Mụn cóc là căn bệnh da liễu khiến nhiều người ám ảnh bởi tính mất thẩm mỹ của làn da. Vậy hiện nay có những cách điều trị mụn cóc nào hiệu quả, nên làm gì để bệnh không tái phát trở lại? Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ về các phương pháp trị mụn cóc triệt để, an toàn.
03/12/2020 | Phân biệt các loại mụn và cách điều trị hiệu quả trên khía cạnh y khoa03/12/2020 | Mụn trứng cá – nỗi lo không của riêng ai ở tuổi dậy thì03/12/2020 | Mụn ẩn là gì? Biện pháp ngăn ngừa mụn ẩn dưới da
1. Điều trị mụn cóc tại nhà
Sau một thời gian xuất hiện, các nốt mụn cóc sẽ tự biến mất mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp mụn lây lan nhanh và mọc sang nhiều vùng da khác nhau. Do đó, để tiêu diệt mụn tận gốc bạn có thể áp dụng cách điều trị mụn cóc từ các nguyên liệu tự nhiên:
Tỏi:
Allicin là một loại kháng sinh thực vật chứa nhiều trong tỏi, có khả năng sát trùng tốt. Vì vậy, bạn có thể sử dụng tỏi để lột bỏ các nốt mụn cóc thông qua cách làm dưới đây:
-
Chuẩn bị một vài tép tỏi, rửa sạch rồi đem giã nát.
-
Thoa trực tiếp lên bề mặt nốt mụn phần nước cốt tỏi vừa thu được.
-
Giữ yên trong khoảng 2 – 3 giờ và rửa mặt lại bằng nước ấm.
Để mang lại hiệu quả, bạn nên kiên trì thực hiện cách làm này mỗi ngày trong vòng 3 – 4 tuần.
Allicin là một loại kháng sinh thực vật chứa nhiều trong tỏi, có khả năng sát trùng, diệt khuẩn tốt
Giấm táo:
Sử dụng giấm táo pha loãng với nước là một trong những mẹo điều trị mụn cóc đơn giản tại nhà. Bởi vì, trong nguyên liệu này chứa nhiều acid malic, acid lactic, acid salicylic,… có khả năng ăn mòn các nốt mụn, ngăn chặn sự lây lan của HPV.
Khi tiếp xúc với acid có trong giấm, làn da có thể bị kích ứng hoặc nặng hơn là bỏng hóa chất. Vì vậy, bạn nên pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 2 : 1. Sau đó, dùng bông y tế thấm vào dung dịch vừa pha được bôi trực tiếp lên nốt mụn và băng kín trong vòng 3 – 4 giờ rồi mới tháo ra.
Để bệnh nhanh lành, bạn nên bôi giấm táo đều đặn mỗi ngày. Trong trường hợp, vùng da có vết thương hở thì tuyệt đối không điều trị mụn cóc bằng cách này.
Lá tía tô:
Trong lá tía tô chứa Limonene và Perillaldehyde, là hai hợp chất có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của virus HPV. Để chữa trị mụn cóc, bạn có thể làm theo cách dưới đây:
-
Chuẩn bị một vài lá tía tô đã được rửa sạch, rồi đem giã nát.
-
Đắp lên bề mặt các nốt mụn phần bã vừa giã và dùng khăn sạch hoặc gạc băng cố định. Để tránh xê dịch vết đắp, bạn nên thực hiện cách làm này vào buổi tối trước khi đi ngủ.
-
Sáng hôm sau, thì tháo băng và dùng nước sạch để rửa mặt .
Sau vài tuần thực hiện cách chữa trị này, bạn sẽ thấy các nốt mụn bị teo nhỏ dần, rồi tự bong ra và biến mất hoàn toàn.
