Ngứa họng ho khan là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Ngứa họng ho khan là tình trạng ho kèm theo các chất nhầy, dịch ở người lớn và trẻ nhỏ. Tình trạng ho khan kéo dài, có xu hướng xảy ra vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ và gián đoạn cuộc sống của người bệnh. Cũng có thể, đấy là dấu hiệu về những căn bệnh nguy hiểm mà người bệnh có thể gặp phải.

Ngứa họng, ho khan có nguy hiểm không?

Các cơn ngứa họng ho khan có thể do biểu hiện của các bệnh lý đang gặp phải.

Cảm lạnh, cảm cúm

Hầu hết các cơn ngứa họng ho khan xảy ra là do bạn đang bị cảm cúm do virus. Các cơn ho khan sẽ kết thúc trong một tuần sau đó. Tuy có thể tự khỏi, nhưng bệnh lại gây ảnh hưởng đến niêm mạc mũi, xoang nhạy cảm. Các cơn ho khan sẽ xảy ra khi cổ họng của bạn khô nhất. Đó là thời điểm buổi đêm hoặc trong giấc ngủ.

Viêm phổi, viêm phế quản

Các cơn ngứa họng ho khan về đêm cũng có thể là biểu hiện của các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi, viêm amidan. Tình trạng ho sẽ xuất hiện nhiều hơn khi các cơ quan này bị nhiễm trùng dẫn đến bệnh mãn tính có nguy cơ tử vong. Vì thế, trong trường hợp này, người bệnh cần được thăm khám và điều trị nhanh chóng nhất để tránh được những biến chứng nguy hiểm

Trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày sẽ dẫn đến tình trạng ợ hơi bên trong khi ngủ, gây ra các kích thích ở vùng họng tạo cảm giác ngứa, xuất hiện tình trạng ngứa họng ho khan hoặc ho có đờm.

Hen suyễn

Tình trạng ngứa họng ho khan cũng là dấu hiệu của bệnh hen suyễn. Vì ở người mắc bệnh hen suyễn, niêm mạc ống phế quản sẽ bị sưng to và thu hẹp lại, gây nên tình trạng ho khan và khó thở.

Rất hay:  Cách xóa dung lượng Khác trên iPhone để có thêm không gian lưu trữ

Các cơn ho khan sẽ xuất hiện về đêm, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Nếu tình trạng ho khan xuất hiện nhiều hơn thì người bệnh có thể mắc bệnh hen suyễn mãn tính. Lúc này, người bệnh cần đến khám tại các bác sĩ để được kiểm soát tốt tình trạng hen suyễn.

Biến chứng của ngứa họng ho khan

Có rất nhiều người lầm tưởng rằng, ngứa họng, ho khan là triệu chứng thông thường nên chủ quan không điều trị. Nhưng đến khi bệnh biến chứng nặng hơn thì khả năng chữa khỏi là rất ít:

– Biến chứng tai mũi họng: Dây thanh quản bị tổn thương dẫn đến đổi giọng, đau dây thanh quản

– Biến chứng tiêu hóa: Buồn nôn, ợ hơi

– Biến chứng tim mạch: Huyết áp tăng vỡ mạch máu ở kết mạc

– Biến chứng toàn thân: Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, tình thần suy sụp

– Người bị loãng xương có thể bị gãy xương sườn

Cách phòng tránh bệnh ngứa họng ho khan

Để làm giảm tình trạng ngứa họng ho khan kéo dài, người bệnh cần thực hiện những điều dưới đây.

