Một số cách trị nghẹt mũi cho bà bầu hiệu quả

Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi ở bà bầu và có phương pháp nào để cải thiện triệu chứng này không? Cùng tham khảo nguyên nhân và cách trị nghẹt mũi cho bà bầu trong bài viết bên dưới nhé.

Nguyên nhân dẫn đến nghẹt mũi khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghẹt mũi khi mang thai. Trong đó có 4 nguyên nhân thường gặp nhất như:

Viêm mũi thai kỳ

Viêm mũi thai kỳ là một tình trạng bà bầu bị viêm mũi kéo dài khoảng 6 tuần trong quá trình mang thai mà không có phương pháp chữa trị. Thông thường, viêm mũi thai kỳ sẽ khỏi trong 2 tuần đầu sau sinh. Khi phụ nữ mang thai, hàm lượng estrogen tăng cao làm cho niêm mạc mũi bị sưng lên, hình thành nên nhiều chất nhầy. Bên cạnh đó, lưu lượng máu tăng cao khiến mạch máu nhỏ trong mũi bị sưng lên và gây ra nghẹt mũi.

Theo một số nghiên cứu, viêm mũi thai kỳ là một bệnh khá phổ biến, có khoảng 30% bà bầu gặp trường hợp này và xuất hiện vào tuần thứ 13-21 hoặc những tuần cuối của thai kỳ.

Bệnh viêm mũi thai kỳ rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý về đường hô hấp thông thường nên các mẹ bầu cần lưu ý và tránh việc dùng thuốc không đúng, ảnh hưởng đến thai nhi.

Một số cách trị nghẹt mũi cho bà bầu hiệu quả 1

Viêm mũi thai kỳ là một tình trạng bà bầu bị viêm mũi kéo dài khoảng 6 tuần thai kỳ

Viêm xoang

Đối với trường hợp mẹ bầu bị nghẹt mũi kèm theo các triệu chứng như sốt, khứu giác bị giảm, nhức đầu, chất nhầy màu vàng hoặc xanh,… thì có thể mẹ đã bị bệnh viêm xoang, vì thể cần phải đi kiểm tra để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị thích hợp.

Nhiễm trùng hoặc cảm lạnh

Nếu nghẹt mũi đi kèm với các triệu chứng khác như hắt hơi, đau họng, ho thì có nhiều khả năng mẹ bầu đã bị cảm lạnh. Do đó, các mẹ nên thăm khám ở bệnh viện để được bác sĩ chữa trị nhằm chấm dứt bệnh và không còn cảm thấy khó chịu nữa.

Rất hay:  Các đặc trưng của phong cách thiết kế nội thất kiểu Hàn Quốc

Một số cách trị nghẹt mũi cho bà bầu hiệu quả 2

Nghẹt mũi đi kèm với hắt hơi thì nhiều khả năng mẹ bầu đang bị cảm lạnh

Dị ứng

Trong thời kỳ mang thai, bà bầu có thể bị dị ứng với nhiều món ăn, nhiều chất mà trước đây chưa từng bị. Dị ứng có thể kèm theo nhiều triệu chứng khác như nghẹt mũi, ngứa mũi, ngứa cổ họng, hắt hơi,…

Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi?

Nghẹt mũi khi mang thai làm cho việc thở bằng mũi sẽ trở nên khó khăn hơn cho mẹ bầu. Vì thế các mẹ bầu thường chọn việc thở bằng miệng để cảm thấy dễ chịu hơn. Nghẹt mũi ở bà bầu sẽ khiến mẹ không cung cấp đủ oxy cho nhu cầu cơ thể, tình trạng thiếu oxy ở mẹ và bé sẽ dẫn tới một số biến chứng như:

  • Tăng huyết áp thai kỳ.
  • Tăng nguy cơ bị tiền sản giật.
  • Thai nhi trong bụng mẹ không được cung cấp đủ oxy, khiến bé bị chậm phát triển bên trong tử cung mẹ.
  • Chất lượng ngủ bị giảm sút, khiến mẹ mệt mỏi, căng thẳng và suy nhược cơ thể.

Nghẹt mũi trong thời kỳ mang thai do bệnh viêm mũi thai kỳ gây ra không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và thường sẽ khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài không khỏi có thể khiến sức khỏe của mẹ và bé bị suy giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Theo một số nghiên cứu, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu mẹ bầu bị sốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và là nguyên nhân dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Việc ho, hắt hơi của mẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của thai nhi, chúng tạo áp lực lên vùng bụng, tăng nguy cơ động thai và thậm chí là sảy thai. Dù tỷ lệ này không cao nhưng mẹ bầu cũng hết sức cẩn thận, không được chủ quan.