Lá tía tô chứa Limonene và Perillaldehyde, là hai hợp chất có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của virus HPV
2. Điều trị mụn cóc bằng thuốc
Các nốt mụn cóc lành tính có thể chữa khỏi nhanh chóng bằng thuốc bôi tại chỗ. Để tránh xảy ra các tác dụng phụ nguy hiểm, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được hướng dẫn và tư vấn về các loại thuốc điều trị mụn cóc tại nhà:
Cantharidin:
Nhờ khả năng gây hoại tử lớp thượng bì và loại bỏ nốt mụn cóc ra khỏi bề mặt da, Cantharidin được bác sĩ chỉ định dùng trong điều trị khoảng 3 – 4 tuần. Ngoài ra, Acid trichloracetic 80% cũng có khả năng gây hoại tử da, nên bạn có thể bôi thuốc 4 lần/tuần cho đến khi hết mụn. Để tránh xảy ra tác dụng phụ không mong muốn hoặc để lại sẹo, bạn cần chú ý, không bôi thuốc lên niêm mạc, vùng da lành, gần mắt, cơ quan sinh dục,…
Acid Salicylic:
Với nồng độ 5 – 40%, Acid Salicylic có tác dụng bong tróc lớp sừng của da, từ đó làm mỏng các nốt mụn. Trong quá trình sử dụng, bạn nên bôi thuốc trực tiếp lên vị trí da mụn, tuyệt đối không bôi lên vùng da lành, mụn ruồi, niêm mạc hoặc sùi mào gà. Nếu không may để thuốc dây vào mắt, việc đầu tiên bạn nên làm là rửa mắt với nước sạch trong vòng 15 phút, sau đó nhanh chóng đến bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lý kịp thời.
Nên bôi thuốc trực tiếp lên vị trí da mụn, không bôi lên vùng da lành, mụn ruồi, niêm mạc hoặc sùi mào gà
3. Các phương pháp trị mụn cóc ở bệnh viện
Khi cơ thể bắt đầu xuất hiện các nốt mụn cóc, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và tư vấn về các cách điều trị mụn cóc. Dưới đây là một số phương pháp chữa trị tại bệnh viện mà bạn có thể áp dụng:
Đốt điện:
Cách điều trị mụn cóc bằng dòng điện cao tần thường được chỉ định trong trường hợp mụn có kích thước nhỏ dưới 1cm và mọc ở vị trí giải phẫu khó. Để lấy hết nhân và rễ mụn, bác sĩ sẽ khoét sâu vào tổ chức da. Điều này sẽ giúp bệnh không tái phát trở lại nhưng khiến vết thương lâu lành và dễ bị nhiễm trùng nếu không chăm sóc cẩn thận.
Áp lạnh:
Áp lạnh là cách điều trị mụn cóc được chia làm nhiều đợt. Mỗi đợt, bác sĩ sẽ phun nitơ lỏng vào mụn cóc. Lúc này, các nốt phỏng và mụn nước bắt đầu hình thành xung quanh mụn. Hiện tượng này, nếu kéo dài qua nhiều ngày sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn. Sau một thời gian, các mô chết của tổ chức mụn sẽ tự bong tróc ra. Do đó, vùng da mụn được chữa khỏi hoàn toàn, không để lại sẹo hay bị làm biến đổi màu sắc.
Tiểu phẫu:
Bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu đối với những nốt mụn nằm ở vị trí bằng phẳng, có kích thước dưới 2cm. Trước khi cắt bỏ tổ chức mụn, người bệnh sẽ được gây tê tại chỗ để giảm cảm giác đau đớn. Mổ xong, toàn bộ vết thương sẽ được khâu kín. Đây là phương pháp trị mụn cóc ít gây nhiễm trùng, thời gian lành vết thương nhanh. Tuy nhiên, bệnh dễ quay trở lại do nhân và rễ mụn không được lấy hết.
Bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu đối với những nốt mụn nằm ở vị trí bằng phẳng, có kích thước dưới 2cm
Hiện nay, ngày càng có nhiều cách chữa trị mụn cóc hiệu quả và ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi phát hiện các dấu hiệu của mụn, bạn nên tìm gặp bác sĩ để có phương pháp chữa trị phù hợp, tránh hiện tượng lây nhiễm sang vùng da khác. Để vết thương nhanh lành và không bị nhiễm trùng, bạn nên theo dõi và làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nốt mụn xuất hiện các triệu chứng bất thường như: sưng, nóng, đỏ, tiết dịch,… bạn cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.