nổi mẩn đỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, nếu không xuất hiện thêm các triệu chứng như nôn trở hoặc sốt,… thì cha mẹ không nên quá lo lắng. Những nốt mẩn đỏ này sẽ biến mất sau một vài tuần mà không cần điều trị.
Dẫu vậy, cha mẹ cũng không nên chủ quan, trẻ cần được theo dõi và xác định nguyên nhân gây mẩn đỏ để có hướng xử lý kịp thời. Dưới đây là một số điều cha mẹ nên và không nên làm khi trẻ bị nổi mẩn đỏ.
Những điều cha mẹ không nên làm
- Không nên tắm rửa hoặc lau người trẻ quá kỹ. Da của trẻ còn mỏng và yếu, càng lau rửa kỹ da càng dễ bị kích ứng bởi các yếu tố bên ngoài.
- Không cố nặn hoặc làm vỡ những mụn nước li ti ở vùng da bị mẩn đỏ của trẻ. Có rất nhiều trường hợp trẻ bị nhiễm trùng do mụn bị vỡ.
- Không sử dụng thuốc hoặc kem bôi da cho trẻ khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Không dùng sữa tắm có chứa chất tẩy rửa, chất tạo bọt để tắm cho trẻ. Những hóa chất có trong các loại sữa tắm này sẽ làm cho tình trạng mẩn đỏ trên da trở nên nghiêm trọng hơn.
Không dùng sữa tắm có chứa chất tẩy rửa, chất tạo bọt (Ảnh: Freepik)
Những điều cha mẹ nên làm
- Giữ gìn vệ sinh thân thể cho trẻ bằng cách tắm nhanh hoặc lau người cho trẻ.
- Sau khi trẻ ăn và bú xong, cha mẹ cần vệ sinh cơ thể và miệng của trẻ.
- Luôn giữ không gian sinh hoạt, ăn ngủ của trẻ thoáng đãng, mát mẻ.
- Cha mẹ cần để ý hoạt động của trẻ, hạn chế tình trạng trẻ gãi do ngứa, làm vùng da mẩn đỏ bị trầy xước, nhiễm trùng.
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để tránh những mụn nước bị vỡ do cọ xát với quần áo.
- Sử dụng sữa tắm dành riêng cho do nhạy cảm.
- Cho trẻ uống nhiều nước, sữa, các loại thức uống có tác dụng làm mát, cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ.
Cho trẻ uống nhiều nước, sữa, các loại thức uống làm mát (Ảnh: Freepik)
Đôi lời từ AVAKids
AVAKids mong rằng, những thông tin được cung cấp trong bài viết này sẽ giúp cha mẹ có cách xử lý thích hợp khi trẻ bị nổi mẩn đỏ. Trong mọi trường hợp, cha mẹ nên giữ bình tĩnh, theo dõi tình trạng, hành vi và biểu hiện của trẻ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc kem bôi cho trẻ khi chưa có sự tham vấn từ bác sĩ.
Các bài viết của AVAKids/Vũ Trụ Bỉm Sữa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguyệt Minh tổng hợp