Nứt gót chân nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Có lẽ đây là băn khoăn của không ít người. Bởi nứt gót chân không những khiến người bị cảm thấy đau, khó đi lại. Mà nhiều bạn cảm thấy mất tự tin với làn da chân nứt nẻ kém thẩm mỹ. Vậy tại sao bị nứt gót chân và có cách trị gót chân nứt nẻ cho da mịn màng nào? Bạn tò mò muốn biết, Shynh House sẽ “tiết lộ” ngay dưới đây.
Nứt gót chân là bệnh gì?
Nứt gót chân là một bệnh ngoài da thường gặp ở người có da khô, thiếu độ ẩm. Đặc biệt vào mùa đông thời tiết hanh khô, khiến da gót chân càng nứt nẻ nặng hơn. Khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, nhất là khi đi lại khó khăn, đau đớn. Nứt gót chân nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nên biến chứng nguy hiểm.
Nứt gót chân có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên tỷ lệ nữ giới bị nứt gót chân vẫn cao hơn, thường xuyên so với nam giới.
Nứt gót chân kèm theo những biểu hiện nào?
Tình trạng nứt gót chân không chỉ khiến da chân nứt nẻ mà bạn còn gặp những triệu chứng như:
- Làn da khô, da rộp bong tróc.
- Kem theo dấu hiệu rất ngứa.
- Vị trí nứt đau đớn nghiêm trọng.
- Vết nứt gót chân rỉ máu.
- Vùng da xung quanh gót chân sưng đỏ và viêm, lở loét.
Trong một số trường hợp nếu bạn không chữa kịp thời, sẽ biến chứng nghiêm trọng. Bạn có thể gặp các biến chứng của gót chân nứt nẻ như:
- Bệnh chàm da tăng sừng và nứt nẻ mạnh.
- Gót chân mất cảm giác khi chạm mạnh.
- Khiến da gót chân nhiễm trùng, viêm mô tế bào.
Bạn cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị khi gặp những biến chứng viêm. Gây đau đớn, nóng đỏ và sưng da gót chân lan lên cả bàn chân.
Bài viết từ chuyên gia: Căng cơ Collagen Gold – trẻ ngay 15 tuổi
Nứt gót chân nguyên nhân là do đâu?
Để có giải pháp trị gót chânnứt dứt điểm, bạn cần xác định rõ nguyên nhân nứt gót chân. Và đó là những nguyên nhân nào? Các bạn hãy cùng theo dõi thông tin Shynh House chia sẻ sau nhé!
Nứt gót chân nguyên nhân do thiếu vitamin
Chắc hẳn không ít bạn băn khoăn không biết bị nứt gót chân là thiếu chất gì?Cơ thể bạn thiếu hụt một hay nhiều lượng vitamin cần thiết sẽ khiến làn da khô, dễ bong tróc. Đặc biệt vùng da gót chân thường mọi người rất chủ quan và không quan tâm đến.
Béo phì khiến da chân nứt gót
Bên cạnh đó, trọng lượng cơ thể tăng lên đè nặng lên đôi chân, khiến chân cần mở rộng ra. Để hỗ trợ nâng đỡ, di chuyển dễ dàng, bởi vậy da chân căng do mở rộng gây nứt nẻ.
Gót chân nguyên chịu áp lực quá mức
Tình trạng nứt gót chân nguyên nhân còn có thể là do những yếu tố như.
- Bạn đi độ hay đứng quá lâu trên mặt sàn cứng.
- Người mang thai trọng lượng thay đổi, tăng áp lực đè nặng lên đôi chân. Khiến da chân dẹp sang 2 bên, nếu da không có độ đàn hồi tốt gây nứt nẻ gót chân.
- Giày dép cao gót không có miếng lót gót chân cũng là nguyên nhân da da gót chân nứt nẻ.
Thói quen vệ sinh da chân sai cách
Vì sao bị nứt gót chân bởi lẽ bạn có những thói quen chăm sóc da chân không đúng như:
- Bạn thường xuyên rửa chân với nước xà phòng có tính tẩy rửa mạnh để làm sạch.
- Dùng nước quá nóng để ngâm chân quá lâu để làm sạch chân.
