Nhận biết cơ thể đang bị rối loạn tiêu hoá và cách điều trị kịp thời

Rối loạn tiêu hoá là một căn bệnh thường gặp ở nhiều người ở cả người lớn và trẻ nhỏ, gây cảm giác khó chịu, khổ sở thường xuyên và dai dẳng. Xem ngay bài viết này để nhận biết cơ thể mình có đang bị rối loạn tiêu hoá và cách điều trị như thế nào nhé.

Rối loạn tiêu hoá là hội chứng gây ra do sự co thắt không đều các cơ vòng trong hệ thống tiêu hoá dẫn tới đau bụng, đi đại tiện khó khăn, khi táo, khi lỏng. Có rất nhiều nguyên nhân bị rối loạn tiêu hoá như: ăn uống không hợp vệ sinh, uống bia rượu, lạm dụng thuốc kháng sinh,…

1Cách nhận biết bệnh rối loạn tiêu hoá

Cách nhận biết bệnh rối loạn tiêu hoá

– Đau bụng: triệu chứng này thường xuất hiện ở vùng bụng dưới bên trái, một vài trường hợp đau nhiều chỗ khác, bạn có thể bị đau nhói hoặc nhẹ nhẹ, râm ran, quặn đau từng cơn hay đau âm ỉ khắp vùng bụng.

– Khi bị rối loạn tiêu hoá bạn sẽ bị thay đổi thói quen đi đại tiện, không còn đi đều đặn như bình thường, có ngày bạn sẽ bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều hơn thường ngày, mà mỗi lần đi sẽ đi phân lỏng, nước; có ngày bạn sẽ bị táo bón, ngoài đi ngoài nhiều thì mỗi lần đi bạn sẽ thấy khó đi, rặn mãi cũng không được, thậm chí nặng là bị chảy máu khi đi ngoài.

Rất hay:  Cách Gỡ Tài Khoản Messenger Trên Điện Thoại Và Máy Tính

Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu: mỗi lần ăn xong bạn sẽ cảm thấy bụng khó chịu, ợ hơi hoặc đánh răng nhiều, bụng phình to như cái trống, không đi vệ sinh được nên khó tiêu. Ngoài ra, một số người còn bị ợ chua, vị chua trong miệng nhiều, buồn nôn dễ nhầm lẫn với triệu chứng đau dạ dày.

– Bị rối loạn tiêu hoá kéo dài dẫn đến chán ăn, ăn không ngon miệng, mệt mỏi, uể oải.

Đây là một trong những dấu hiệu thường xuất hiện đơn lẻ khi bị rối loạn tiêu hoá. Thường thì nhiều người dễ bị nhầm lẫn các triệu chứng này với các loại bệnh khác. Và hầu hết mọi người đều chủ quan cho đến khi đau dữ dội thì mới đến bác sĩ.

2Cách điều trị bệnh rối loạn tiêu hoá

Cách điều trị bệnh rối loạn tiêu hoá

– Giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay trước mỗi bữa ăn, ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn rau sống.

– Tạo cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, mỗi bữa ăn cần bổ sung đủ 4 nhóm thực phẩm, đặc biệt cần phải có chất xơ từ hoa quả và rau xanh. Không những vậy khi chế biến thức ăn bạn cần đảm bảo hợp vệ sinh, thức ăn cũng không nên ăn quá nhiều, nên ăn vừa đủ.

– Nên thêm sữa chua ăn, sữa chua uống vào thực đơn hàng ngày để bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột tăng cường hệ tiêu hoá.

Rất hay:  Cách bỏ chặn trang web trên máy tính - Hướng dẫn đầy đủ và an toàn

– Sau mỗi đợt sử dụng kháng sinh bạn nên sử dụng men tiêu hoá để cân bằng lại vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

– Uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày.

– Bổ sung vitamin C, và những thực phẩm giàu chất khoáng như kali, magie,…

– Luyện tập thể dục hàng ngày vì khi bạn hoạt động thể chất có tác dụng tăng hoạt động co bóp ruột, giúp bạn ăn ngn và tăng khả năng tiêu hoá.

Rối loạn tiêu hoá là một căn bệnh mà nhiều người hay gặp phải. Tuy nhiên chúng ta cần thực hiện một chế độ ăn uống, tập thể dục để có một sức khoẻ tốt.

Có thể bạn quan tâm:

Nhà thuốc An Khang