[Review] Top 5 thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả nhất, nhanh nhất hiện

Nhiệt miệng không phải là một bệnh lý nặng nhưng nó làm cho người bệnh khó chịu, nóng rát, sưng đau. Bài viết dưới đây của Sao Thái Dương sẽ giới thiệu tới các bạn một số loại thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả nhất hiện nay.

Những nguyên tắc điều trị nhiệt miệng hiệu quả mà bạn cần biết

Nhiệt miệng là vấn đề thường xuyên xảy ra và rất hay gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ đến người. Các nốt nhiệt miệng nếu để lâu ngày sẽ gây ra viêm loét, làm người bệnh trở nên đau đớn.

Muốn điều trị nhiệt miệng một cách hiệu quả và nhanh nhất bạn cần nắm được các nguyên tắc sau:

  • Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ: Bước này sẽ giúp loại bỏ được mảng bám của thức ăn thừa và hạn chế được khả năng gây bệnh của các loại vi khuẩn, virus
  • Giảm hiện tượng đau rát: Sử dụng các loại dung dịch súc miệng để làm dịu tình trạng viêm loét
  • Cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung các loại thực phẩm có đầy đủ protein, chất xơ, khoáng chất và vitamin, không sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê, ác đồ ăn gây nóng trong người.
Thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả làm giảm cơn đau nhanh chóng
Thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả làm giảm cơn đau nhanh chóng

Top sản phẩm thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả nhất hiện nay

Thuốc bôi trị nhiệt miệng

Thuốc bôi trị nhiệt miệng Oracortia

Đây là loại thuốc steroid bào chế dưới dạng thuốc mỡ. Thuốc có tác dụng giảm viêm nhanh chóng tại những vùng tổn thương ở khoang miệng, hầu họng.

Thành phần chính của thuốc là: Triamcinolone với hàm lượng 0.1g/100g

Ưu điểm:

  • Giúp giảm đau, chống viêm tức thời
  • Thuốc còn có khả năng chữa nhiệt miệng trong một khoảng thời gian ngắn

Nhược điểm:

  • Có thể gây ra một số các tác dụng phụ nếu dùng trong thời gian quá dài như: dẫn đến rạn da, teo da, gây kích ứng nhiễm trùng hoặc nổi ban đỏ.
  • Ngoài ra, thuốc còn chống chỉ định với những đối tượng bị nhiễm nấm, mụn trứng cá đỏ, loét hạch, phụ nữ đang mang thai, người bị nhiễm virus herpes.

Cách sử dụng thuốc Oracortia:

  • Bạn chỉ cần lấy một lượng vừa đủ thuốc mỡ Oracortia rồi bôi lên vùng có vết lở loét do nhiệt miệng gây nên.
  • Chờ khoảng ít phút cho thuốc se lại và thẩm thấu vào sâu bên trong
  • Lưu ý: Thuốc nên được bôi vào buổi tối trước khi đi ngủ để không gây ảnh hưởng đến việc ăn uống của bạn cũng như không bị ảnh hưởng từ nước bọt hay đồ ăn. Ngoài ra, dùng vào buổi tối còn làm tăng thời gian tiếp xúc với khoang miệng giúp vết loét nhanh liền hơn.
Rất hay:  Cách Xóa Trang Facebook Vĩnh Viễn Dễ Dàng, Nhanh Chóng, Xóa Hoặc Hủy Quá Trình Xóa Trang Facebook
Thuốc bôi trị nhiệt miệng Oracortia
Thuốc bôi trị nhiệt miệng Oracortia

Thuốc bôi nhiệt miệng Kamistad Gel N

Thuốc trị nhiệt miệng Kamistad Gel N có nguồn gốc từ đức với tác dụng giảm đau rất nhanh và được giới chuyên môn đánh giá cao. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp kháng khuẩn, chống viêm loét và ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả.

Thành phần của thuốc bao gồm: Lidocaine giúp gây tê, Benzalkonium clorid và tinh chất của hoa cúc. Đây đều là những chất kháng khuẩn, chống viêm và làm dịu các mô tế bào bị tổn thương rất tốt.

Ưu điểm:

  • Thuốc có tác dụng giảm đau thần tốc
  • Dạng gel của thuốc giúp kéo dài thời gian tác dụng thuốc
  • Dễ dàng sử dụng và vô cùng tiện lợi bởi bạn có thể mang theo bên mình đến bất cứ đâu

Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm trên thì thuốc cũng có nhược điểm đó là có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Gây bỏng rát
  • Gây kích ứng niêm mạc miệng.
  • Tuy nhiên người sử dụng cũng không nên quá lo lắng vì các trường hợp này rất hiếm gặp.

Cách sử dụng:

  • Vệ sinh khoang miệng trước khi bôi thuốc bằng nước súc miệng
  • Bôi một lớp gel mỏng lên vùng bị tổn thương do nhiệt miệng
  • Hãy bôi thuốc đều đặn 3 lần/ngày để có được hiệu quả tốt nhất

Xem thêm:

Mách bạn 7 cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày tại nhà hiệu quả

Gel trị nhiệt miệng nhanh nhất Gengigel

Gel trị nhiệt miệng Gengigel có tác dụng giúp ngăn ngừa các rối loạn về nướu ở giai đoạn đầu chẳng hạn như viêm nướu, tụt nướu, chảy máu nướu,….. Không chỉ thế thuốc còn dùng cho những người bị tổn thương niêm mạc miệng do sử dụng răng giả, nhổ răng, niềng răng hay bị nhiễm nấm Candida.