- Dùng máy sấy, hơ chân cho nóng ở nhiệt độ cao khiến da khô và bong tróc vảy.
Nứt gót chân nguyên nhân do một số bệnh lý
- Bệnh tiểu đường có lượng đường máu và tuần hoàn kém là nguyên nhân đầu tiên khiến da khô. Các dây thần kinh bị tổn thương cũng là nguyên nhân bị nứt gót chân và đau.
- Ngoài ra nứt gót chân còn do một số trường hợp mắc các bệnh nhiễm trùng do nấm, suy giáp. Hay bệnh viêm da dị ứng, vảy nến, dày lớp sừng lòng bàn chân.
Cách chăm sóc vệ sinh da chân để bảo vệ gót chân
Để da gót chân không bị nứt nặng hơn, bạn cần quan tâm và chăm sóc da chân mỗi ngày. Vậy bạn đã biết chăm sóc da gót chân như nào cho hiệu quả chưa? Nếu chưa hãy để Shynh House mách cho các bạn cách chăm sóc để chữa nứt gót chân tốt nhất nhé!
Vệ sinh gót chân cẩn thận sạch sẽ
Đây là một trong những cách làm sạch gót chân bị nứt nẻ quan trọng đầu tiên cần thực hiện. Việc làm sạch sẽ giúp gót chân giảm thiểu nguy cơ vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
Đồng thời ở bước này bạn cần nhớ không xà phòng hay chất tẩy rửa để vệ sinh gót chân nứt nẻ. Bởi nứt gót chân nguyên nhân là một trong những chất này gây nên, khiến da khô, nứt nặng hơn. Bạn chỉ nên dùng nước muối pha loãng hay nước lá chè xanh để vệ sinh chân và gót chân.
Có thể bạn quan tâm: Cẩm nang các dòng kem chống nắng han quoc HOT nhất hiện nay
Thực hiện ngâm và tẩy da chết cho bàn chân
Làn da gót chân thường dày, khô và có độ đàn hồi kém hơn những vùng da khác của cơ thể. Bởi vậy cách ngâm, dưỡng và tẩy da chết sẽ giúp cho gót chân. Nhưng trong quá trình thực hiện bạn cần chú ý cẩn thận như.
- Dùng nước ấm vừa để ngâm chân trong tầm 20 phút.
- Sử dụng xơ mướp là cách chà gót chân tại nhà để loại bỏ da dày và cứng hữu nghiệm.
- Vỗ nhẹ nhàng để chân khô.
- Thoa lớp kem dưỡng gót chân hay bôi vào vị trí nứt lớp dày kem dưỡng ẩm.
- Xịt dầu khoáng để khóa ẩm da chân, nên đi tất để tránh làm loang kem ra.
- Không chà gót khi chân đang khô làm da bị tổn thương nặng hơn.
Sử dụng thuốc đặc trị hay dưỡng chất tự nhiên
Sau khi vệ sinh da chân xong, bạn có thể dùng các loại kem dưỡng hay tinh chất tự nhiên. Để trị nứt gót chân tại nhà nhanh chóng phục hồi và trở nên mềm mại. Các kem dưỡng đặc trị cùng tinh chất dưỡng tự nhiên có vai trò loại bỏ da bong tróc, làm mềm, ẩm da gót chân.
Hãy bảo vệ đôi chân để chăm sóc gót chân
Bên cạnh những cách chăm sóc trên trị nứt da chân bạn hãy bảo vệ đôi bàn chân của mình. Với cách chọn giày dép êm ái, có miếng lót gót chân và tránh phần đế cứng. Hạn chế đi chân trần để gót chân bị bám bẩn, vi khuẩn dễ xâm nhập vào vị trí nứt.
Tips nhỏ giúp gót chân mềm mại, hồng hào
Bên cạnh những cách chăm sóc làn da gót chân trên, để có cách làm gót chân hồng hào. Shynh House “bật mí” cho những “mẹo” nhỏ mà có lợi lớn cho gót chân của bạn nhé!
- Sau ngày làm việc mệt mỏi, bạn hãy thư giãn với cách ngâm chân với nước ấm. Vừa giúp khử mùi chân, tẩy da chết mà lại vừa giúp dưỡng ẩm cho da mềm mịn.