Rất hay:  Gợi Ý Top 21 notion nghĩa là gì [Hay Lắm Luôn]

Khi bị nghẹt mũi do các bệnh lý về hệ hô hấp, hệ miễn dịch của mẹ lúc này bị suy yếu. Đây cũng là một cơ hội tốt để vi khuẩn, virus xâm nhập vào hệ hô hấp. Những tác nhân gây hại này có tác động xấu đến thai nhi, có thể gây nhiễm trùng bào thai và suy dinh dưỡng thai nhi. Do đó, dù nghẹt mũi do sinh lý hay bệnh lý thì mẹ bầu cũng cần quan tâm đến sức khỏe và không được chủ quan nhé.

5 cách trị nghẹt mũi cho bà bầu

Súc miệng bằng nước muối

Muối là một nguyên liệu có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Đây là cách trị nghẹt mũi cho bà bầu tại nhà rất hiệu quả mà không ảnh hưởng đến thai kì. Vì vậy, các mẹ bầu thường xuyên phải súc miệng với nước muối để ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm mũi tấn công xuống họng, đồng thời khi súc miệng, một phần nước muối sẽ bị trở ngược lên mũi giúp mũi sạch hơn.

Bên cạnh đó, các mẹ bầu có thể sử dụng nước muối để rửa mũi giúp đẩy dịch nhầy đọng trong mũi ra bên ngoài. Mỗi ngày 2-3 lần rửa mũi sẽ giúp mũi sạch hơn, mũi thông thoáng, không còn nghẹt nữa.

cách trị nghẹt mũi cho bà bầu bằng nước muối

Súc miệng với nước muối để ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm mũi tấn công xuống họng

Uống nhiều nước

Bổ sung nhiều nước cho cơ thể sẽ giúp làm lỏng dịch đặc ở mũi và cải thiện triệu chứng nghẹt mũi khi mang thai. Để tốt hơn cho cơ thể, mẹ bầu nên uống nước ấm hoặc pha cùng với mật ong, chanh để hỗ trợ điều trị tình trạng nghẹt mũi tốt hơn.

Trà gừng

Gừng là một loại củ có tác dụng chống viêm tốt nên khi bà bầu bị nghẹt mũi có thể sử dụng vài lát gừng tươi, một thìa mật ong pha với nước ấm để uống. Trà gừng mật ong sẽ giúp làm ấm các cơ quan hệ hô hấp, cải thiện nghẹt mũi khi mang thai. Ngoài ra, trà gừng cũng khá tốt cho thai nhi.

Rất hay:  Cách giữ thăng bằng khi đi xe đạp giúp học lái xe nhanh hơn

Bổ sung vitamin C

Nạp thêm vitamin C cũng là cách trị nghẹt mũi cho bà bầu hiệu quả. Vitamin C có công dụng tăng sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, ngăn chặn sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus. Mẹ bầu bị nghẹt mũi khi mang thai cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C để cơ thể chống chọi lại các loại vi khuẩn gây hại, đồng thời nhanh chóng loại bỏ chứng nghẹt mũi.

Một số cách trị nghẹt mũi cho bà bầu hiệu quả 4

Bổ sung vitamin C để cơ thể chống chọi lại các loại vi khuẩn gây hại là cách trị nghẹt mũi cho bà bầu tại nhà hiệu quả.

Xông hơi

Bên cạnh các phương pháp trên, xông hơi cũng là một cách trị nghẹt mũi cho bà bầu, được nhiều mẹ bầu áp dụng. Biện pháp này tuy chỉ mang tính tạm thời, không dứt điểm nhưng sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ thở hơn, đường thở được thông thoáng. Mẹ có thẻ xông trực tiếp bằng cốc hoặc nồi nước nóng, hoặc có thể dùng khăn thấm nước ấm rồi đắp lên mặt. Các mẹ có thể nhỏ thêm 1-2 giọt tinh dầu để được thông thoáng.

Nghẹt mũi ở bà bầu tuy không quá nghiêm trọng nhưng bạn không được chủ quan. Bởi vì có thể nghẹt mũi là một dấu hiệu để bạn nhận biết được các bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị nhé. Hi vọng các chia sẻ về cách trị nghẹt mũi cho bà bầu sẽ mang lại thêm các thông tin hữu ích cho mẹ bầu.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp