Mách bạn cách chữa nhiệt lưỡi hiệu quả với tủ thuốc “thảo dược”

Người ta vẫn nói: “ăn được ngủ được là tiên” để nhấn mạnh tầm quan trọng việc ăn và ngủ. Tuy nhiên, nhiệt lưỡi lại khiến khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn. Thậm chí, việc ăn uống còn được coi như là một cực hình. Trong bài viết này 3T Pharma sẽ mách bạn cách chữa nhiệt lưỡi hiệu quả với tủ thuốc “thảo dược” trong gia đình, cùng theo dõi nhé!

Nhiệt miệng là như thế nào?

Nhiệt miệng hay còn được gọi là lở miệng, loét miệng. Đây là hiện tượng xuất hiện các vết loét nông và nhỏ ở các mô mềm. Vị trí các vết loét này có thể ở trong má, môi, nướu… Tên khoa học của nhiệt miệng là aphthous ulcer.

Miệng vết nhiệt thường có màu trắng hoặc màu ngà vàng, xung quanh sưng đỏ hình tròn hoặc hình oval. Các vết nhiệt miệng đa số có kích thước nhỏ dưới 1mm. Nhưng nó lại gây đau đớn khiến việc ăn uống và nói chuyện khó khăn.

Đa số các vết nhiệt miệng tồn tại 7-10 ngày rồi tự lành mà không để lại bất kỳ vết sẹo nào. Tuy nhiên, nếu nó kéo dài trên 2 tuần thì cần đến bác sĩ để thăm khám sớm.

Những nguyên nhân gây ra hiện tượng nhiệt lưỡi

Việc tự dưng xuất hiện những vết nhiệt miệng đáng ghét khiến ăn uống trở nên khó khăn. Vậy nguyên nhân hình thành các vết nhiệt miệng này là gì?

Do tổn thương thực thể ở lưỡi, cắn vào lưỡi

Khi có vết thương ở lưỡi, tình trạng viêm có thể xảy ra do độ ẩm trong vòm miệng. Theo cơ chế, các tế bào bạch cầu sẽ làm nhiệm vụ bảo vệ vùng viêm. Từ đó gây ra hiện tượng miệng vết nhiệt miệng có màu trắng.

Ngoài ra, khi răng cắn vào lưỡi, vi khuẩn theo vết thương hở xâm nhập vào. Đó cũng là nguyên nhân gây nên vết nhiệt miệng hay nhiệt lưỡi.

Do tác dụng phụ của thuốc

Việc uống nhiều kháng sinh cũng là nguyên nhân gây ra các vết loét ở miệng. Khi sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, chức năng gan sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này, gan không loại bỏ được các chất có hại, khiến gan tổn thương. Các chất này không được thải trừ kịp thời, tích tụ lâu ngày gây ra các bất thường ở da, miệng. Biểu hiện chính là nổi mụn hoặc nhiệt miệng.

Ngoài ra, sử dụng thuốc kháng sinh khiến cơ thể mệt mỏi, không hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng. Từ đó, khiến cơ thể giảm sụt đề kháng, sinh ra nhiệt miệng.

Do thức chế độ ăn thiếu chất, thiết vitamin

Thức ăn nạp vào cơ thể hàng ngày là đồ cay nó thì là lí do gây nên nhiệt miệng. Các chất cay nóng, dầu mỡ sẽ khiến gan bị hoạt động quá tải. Lúc này, chức năng gan không thể loại bỏ các độc tố tại gan kịp thời. Dẫn đến các chất gây hại này tích tụ và bài tiết qua da, gây nên nhiệt miệng và nổi mụn.

Ngoài ra, việc không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng khiến cơ thể suy kiệt, không đủ đề kháng. Đây là lí do khiến các tác nhân gây bệnh hoạt động mạnh mẽ. Các vết nhiệt miệng cũng theo đó mà xuất hiện và gây đau đớn.

Rất hay:  Mẫu đơn xin nghỉ học, giấy xin phép nghỉ học mới nhất - Thủ thuật

Do uống rượu bia, thuốc lá, chất kích thích

Đến 80% những người sử dụng thuốc lá, rượu, bia có nguy cơ bị nhiệt miệng. Khi sử dụng các chất này, kéo theo hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc các bệnh lý.

Những chất kích thích này không chỉ ảnh hưởng đến cơ quan ngũ tạng mà còn có thể nhận biết qua các vết loét. Ngoài nhiệt miệng, sử dụng rượu bia thường xuyên còn gây nha chu, viêm nướu, sâu răng…

Do căng thẳng và lo âu

Khi căng thẳng và stress, cơ thể sẽ mệt mỏi và chán ăn. Điều này kéo theo hệ miễn dịch chống các tác nhân gây bệnh suy yếu. Đây là điều kiện thuận lợi cho các vết nhiệt miệng xuất hiện.

