Mụn ở trán: Yếu tố nguy cơ và cách điều trị hiệu quả – YouMed

Mụn xảy ra khi các tuyến nhỏ bên dưới bề mặt da bị tắc nghẽn. Nó có thể xuất hiện ở trán hoặc ở nhiều vị trí trên cơ thể. Thay đổi nội tiết tố, căng thẳng và vệ sinh kém đều là những nguyên nhân phổ biến gây ra mụn ở trán. Tình trạng mụn không gây ra bất kỳ rủi ro sức khỏe nghiêm trọng nào, nhưng có thể gây khó chịu. Hãy cùng tìm hiểu về tình trạng nổi mụn ở trán qua bài viết dưới đây của Bác sĩ Da liễu Nguyễn Thị Thảo.

Nguyên nhân nào khiến mụn xuất hiện ở trán

Mụn ở trán thường gặp ở lứa tuổi dậy thì do lượng hormone thay đổi.

Mụn là một tình trạng da mãn tính, các loại mụn thường gặp:1

  • Mụn đầu trắng.
  • Mụn đầu đen.
  • Mụn nhọt.
  • Mụn nang.
  • Mụn sẩn viêm.

Mụn thường xuất hiện ở mặt, vai, lưng, ngực và cánh tay. Khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn do bã nhờn, tế bào da chết hoặc vi khuẩn. Chúng có thể bị viêm và khiến mụn phát triển.1

Mụn ở trán: Yếu tố nguy cơ và cách điều trị hiệu quả
Một số lý do khiến da bị mụn như lỗ chân lông bị tắt nghẽn bởi bã nhờ, vi khuẩn

Các yếu tố khác1

Một số yếu tố có thể làm tăng khả năng sản xuất bã nhờn. Bã nhờn dư thừa làm tăng khả năng phát triển của mụn trứng cá và mụn nhọt. Các yếu tố bao gồm:

  • Thay đổi nội tiết tố: Mụn ở trán đặc biệt phổ biến trong giai đoạn dậy thì do nồng độ hormone dao động đáng kể trong giai đoạn này.
  • Căng thẳng: Có mối liên hệ giữa căng thẳng và sự bùng phát của mụn.
  • Thuốc men: Một số loại thuốc có thể gây ra mụn như một tác dụng phụ. Ví dụ bao gồm một số steroid, thuốc chống co giật, thuốc an thần hoặc lithium.
  • Vấn đề vệ sinh: Không gội đầu và không rửa mặt thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng tiết dầu trên trán làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Sản phẩm dành cho tóc: Một số sản phẩm dành cho tóc, chẳng hạn như gel, dầu hoặc sáp tạo kiểu có liên quan đến việc bùng phát mụn.
  • Các vật dụng tiếp xúc da: Như mũ, băng đô… có thể gây kích ứng trán và cũng dẫn đến mụn. Thường xuyên chạm tay vào trán cũng có thể làm nặng thêm tình trạng mụn.
Rất hay:  Rất Hay Top 25 iphone trôi bảo hành là gì [Hay Lắm Luôn]

Mụn ở trán nói lên điều gì?

Có nghiên cứu đã cho rằng việc mụn mọc ở trán có thể là do ảnh hưởng xấu bởi tâm lý và giấc ngủ. Những người bị trầm cảm, mất ngủ và có các vấn đề về tâm lý có thể gặp phải tình trạng này nhiều hơn.2

Mụn ở trán cũng có thể do mỹ phẩm. Mụn là dấu hiệu của việc tẩy trang hoặc gội đầu không đúng cách.

Cách điều trị mụn ở trán

Các phương pháp điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mụn.

Thuốc không kê đơn (OTC)134

Hầu hết mọi người có thể điều trị mụn ở trán bằng thuốc không kê đơn (OTC).