Kê gối cao khi ngủ

Tư thế ngủ là một trong những nguyên nhân dẫn đến các cơn ngứa họng ho khan về đêm, nhất là khi bạn đang có đờm. Cụ thể như sau:

– Nếu bạn nằm ngửa, đầu thấp khi ngủ thì dịch mẫu sau và chất nhầy sẽ dồn về phía cổ họng, gây kích thích khiến bạn ho khan

– Nếu bạn nằm ngủ với tư thế thấp khối thì axit trong dà dày có thể bị trào ngược lên vùng phổi, họng gây nên ho khan

Tình trạng ngứa họng ho khan về đêm sẽ chấm dứt khi bạn áp dụng những cách sau đây:

– Nằm nghiêng khi ngủ: Tư thế nằm nghiêng sẽ giúp bạn dễ thở, cổ họng cũng được thoáng hơn, không bị chắn bởi dịch và chất nhầy, tình trạng ho khan cũng được chấm dứt

Rất hay:  7 loại mặt nạ đất sét dành cho da mụn tốt nhất năm 2021

– Kê gối cao hơn đầu: Khi bạn kê gối cao từ 15 – 20 cm thì đường hô hấp mở, thông thoáng và có thể ngăn ngừa các chất kích thích xuống cổ họng, gây kích ứng và tạo ra các cơn ho khan khó chịu.

Ngăn chặn bệnh trào ngược dạ dày để phòng tránh bệnh ngứa họng ho khan

Khi bạn nằm xuống, lượng axit trong dạ dày sẽ bị kích ứng, trào ngược lên phổi, gây nên các cơn ho khan. Tình trạng này sẽ xảy ra thường xuyên hơn nếu bạn ăn nhiều vào buổi tối hoặc ăn quá sát giờ ngủ. Vì thế, để có thể ngăn chặn tình trạng ngứa họng, ho khan, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây:

– Ăn ít vào bữa tối

– Cố gắng ăn tối sớm, không ăn vào lúc quá sát giờ ngủ, nên duy trì giờ ăn tối muộn nhất là 2 giờ trước khi ngủ

– Hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ quá lạnh hoặc đồ quá nhiều dầu mỡ

– Kê gối cao và nằm nghiêng khi ngủ

Tạo độ ẩm trong phòng ngủ

Nhiệt độ lạnh hoặc nóng từ điều hòa, quạt điện, máy sưởi…sẽ khiến đường thở của người bệnh khô và các cơn ngứa họng ho khan càng nhiều hơn. Vì thế, bạn cần phải có biện pháp để làm giảm sự ảnh hưởng của không khí không trong gia đình. Đặc biệt là ở những gia đình có con nhỏ. Các biện pháp sẽ như sau:

– Trồng nhiều cây xanh như hương thảo, oải hương, húng quế, bạc hà cay, hòa bình…Cây xanh sẽ giúp cân bằng độ ẩm, lọc không khí, tránh hiện tượng nấm mốc

– Sử dụng máy tạo độ ẩm trong ngủ

Dùng mật ong để giảm tình trạng ho

Dùng mật ong và nước nóng để trị ho là phương pháp dân gian đã được nhiều người áp dụng. Mật ong và nước nóng sẽ làm dịu màng nhầy trong cổ họng, tình trạng ngứa họng ho khan sẽ giảm đáng kể.

Rất hay:  Hướng dẫn 5 cách viết phân số trong Word nhanh và dễ nhất - Gitiho

Lưu ý: Bạn không được sử dụng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Vì lúc này trẻ đang còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên rất dễ bị ngộ độc, có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Bạn hãy sử dụng 2 muỗng cà phê mật ong pha cùng một tách nước ấm và một vài giọt nước cốt chanh. Sử dụng đều đặn vào mỗi buổi tối 30 phút trước khi ngủ sẽ giúp giảm tình trạng ngứa họng ho khan đáng kể.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Bệnh ho khan, ngứa họng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bạn áp dụng những cách trên. Tuy nhiên, bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng ngay tức khắc nếu gặp các triệu chứng sau đây:

– Tình trạng đau họng ho khan kéo dài hơn 10 ngày

– Điều trị bệnh tại nhà nhưng mãi không khỏi

– Khó thở, thở khò khè

– Sốt trên 38 độ

– Phát ban, đau họng

Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn những thông tin đầy đủ nhất về tình trạng ngứa họng ho khan. Hi vọng rằng, bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như những thành viên trong gia đình.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/