Bên cạnh đó, căng thẳng còn làm thay đổi nồng độ hormone có trong cơ thể. Nó khiến các vết loét, sưng, chảy máu có trong miệng ngày càng nhiều. Ngoài ra, nó còn gây các vấn đề khác như sưng tuyến nước bọt, viêm nướu, viêm nha chu…

Cách chữa nhiệt lưỡi nhanh nhất, hiệu quả nhất

Tình trạng nhiệt miệng không chỉ gây đau đớn mà lâu dài còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Tình trạng này có thể giảm đi hoặc biến mất khi áp dụng các cách chữa nhiệt lưỡi nhanh nhất và hiệu quả nhất dưới đây. Tùy theo thể trạng và mức nghiêm trọng của vết loét để chọn cách phù hợp.

Dùng thuốc bôi chữa nhiệt miệng

Những thuốc có bản chất là thuốc tê được chỉ định dùng tại vết nhiệt miệng dưới dạng gel. Ngoài ra, thuốc bôi nhiệt miệng còn được điều chế dưới dạng dầu hay dung dịch. Dưới đây là tên một số loại thuốc bôi nhiệt miệng:

  • Nitrat bạc: thuốc này được bôi trực tiếp lên vết loét.
  • Thuốc giảm đau khi vừa bôi xong, hiệu quả lành vết thương trong vòng 3-5 ngày
  • Kem bôi có chứa triamcinolone acetonide, hay amlexanox (aphthasol)
  • Gel 2% lidocaine dùng bôi tại vết loét cũng cho tác dụng lành vết loét rất tốt
  • Debacterol là sự kết hợp giữa phenol sulfonate với sulfuric acid. Loại nàt có tác dụng tương tự nitrat bạc.

Lưu ý: Khi dùng thuốc bôi nhiệt miệng, cần bôi trước khi ăn khoảng 1 giờ. Điều này giúp kháng viêm, đồng thời giảm đau tốt. Ngoài ra, có thể bôi trước khi ngủ 1-2 giờ để phát huy hết tác dụng của thuốc.

Súc miệng nước muối

Nước muối từ lâu đã được biết đến với khả năng kháng và chống viêm nhiễm rất tốt. Vi khuẩn thường phát triển mạnh ở môi trường có độ ẩm lớn. Với tác dụng kiềm hóa của nước muối, nó giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài rửa vết thương, súc miệng bằng nước muối cũng giúp giảm tình trạng nhiệt miệng. Nồng độ nước muối sinh lý thường ở mức 0.9% có tác dụng:

  • Giảm viêm và lành vết loét
  • Giúp giảm hôi miệng
  • Giảm ngứa, đau họng…

Không nên súc miệng bằng nước muối tự pha, quá mặn sẽ kích thích vết loét, gây khô miệng. Trong trường hợp không có nước muối pha sẵn, có thể pha 5g muối với 300ml nước. Sau khi súc miệng bằng nước muối, nên súc lại bằng nước lọc.

Rất hay:  Cách vô hiệu hóa Messenger trên điện thoại Android, iOs

Cách chữa nhiệt lưỡi bằng mật ong

Mật ong được xem là một loại kháng sinh tự nhiên chống viêm rất tốt. Ngoài tác dụng làm đẹp, nó còn giúp giải độc cơ thể, giảm tình trạng viêm nhiệt miệng nhờ vào hàm lượng Hydroperoxide.

Mật ong còn có chứa Albumin và acid Panthotenic; có tác dụng thúc đẩy lành vết thương rất tốt. Bên cạnh đó mật ong chứa hàm lượng sắt, kali, kẽm… giúp tăng đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát.

Chỉ cần bôi trực tiếp mật ong lên vết loét để tác dụng kháng viêm của nó được phát huy. Dùng tăm bông thấm mật ong vào vết loét liên tục và để nguyên trong 2-3 phút. Bạn có thể kết hợp với nghệ, một loại kháng sinh tự nhiên cũng rất tốt. Việc kết hợp 2 loại này phát huy tác dụng chữa nhiệt miệng diễn ra hiệu quả và nhanh hơn.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách

Việc vệ sinh răng miệng đúng cách tưởng là việc dễ dàng nhưng hóa ra không phải vậy. Rất nhiều người vệ sinh răng miệng sai cách, dẫn đến hình thành các vết nhiệt miệng. Việc sử dụng các loại bàn chải lông cứng gây ảnh hưởng đến nướu và lợi. Các vết thương nhỏ sẽ xuất hiện nếu đánh răng một cách mạnh bạo, từ đó gây viêm lớn dần.

Việc bạn cần làm là lựa chọn bàn chải lông mềm mại, đánh răng nhẹ nhàng theo chiều lông thẳng. Tần suất đánh răng nên là 2-3 lần/ngày và súc miệng để đảm bảo vệ sinh răng miệng.

Cách chữa nhiệt lưỡi tại nhà với dầu dừa

Ngoài tác dụng làm đẹp, chăm sóc tóc thì dầu dừa cũng có khả năng kháng viêm rất tốt. Chất acid lauric có trong dầu dừa giúp giảm sưng đỏ, giảm đau do các vết nhiệt miệng. Nó được xem là thần dược kháng sinh có nguồn gốc từ dầu thực vật. Monoglycerides và chuối axit béo giúp ngăn ngừa vi trùng và nhiễm trùng.

