Cách trị nám gò má tại nhà an toàn và hiệu quả nhất

Nám da vùng gò má là bệnh lý hình thành các đốm nhỏ màu vàng hay nâu trên da, lâu dần phát triển thành mảng lớn ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Để điều trị tình trạng này cần có thời gian cùng với phương pháp chăm sóc da hợp lý. Hiện nay, có nhiều cách trị nám gò má tại nhà vừa an toàn mà đem lại hiệu quả cao, xin chia sẻ đến các bạn qua bài viết dưới đây.

1. Nám da mặt vùng gò má là gì? Đối tượng thường gặp

Sự tăng sinh quá mức sắc tố melanin trên da là nguyên nhân gây nên tình trạng nám da. Vùng gò má là nơi có diện tích tiếp xúc rộng, nhạy cảm với thay đổi bên trong cơ thể cũng như tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, nám da mặt vùng gò má thường gặp nhất, khi đó trên da xuất hiện những đốm tròn nhỏ, màu sắc có thể thay đổi từ vàng đến nâu đen.

Những đối tượng có nguy cơ bị nám gò má: trên thực tế thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, đặc biệt tình trạng này xuất hiện ở phụ nữ sau sinh và phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh. Những người thường xuyên làm việc trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại cho da như ánh nắng mặt trời, khói bụi, các bức xạ điện từ,…Đối với những người có làn da mỏng, dễ bị kích ứng, tổn thương trên da cũng có khả năng bị nám da.

Nám da vùng gò má thường gặp ở phụ nữ sau sinh hoặc giai đoạn tiền mãn kinh

2. Nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng nám gò má

2.1. Rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết có liên quan chặt chẽ với sự biến đổi sắc tố da do các hoocmon thúc đẩy sự hoạt động mạnh mẽ của melanin gây nên nám. Quá trình thay đổi này thường xảy ra ở người phụ nữ, phổ biến trong các giai đoạn độ tuổi dậy thì, phụ nữ sau sinh hoặc thời kỳ tiền mãn kinh. Với tính chất mỏng, bên dưới vùng da ở gò má có các cơ quan thần kinh, làn da nhạy cảm với các tác động trong cơ thể, mất đi sự cân bằng, từ đó dễ hình thành nám so với các vùng da khác.

2.2. Yếu tố di truyền

Nghiên cứu cho thấy, khi trong gia đình có người thân là bà, mẹ, chị có truyền thống bị nám thì khả năng cao có nguy cơ di truyền cho thế hệ sau. Nám có thể xuất hiện sớm hoặc ở một độ tuổi nhất định nào đó mà trên thực tế đã chứng minh nhiều trường hợp gặp phải tình trạng này.

Rất hay:  [Update 2023] Chi tiết cuộc thi tiếng Anh IOE và cách luyện ... - Flyer

2.3. Các tác động từ môi trường bên ngoài

Những yếu tố có hại từ môi trường bên ngoài như ánh nắng mặt trời, khói bụi,…khi tiếp xúc thường xuyên, làn da không được che chắn, bảo vệ đúng cách cũng dẫn đến tình trạng nám da. Cụ thể các tác nhân này gây tổn thương biểu bì da, làm phá vỡ cấu trúc collagen, kích thích tăng sản sinh melanin gây nám da.

Tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời có nguy cơ gây nám gò má

2.4. Căng thẳng, stress kéo dài

Tình trạng căng thẳng, stress kéo dài kéo theo nhiều sự thay đổi, ảnh hưởng trầm trọng đến cơ thể như rối loạn nội tiết, trao đổi chất. Cơ thể mệt mỏi, mất ngủ cùng với chế độ sinh hoạt, ăn uống bị tác động tiêu cực. Điều này không chỉ giảm chất lượng cuộc sống mà còn tăng nguy cơ làn da của bạn sẽ bị lão hóa nhanh chóng và xuất hiện nám.

3. Nám gò má có chữa được không?

Nám gò má có thể chữa trị được nếu sớm lựa chọn được đúng phương pháp can thiệp để loại bỏ chúng. Hiện nay có nhiều cách trị nám gò má hiệu quả, tuy nhiên để đem lại hiệu quả như mong muốn tránh tái phát thì cần chăm sóc da đúng cách kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ. Điều trị nám da ngay từ khi phát hiện, đòi hỏi phải kiên trì, quyết tâm cao vì thường mất nhiều thời gian, trải qua liệu trình điều trị lâu dài.

4. Cách trị nám gò má tại nhà

4.1. Sử dụng kem chống nắng hàng ngày

Để tránh các tác động từ môi trường bên ngoài đến làn da thì bạn nên sử dụng kem chống nắng hàng ngày. Chống nắng cho da bằng cách sử dụng kem chống nắng có chứa chỉ số SPF từ 30 trở lên kể cả khi ra ngoài trời hay ở trong nhà giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, các ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử,…

Sử dụng kem chống nắng hàng ngày bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV

Rất hay:  4 cách trị sổ mũi ở bà bầu đơn giản mà an toàn cho mẹ và bé

4.2. Che chắn kĩ vùng gò má nhất là khi tiếp xúc với ánh nắng

Ngoài việc sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da thì các biện pháp che chắn cho da, đặc biệt vùng gò má khi tiếp xúc với ánh nắng là rất cần thiết. Những phụ kiện như váy, áo chống nắng, khẩu trang, kính râm, mũ nón,…có thể xem như là những món đồ không thể thiếu của nhiều cô gái song chúng lại có tác dụng chống nắng hiệu quả.