- Bổ sung các thực phẩm chứa vitamin A, C, kẽm và omega 3 để gót chân khỏe đẹp.
- Hãy tăng cường uống nhiều nước để cấp nước, cấp ẩm cho da gót chân bớt khô, nứt.
- Thực hiện massage gót chân với dầu dưỡng hay kem dưỡng ẩm khoảng 10 phút trước khi ngủ.
- Hạn chế dùng xà phòng rửa chân làm gót chân khô và nứt nẻ. Hãy sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như cánh hồng, gừng, sả,…
- Nứt gót chân nguyên nhân do đi giày dép chật, đế cứng hay đứng một tư thế quá lâu. Vì thế để có gót chân mềm mại, hồng hòa bạn cần tránh những điều này.
- Mỗi ngày cần kiểm tra làn da chân đặc biệt với người tiểu đường hay bị khô da.
- Nên dùng miếng lót giày silicon giữ ẩm gót chân không bị giãn nở, nứt nẻ.
Xem thêm: “Bật mí” những nguyên tắc giảm mỡ tăng cơ chuẩn không cần chỉnh
Top những cách trị nứt gót chân với nguyên liệu tự nhiên
Nứt gót chân không chỉ khiến bạn khó đi lại, đau đớn mà để lâu sẽ da bị hoại tử. Nếu bạn không biết cách chữa nứt gót chân kịp thời và hiệu quả. Vậy có những phương pháp nào để giúp trị nứt gót an toàn hiệu quả nào? Bạn muốn biết, vậy cùng tham khảo những gợi ý của Shynh House nhé!
Chữa trị nứt gót chân với dầu dừa
Dầu dừa là loại tinh chất giàu vitamin E giúp tái tạo làn mềm mại, đàn hồi tốt. Loại bỏ làn da nứt nẻ, nhăn nheo, thiếu ẩm bong tróc,… với cách thực hiện đơn giản.
- Bạn ngâm chân với nước hơi ấm trong 10 phút giúp giảm đau nhức.
- Sau đó lau khô và thoa dầu dừa vào gót chân và tiến hành massage nhẹ nhàng. Thực hiện kiên trì một tuần 2 lần để thấy hiệu quả rõ.
Dùng dầu mè chữa nứt gót chân
Dầu mè là cách trị nứt gót chân hiệu quả tại nhà giúp tẩy tế bào da chết tự nhiên.Làm mềm da gót chân cho trắng hồng và mịn hơn giúp bạn tự tin sải bước.
- Đầu tiên bạn cũng cần ngâm chân với nước ấm khoảng 10 phút để là sạch.
- Sau đó dùng khăn sạch mềm lau khô chân.
- Sau khi chân khô, thoa nhẹ nhàng dầu mè lên và massage gót chân để máu lưu thông.
- Nhớ thực hiện 1 đến 2 lần để thấy sự thay đổi trên da chân của bạn.
Cách chữa gót chân nứt bằng nha đam
Nha đam chứa nhiều dưỡng chất, vitamin, khoáng chất có khả năng trị nứt gót chân hiệu quả. Nhanh chóng sát khuẩn và kháng viêm giảm cơn đau và tái tạo làn da gót chân mới đẹp.
- Bước đầu tiên bạn rửa sạch và ngâm chân trong nước muối loãng và hơi ấm tầm 5 phút. Sau đó lau khô chân bằng khăn sạch mềm tránh làm đau vết nứt gót.
- Nha đam gọt vỏ, cắt lát phần gel bên trong và thoa lên vùng da gót chân.
- Mỗi tuần thự hiện 2 lần để da gót chân lành tốt nhất.
Trái chanh tươi giúp làm mềm mại gót chân
Trái chanh rất giàu vitamin C đặc biệt acid giúp tẩy tế bào da chết hiệu quả và làm mềm da tối ưu. Được sử dụng với nhiều cách đều mang lại cho bạn làn da gót chân trắng sáng, mềm mỏng.
Công thứ thứ 1 dùng nước cốt chanh
- Bạn rửa sạch chân, tiếp đó ngâm chân trong nước cốt chanh pha lóng với nước ấm 8 – 10 phút.
- Dùng tay chà nhẹ nhàng lên vùng da gót chân để loại bỏ tế bào chết.
- Lấy khăn lâu khô chân và thoa kem dưỡng ẩm để da mềm.
Công thức 2 dùng vỏ chanh để trị nứt gót
- Ở công thức này bạn hãy thực hiện lúc trước khi đi ngủ. Lấy nửa vỏ quả chanh đặt vào vị trí nứt gót và đeo tất để giữ miếng chanh.
- Giữ nguyên qua đêm để dưỡng chất từ vỏ chanh ngấm vào da chân.
- Làm cách này mỗi tuần 2 đến 3 lần để cho kết quả tốt nhất.
Công thức thứ 3 kết hợp vỏ chanh với Vaseline
- Bạn để quả chanh trong tủ lạnh đến khi đông cứng.
- Bỏ ra dùng dao bào, gọt vỏ chanh thật nhuyễn.
- Sau đó trộn đều vỏ chanh với kem dưỡng vaseline.
- Chân rửa sạch sẽ và ngâm trong nước ấm 10 phút, lau khô.
- Thực hiện thoa đều hỗn hợp lên da gót chân bị nứt.
- Lấy băng gạc quấn quanh gót chân đế giữ hỗn hợp để qua đêm, sáng dậy rửa sạch với nước.
- Nếu gót chân bạn bị nứt nhẹ thì làm 1 – 2 lần/tuần. Đối với gót chân nứt nặng nên đắp 2 – 3 lần/tuần.
Mật ong “vị cứu tinh” làn da gót chân nứt
Mật ong cách trị nứt gót chân sau khi sinh vô cùng an toàn mà lại hiệu quả cao. Bởi mật ong chứa thành phần có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và dưỡng da ẩm cực tốt. Bạn có thể thực hiện theo 2 cách dưới đây để có gót chân hồng hào, mịn trắng.
Cách thứ nhất kết hợp mật ong nước cốt chanh
- Pha mật ong với một lượng nhỏ cùng nước cốt chanh vào chậu nước ấm.
- Rửa chân và ngâm chân khoảng 10 phút trong chậu nước đã pha.
- Sau đó rửa sạch và lau khô da chân bằng khăn mềm, sạch.
Cách thứ 2 thoa mật ong vào gót chân nứt
- Bạn rửa chân sạch sẽ và ngâm chân khoảng tầm 5 phút trong nước ấm.
- Lau chân khô và thoa mật ong trực tiếp vào vị trí da gót chân bị nứt nẻ, massage đều.
- Giữ nguyên trong tầm 5 – 10 phút, rồi rửa chân sạch với nước.
Trị nứt gót chân hiệu quả với tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm với các tinh chất có khả năng cao cho việc kháng khuẩn và chống viêm da. Là cách trị nứt gót chân đơn giản mà cho kết quả tốt, giúp dịu da, làm lành tổn thương.
- Chỉ với một vài giọt tinh dầu tràm nguyên chất pha vào chậu nước ấm.
- Bạn rửa và ngâm chân trong chậu khoảng 5 – 15 phút.
- Bỏ chân ra để lau khô và thoa kem dưỡng ẩm lên vùng da gót chân nứt.
Sử dụng giấm táo cải thiện nứt gót chân
Thường ngày bạn hay đeo giày tất, khiến chân bí bách và vi khuẩn tích tụ và da bị khô. Giấm táo có thể góp phần làm sạch da chân loại bỏ tế bào chết, cho bạn làn da mịn màng và thơm tho.
- Các bạn cần chủ bị 1 chậu nước và cho giấm táo vào với tỉ lệ 4:1.
- Ngâm chân trong chậu nước pha giấm tầm 20 phút.
- Nhấc chân ra và dùng đá bọt để chà nhẹ làm sạch gót chân.
Chữa nứt nẻ da gót chân với baking soda
Nứt gót chân cách điều trị với baking soda là giải pháp cực kỳ an toàn. Mang lại cho bạn làn da chân trắng sáng, sạch sẽ không tế bào chết hay vi khuẩn.
- Thực hiện hòa 3 thìa baking soda với nước ấm tầm 4l.
- Ngâm chân với dung dịch vừa pha khoảng 10 – 15 phút.
- Dùng tay chà nhẹ vùng gót chân nứt nẻ.