Rất hay:  10+ Cách khạc đờm ra khỏi cổ Không Cần Sử Dụng Thuốc Tây

Thuốc bao gồm một số các thành phần sau: Aqua, Alcohol, Aroma, Xylitol, PVA, Cellulose Gum, PEG 40 Hydrogenated, Sodium Hydroxide, Acid Blue 9 (Cl 42090)

Ưu điểm:

  • Ngăn quá trình tiến triển xấu của bệnh,
  • Giúp giảm đau, kháng viêm tốt

Nhược điểm: có thể làm cho bệnh nhân có cảm giác bị tê, nhức đầu, chóng mặt hoặc đau rát hay ngứa ran

Cách sử dụng thuốc:

  • Lấy một lượng thuốc bôi vừa đủ rồi thoa lên vùng bị tổn thương. Sau đó chờ khoảng 2-3 phút cho thuốc khô lại và ngấm dần vào trong.
  • Để giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng bạn nên bôi từ 3-4 lần/ngày.
Thuốc bôi trị nhiệt miệng Gengigel
Thuốc bôi trị nhiệt miệng Gengigel

Thuốc uống trị nhiệt miệng

Thuốc giảm đau, kháng viêm

Đối với những bệnh nhân bị nặng, lâu khỏi thì có thể dùng thuốc uống Corticosteroid . Tuy nhiên, thuốc có thể gây nên một số các tác dụng phụ mà bạn nên biết như: gây viêm loét dạ dày, làm suy giảm hệ thống miễn dịch, giảm cân, giòn xương.

Ngoài ra bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kháng viêm colchicine 0,6mg và prednisone. Đây đều là các loại thuốc có tính kháng viêm tương đối mạnh, giúp hạn chế được sự lây lan của các loại vi khuẩn tấn công các chỗ viêm loét và bảo vệ khoang miệng.

Thuốc kháng sinh

Nếu trong trường hợp bệnh nhân bị bội nhiễm thì sẽ được các bác sĩ chỉ định cho dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Loại thuốc kháng sinh phổ biến thường được kê đơn đó là: Biseptol, thuốc này có chứa hoạt chất trimethoprim và sulfamethoxazole

Bên cạnh đó nếu tình trạng lở loét của bệnh nhân diễn biến phức tạp, tình trạng bệnh kéo dài khoảng hơn 1 tuần và không có dấu hiệu khỏi bệnh. Khi đó, bệnh nhân sẽ phải kết hợp thêm với loại kháng sinh khác như là spiramycin và metronidazol.

Xem thêm:

[BẬT MÍ] Top 8 cách chữa nhiệt miệng mà không phải ai cũng biết

Thuốc bôi nhiệt miệng có nuốt được không?

Thuốc bôi nhiệt miệng có nuốt được không? Đây có lẽ là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi lựa chọn sử dụng các loại thuốc bôi. Các chuyên gia khẳng định đây là loại thuốc nuốt được.

Rất hay:  Cách chơi liên quân trên Facebook bằng máy tính

Tình trạng nhiệt miệng xảy ra khi xuất hiện những vết loét miệng, tạo cảm giác đau đớn và gây xót cho bệnh nhân. Do đó, khi bào chế các loại thuốc bôi này, các nhà khoa học đã phải lựa chọn cũng như tính toán liều lượng sao cho phù hợp nhất để không gây hại đến người dùng khi nuốt phải chúng.

Đa số trong thành phần của các loại thuốc bôi nhiệt miệng đều có chất kháng sinh, chất gây tê, chất chống viêm, giảm đau để làm dịu các cơn đau rát và loại bỏ vi khuẩn giúp làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa viêm loét lây lan. Đây cũng đều là các chất có thể sử dụng được qua đường uống nên các bạn có thể yên tâm sử dụng mà không cần lo lắng khi nuốt phải thuốc bởi với hàm lượng nhỏ thì cũng không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng cho cơ thể.

Kê đơn thuốc nhiệt miệng gồm những loại thuốc nào?

Khi bị nhiệt miệng có thể sử dụng một số loại thuốc bôi, thuốc uống như đã kể trên. Ngoài ra còn có thể sử dụng thêm một vài loại kháng sinh, chống viêm và giảm đau cho những đối tượng bị nhiệt miệng nặng, kéo dài để giúp quá trình khỏi bệnh nhanh hơn.

Không chỉ thế bạn có thể kết hợp cùng các loại dung dịch nước súc miệng như sử dụng nước muối sinh lý hoặc bộ đôi nước súc miệng Valentine và kem đánh răng của Sao Thái Dương để ngăn ngừa các bệnh về khoang miệng. Nước súc miệng valentine có thành phần chính là nano bạc đạt chuẩn Châu Âu, còn kem đánh răng có chứa tinh chất lược vàng. Đây đều là những thành phần có tác dụng diệt khuẩn, diệt virus, có hiệu quả trong ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng, hôi miệng. Các bạn hãy sử dụng thường xuyên bộ đôi này để hạn chế xảy ra nhiệt miệng nhé.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ lựa chọn cho mình được loại thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả nhất cho bản thân. Nếu còn thắc mắc nào, các bạn hãy để lại bình luận để được tư vấn chi tiết hơn.