Cách chữa nhiệt lưỡi tại nhà có thể thực hiện bằng cách súc miệng bằng dầu dừa, dùng miệng mát xa. Đợi khoảng 30 giây thì nhổ ra và súc miệng bằng nước sạch. Nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi súc miệng bằng dầu dừa.

Cách chữa bệnh nhiệt lưỡi bằng sữa chua

Trong sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn có ích cho hệ tiêu hóa. Có thể kể đến như men vi sinh sống lactobacillus. Vi khuẩn HP hoặc bệnh viêm ruột có thể là nguyên nhân gây nhiệt miệng. Điều đó có nghĩa khi hệ đường ruột khỏe mạnh thì nguy cơ nhiệt miệng cũng giảm đi.

Do đó, cách chữa bệnh nhiệt lưỡi bằng sữa chua giúp diệt khuẩn HP, giúp tránh bệnh đường ruột. Đồng thời, cũng giúp tình trạng nhiệt lưỡi giảm, tránh tái phát nhiều lần.

Cách hết nhiệt lưỡi với baking soda

Baking soda còn có tên gọi khác là thuốc muối. Natri hidrocacbonat là thành phần chính, dạng bột trắng và dễ tan trong nước. Nhờ vào khả năng làm sạch và kháng khuẩn, baking soda được dùng đễ chữa nhiệt lưỡi.

Rất hay:  Rất Hay Top 20+ to be in charge of là gì [Triệu View]

Cho baking soda và muối với tỷ lệ một thìa cà phê vào 100ml nước lọc. Sau đó, chấm lên vết nhiệt lưỡi bằng tăm bông đều đặn. Tuy nhiên, nên sử dụng một cách hết nhiệt lưỡi này điều độ, nếu lạm dụng sẽ gây phản ứng ngược cho nướu, lợi.

Cách để hết nhiệt lưỡi bằng cách dùng hoa cúc, cúc La Mã

Cúc La Mã được xem là phương thuốc có khả năng chữa lành vết thương và giảm đau hiệu quả. Cúc La Mã chứa hai hợp chất có khả năng sát trùng và chống viêm là azulene và levomenol. Được xem là hoạt chất vàng kháng viêm, Azulene được sử dụng để trị mụn.

Ngoài tác dụng làm đẹp, nó còn là cách để hết nhiệt lưỡi hiệu quả. Có thể giã hoa cúc LA MÃ rồi đắp trực tiếp lên miệng vết loét. Ngoài ra, có thể dùng túi trà hoa cúc nếu không có sẵn hoa cúc La Mã để làm dịu vết đau nhức. Bên cạnh đó, có thể dùng nước trà hoa cúc mới pha để súc miệng hàng ngày.

Cách làm hết nhiệt lưỡi bằng bã chè khô

Chè vốn là chất chống oxi hóa và chống viêm tự nhiên rất tốt. Trong bã chè khô có chất Tanin, là chất kháng virus, kháng khuẩn rất tốt. Trà đen chứa hàm lượng Tanin lớn nhất trong các loại trà.

Cách làm hết nhiệt lưỡi này có thể dùng bã chè khô để đắp lên vết loét để chữa nhiệt miệng. Hiệu quả giảm sưng tấy, giảm đau có thể thấy rõ ngay sau đó.

Sử dụng oxi già chữa nhiệt lưỡi

Việc sử dụng oxi già giúp làm sạch vết nhiệt lưỡi, đồng thời kháng viêm. Có thể pha loãng oxi già với lượng nước phù hợp.

Sử dụng oxy già tương tự sử dụng nước súc miệng, nhưng tuyệt đối không được nuốt. Hoặc thấm oxy già vào tăm bông rồi chấm lên vết nhiệt lưỡ, sau khi chấm 3-5 phút, cần súc miệng lại với nước sạch.

Sử dụng An Nhiệt Đức Thịnh hết ngay nhiệt miệng, nhiệt lưỡi

Nếu nhiệt lưỡi tái đi tái lại, cần có phương pháp chữa trị hiệu quả và lâu dài. An Nhiệt Đức Thịnh là một lựa chọn hợp lý để ngăn ngừa và hạn chế sự đau đớn của nhiệt lưỡi.

Sản phẩm được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên như hoàng câm, bạch linh, bạch truật, bán hạ nên rất an toàn với sức khỏe. Những vị dược liệu này có tác dụng thanh lọc, làm mát cơ thể hiệu quả. Từ đó, ngăn ngừa được nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt lưỡi.

Tùy theo thể trạng và tình trạng nhiệt lưỡi mà thời gian sử dụng sản phẩm lại khác nhau. Việc dùng an nhiệt Đức Thịnh đúng phác đồ giúp chữa trị và ngừa nhiệt miệng lâu dài.

Kết luận

Nhiệt miệng tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng sự đau đớn mà nó gây ra lại ảnh hướng đến sức khỏe về lâu dài. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn tìm được những cách chữa nhiệt lưỡi bằng những thực phẩm, thảo dược xung quanh bạn.

Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!