Có rất nhiều loại gel, xà phòng và kem để điều trị mụn. Các sản phẩm này thường chứa một hoặc nhiều thành phần hoạt tính sau:

  • Benzoyl peroxide.
  • Axit salicylic.
  • Retinol.
  • Resorcinol.

Mức độ hiệu quả của các phương pháp điều trị có thể khác nhau giữa mỗi người. Vì vậy, bạn có thể thử nhiều loại khác nhau xác định phương pháp nào phù hợp với bản thân nhất.

Mụn ở trán có thể mất vài tuần để khỏi hoàn toàn, bạn cần phải kiên nhẫn với các phương pháp điều trị này. Một số người cũng gặp các tác dụng phụ nhẹ, chẳng hạn như kích ứng da trong giai đoạn đầu điều trị.

Thuốc được kê đơn13 4

Đối với những người bị mụn ở trán nặng hơn, có thể chuyển sang dùng thuốc được kê toa. Bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng của bạn và xác định phương pháp điều trị tốt nhất.

Rất hay:  Hướng dẫn 3 cách tính trung bình trên excel 2017, 2010, 2013, 2016

Thuốc theo toa cho mụn ở trán có thể ở dạng uống hoặc kem bôi tại chỗ:

  • Thuốc corticosteroid.
  • Chất chống vi trùng.
  • Thuốc kháng sinh.
  • Retinoids.
  • Thuốc tránh thai kết hợp.
Mụn ở trán có thể xử trí bằng dùng thuốc
Mụn ở trán có thể xử trí bằng dùng thuốc

Cách phòng ngừa mụn ở trán

Hãy thử các mẹo sau để ngăn ngừa mụn ở trán và các bộ phận khác trên khuôn mặt của bạn:1

  • Rửa mặt: Bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ hai lần một ngày bằng nước ấm và nhẹ nhàng lau khô. Đừng chà xát mạnh vì có thể khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.
  • Gội đầu thường xuyên: Nếu tóc bạn tiết nhiều dầu, hãy sử dụng các sản phẩm làm giảm dầu và gội đầu thường xuyên.
  • Tránh sử dụng dầu hoặc các sản phẩm tạo kiểu trên tóc: Nếu bạn phải sử dụng, hãy lau sạch trán sau đó bằng khăn ẩm.
  • Không nên cắt tóc mái hoặc dùng dây buộc tóc để kéo tóc xa khỏi da: Tóc mái có thể gây ra mụn ở trán.
  • Tránh đeo băng đô hoặc mũ có vành chạm trán.
  • Tránh chạm tay vào da: Giúp vi khuẩn không xâm nhập vào lỗ chân lông. Nếu bạn phải chạm vào trán, hãy rửa tay thật sạch.
  • Sử dụng mỹ phẩm có nhãn “không gây dị ứng”: Chúng sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn.
  • Không sử dụng các sản phẩm có thể gây kích ứng da: Như sữa rửa mặt có chứa cồn.
Gội đầu thường xuyên và đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng này
Gội đầu thường xuyên và đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng này

Khi nào đến gặp bác sĩ?

Hầu hết các nốt mụn ở trán đều có thể chữa trị với các phương pháp điều trị không kê đơn. Tuy nhiên, đối với một số người, mụn trứng cá là một vấn đề dai dẳng và không thể biến mất nếu không có đơn thuốc của bác sĩ.

Rất hay:  3 Cách Đặt Tên Facebook 1 Chữ Siêu Dễ Và Nhanh Chóng

Đặc biệt, việc loại bỏ mụn sẩn viêm hoặc mụn nang là rất khó. Nếu bạn bị loại mụn đó, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để thảo luận về các lựa chọn điều trị tránh để lại vết thâm hoặc sẹo.

Trán là một vị trí thường xuyên nổi mụn. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể tìm hiểu thêm về lý do tại sao mụn ở trán lại xuất hiện, phải làm gì và cách ngăn ngừa mụn trong tương lai để có làn da mịn màng và khỏe mạnh.