- Rửa sạch và lau khô sau đó thoa kem dưỡng ẩm cho da.
Ngò tây trị nứt nẻ gót chân tối ưu
Một loai gia gia vị chứa nhiều vitamin C, K và collagen cùng nhiều dưỡng chất khác. Giúp phục hồi làn da và tái tạo các mô tế bào da chân mới, tăng cường đàn hồi da. Bởi vậy mà ngò tây như “vị thuốc” chữa nứt gót chân hiệu quả tại nhà.
- Bạn chỉ cần cắt nhỏ 10 đến 12 nhánh rau ngò tây thả vào chậu nước ấm.
- Rửa và ngâm chân trong chậu nước khoảng 30 phút.
- Với cách này bạn có thể thực hiện mỗi ngày để giúp gót chân nhanh khỏi nhất.
Cách trị nẻ gót chân với quả chuối
Chuối vô vàn dưỡng chất như vitamin B6, B12, kali và magie,… giúp nuôi dưỡng da mềm mại. Đồng thời có khả năng kháng khuẩn, tẩy tế bào chết, và cho làn da tái tạo nhanh.
Cách bôi chuối trực tiếp lên vùng da gót chân
- Bạn cần 2 quả chuối tiêu chín, bóc vỏ và xay nhuyễn .
- Rửa sạch chân với xà phòng để loại bỏ bớt da chết và lớp sừng da.
- Đắp chuối xay nhuyễn lên vùng da gót chân và để nguyên 15 phút rửa chân với nước ấm.
- Để có kết quả rõ ràng nhất, hãy thực hiện đều đặn mỗi ngày bạn nhé.
Cách thứ 2 kết hợp chuối với yến mạch
- Xay nhuyễn chuối chín và bột yến mạch.
- NGâm chân với nước ấm để gót chân mềm rồi lau khô.
- Thoa hỗn hợp vào vùng gót chân nứt và giữ nguyên 15 – 20 phút.
- Khi dưỡng chất từ hỗn hợp này thẩm thấu vào làn da bạn rửa sạch với nước lạnh.
Cách thứ 3 dùng chuối với mật ong
- Nghiền chuối thật nhuyễn sau đó cho 2 thìa mật ong vào trộn đều lên.
- Thoa hỗn hợp nhẹ nhàng lên gót chân đã được rửa sạch.
- Tiếp tục chờ tầm 20 phút rồi đi rửa chân sạch với nước.
Dầu oliu giúp dưỡng da gót chân
Một trong cách trị nứt gót chân tại nhà được nhiều người áp dụng với dầu oliu hiệu quả. Bởi trong dầu oliu chứa dồi dào vitamin A, D, E giúp nuôi dưỡng, tạo tế bào da mới.
- Trước tiên bạn hãy rửa sạch chân, dùng khăn mềm lau khô.
- Bôi một lớp dầu ô liu vào gót chân nứt nẻ.
- Đeo tất mỏng và giữ nguyên qua sáng hôm sau và rửa sạch với nước ấm.
Qua những chia sẻ trên, bạn đã biết nứt gót chân nguyên nhân là từ đâu và cách trị như thế nào rồi chứ. Mong rằng qua chuyên mục hôm nay, các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm trị nứt gót chân tối ưu. Nếu bạn cần tư vấn hay có băn khoăn gì cần giải đáp về làn da chân. Hãy liên hệ với Shynh House để được hỗ trợ tận tâm nhé!
Từ Khóa
- bị nứt gót chân là thiếu chất gì
- cách chà gót chân tại nhà
- cách chữa nứt gót chân
- cách làm gót chân hồng hào
- cách trị gót chân nứt nẻ
- cách trị nứt gót chân
- cách trị nứt gót chân hiệu quả tại nhà
- cách trị nứt gót chân sau khi sinh
- cách trị nứt gót chân tại nhà
- chữa nứt gót chân
- nguyên nhân bị nứt gót chân
- nguyên nhân nứt gót chân
- nứt da chân
- nứt gót chân cách điều trị
- nứt gót chân nguyên nhân
- tại sao bị nứt gót chân
- trị nứt gót chân
- trị nứt gót chân tại nhà
- vì sao bị nứt gót chân