4.3. Có chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ dinh dưỡng tác động trực tiếp tới việc ngăn ngừa cũng như hiệu quả điều trị nám gò má. Theo các chuyên gia da liễu, người bị nám da nên bổ sung các nhóm thực phẩm chứa vitamin A, vitamin E, vitamin B12, vitamin C, nhóm thực phẩm chứa kẽm… đây là các thành phần có khả năng điều hoà lượng sắc tố melanin trên bề mặt da, giúp ngăn ngừa lão hoá, làm sáng da và mờ vết thâm.

Bổ sung thực phẩm chứa vitamin, kẽm…tốt cho da

Bên cạnh đó, cần lưu ý đến những thực phẩm có khả năng khiến nám da lây lan rộng, làm quá trình điều trị khó khăn hơn. Hạn chế các đồ ăn, gia vị cay nóng, các chất kích thích (rượu, bia, cà phê,…) do chúng làm quá trình trao đổi chất bị hạn chế, gây tăng sắc tố nám da.

4.4. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Một cách trị nám gò má tại nhà bạn cần quan tâm để quá trình chăm sóc làn da đạt hiệu quả tốt nhất là cần phải xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Thời điểm sau 23h là lúc làn da tái tạo mạnh mẽ nhất, do đó bạn nên đi đủ sớm, ngủ sâu và đủ giấc mỗi ngày.

Đi đủ sớm, ngủ sâu và đủ giấc mỗi ngày

4.5. Sử dụng thuốc bôi có hoạt chất trị nám

Nhiều loại thuốc, kem bôi điều trị nám hiện nay thường được kết hợp bởi nhiều hoạt chất khác nhau để tăng hiệu quả điều trị và hạn chế các tác dụng phụ. Các thành phần thường chứa trong thuốc bôi dùng trong điều trị nám như hydroquinone, Kojic acid, Arbutin, retinol, AHA,.. đều có chung cơ chế chính là tác động vào toàn bộ quá trình tổng hợp sắc tố melanin gây nám da.

4.6. Sử dụng thuốc uống trị nám theo hướng dẫn bác sĩ

Tuỳ thuộc vào tình trạng nám cũng như cơ địa mà mỗi người bệnh sẽ lựa chọn sử dụng thuốc uống trị nám thích hợp. Tuy nhiên, việc lựa chọn các sản phẩm này cần có sự đánh giá, tư vấn từ chuyên gia về da liễu và sự tuân thủ điều trị nghiêm ngặt của người bệnh sẽ quyết định rất nhiều đến hiệu quả điều trị.

Rất hay:  Hướng dẫn cách sút bóng mạnh cơ bản - Zocker

Sử dụng thuốc uống trị nám theo hướng dẫn bác sĩ

4.7. Bổ sung estrogen từ thực vật

Các estrogen từ thực vật khi được bổ sung vào cơ thể có khả năng bù đắp estrogen nội sinh bị thiếu hụt, cân bằng nội tiết tố nữ. Đặc biệt với tác động thúc đẩy cơ thể sản sinh ra collagen và elastin ổn định, giúp làm giảm tình trạng nám, da sáng đều màu hơn. Các thực phẩm giàu estrogen thực vật gồm: hạt ngũ cốc, hoa quả khô, trái cây tươi, rau cải xoăn, rau chân vịt, bông cải xanh, bí đỏ, củ cải, hạt đậu nành…

4.8. Bổ sung omega- 3

Omega-3 chứa dưỡng chất mang lại lợi ích tốt cho cơ thể, ngăn ngừa nhiều bệnh lý. Đối với làn da, bổ sung omega-3 có tác dụng trực tiếp chống lại quá trình oxy hóa, giúp liên kết collagen, tăng cường đàn hồi, giữ ẩm cho làn da giúp chữa nám da mặt, ngăn ngừa quá trình lão hóa da.

Bổ sung Omega-3 giúp ngăn ngừa lão hoá, làm đẹp da

4.9. Tránh căng thẳng, stress

Một trong những cách chăm sóc da bị nám đơn giản, hiệu quả là tránh những căng thẳng, stress thường xuyên. Để giữ tinh thần thoải mái, thư giãn, có thể nghe nhạc nhẹ không lời, đọc sách, chơi game giải trí, ngồi thiền hay vận động cơ thể, tập luyện thể thao sau khi làm việc.

5. Lưu ý khi trị nám gò má tại nhà

Trong quá trình trị nám gò má tại nhà bạn nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Để lựa chọn cách chăm sóc da bị nám phù hợp và hiệu quả nhất, trước tiên bạn cần xác định nguyên nhân gây bệnh và tìm hiểu các bước chăm sóc da cần thiết.
  • Kết hợp cách trị nám gò má tại nhà cùng với một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để có một sức khỏe tốt nhất.
  • Kiên trì, có kế hoạch cụ thể trong liệu trình điều trị trong thời gian dài thì mới có kết quả.

BS Chu Thị Thanh Hoài