15 cách trị đi tiểu buốt, tiểu rắt tại nhà nhanh nhất

Tiểu buốt, tiểu rắt (tiểu dắt) là tình trạng nam giới và nữ giới đều có thể mắc phải. Tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng con người nhưng tiểu buốt, tiểu rắt lại khiến người bệnh vô cùng khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày của họ. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt? Cách trị đi tiểu buốt, tiểu rắt tại nhà nhanh nhất ra sao? Xin mời bạn đọc hãy tham khảo bài viết sau đây.

1. Triệu chứng và nguyên nhân gây tiểu buốt tiểu rắt

Tiểu buốt, tiểu rắt là 2 rối loạn tiểu tiện phổ biến, gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, công việc của người bệnh.

1.1. Triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt

  • Tiểu buốt là tình trạng người bệnh có cảm giác đau, buốt và rát khi đi tiểu. Ngoài ra tình trạng này còn có thể khiến người mắc bị mệt mỏi, sốt, nước tiểu có màu đục, mùi khai nồng khó chịu.
  • Tiểu rắt là tình trạng người bệnh liên tục đi tiểu, vừa đi tiểu xong lại cảm thấy buồn tiểu, mỗi lần đi tiểu sẽ chỉ được một ít nước tiểu. Đôi khi, người bệnh không thể kiểm soát được việc đi tiểu gây tiểu són.

1.2. Nguyên nhân gây tiểu buốt tiểu rắt

  • Cơ thể mất cân bằng âm dương: Theo lý luận y học phương Đông, nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt là do dương khí trong người bị hạ hãm, ép xuống thành bàng quang khiến cho việc đi tiểu trở nên khó khăn (cảm giác buốt, rắt), tiểu ra máu, cơ thể mệt mỏi, có thể sốt nhẹ đến sốt cao,… Khi dương khí ép quá mạnh, các mao mạch của bàng quang có thể bị vỡ ra, máu chảy ra ngoài theo nước tiểu mà nhiều người gọi là tiểu ra máu.
  • Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học: Lạm dụng đồ uống có ga, có cồn; làm việc quá sức; lạm dụng thuốc tây, kháng sinh; thức khuya,…
  • Tình trạng mệt mỏi, stress kéo dài.
  • Một số bệnh lý như: viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu,…

2. Tiểu buốt tiểu rắt là dấu hiệu của bệnh gì?

2.1. Viêm đường tiết niệu

Theo y học hiện đại, nguyên nhân chính gây nên tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt ở phụ nữ và nam giới là do viêm nhiễm đường tiết niệu. Trong đó, đa số các trường hợp bị viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn “Escherichia coli” gây ra.

Chúng xâm nhập theo đường sinh dục ngoài lây lan qua niệu đạo rồi ngược lên trên gây viêm niệu đạo và các cơ quan tiết niệu khác. Ngoài biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt bệnh viêm đường tiết niệu còn có một số biểu hiện khác như: đau lưng, đi tiểu nhiều lần, đi tiểu buốt, tiểu ra máu, mệt mỏi, buồn nôn,…

2.2. Đái tháo đường

Bệnh nhân tiểu đường thường bị suy yếu hệ miễn dịch nên các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng cũng có cơ hội phát triển mạnh, gây triệu chứng đau buốt, khó chịu khi đi tiểu.

2.3. Sỏi thận

Sỏi thận có thể gây viêm nhiễm đường tiết niệu bằng cách tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Do vậy, khi có triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt đi kèm đau lưng, chị em nên đi khám thận để phát hiện, xử lý triệt để sỏi thận.

2.4. Bệnh lậu

Sau khi bị lây nhiễm vi khuẩn lậu từ 3 – 5 ngày, người bệnh thường có biểu hiện tiểu buốt, tiểu nhiều lần, âm đạo chảy mủ, khí hư bất thường,…

3. Cách chữa trị tiểu buốt tiểu rắt tại nhà nhanh nhất từ bài thuốc và cây thuốc nam

Tiểu buốt, tiểu rắt là hai triệu chứng liên quan đến sức khỏe của đường tiết niệu thường hay đi kèm với nhau. Dù không nguy hiểm nhưng tình trạng này gây ra rất nhiều khó chịu, phiền toái trong quá trình sinh hoạt và làm việc của người bệnh.

Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn một số cách chữa đi tiểu buốt tại nhà cho nam, nữ từ cây thuốc nam hiệu quả.

3.1. Một số bài thuốc chữa tiểu rắt, tiểu buốt bằng phương pháp dân gian

Cách chữa tiểu buốt tiểu rắt tại nhà bằng phương pháp dân gian là phương án được nhiều người lựa chọn. Tuy không thể điều trị tận gốc nhưng khi dùng các cây thuốc nam trị tiểu rắt, tiểu buốt này giúp chúng ta giảm được phần nào các triệu chứng do bệnh gây nên.

Rất hay:  Cách kiểm tra tài khoản Viettel - Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z

Cách trị tiểu rắt tại nhà nhanh nhất bằng kim tiền thảo

Cách chữa tiểu rắt tiểu buốt tại nhà bằng kim tiền thảo như sau:

  • Kim tiền thảo, râu ngô, cây mã đề, cỏ mần trầu mỗi loại 100g. Bột thân cây tre 2g.
  • Tất cả các nguyên liệu cho vào nồi đun cùng 1l nước. Sử dụng nước đã đun sôi để ấm ngày uống 4 – 5 lần.

Xưa nay kim tiền thảo được biết đến là loại cây có tính mát, có khả năng làm mát cơ thể, thông tiểu rất tốt. Vì vậy, nó thường được sử dụng làm thành phần trong những bài thuốc dân gian trị tiểu rắt, tiểu buốt.

Cây mã đề chữa tiểu buốt, tiểu rắt

Cây mã đề là loại cây quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, đặc biệt ở các vùng làng quê. Mặc dù rất phổ biến nhưng cây mã đề cũng là một trong những vị thuốc nam rất tốt có thể dùng để chữa rất nhiều bệnh. Cách chữa viêm đường tiết niệu bằng cây mã đề giúp giảm chứng đái rắt kèm đái buốt được nhiều người áp dụng.

Cách làm như sau:

  • Mã đề, rau má, râu ngô, rễ cỏ tranh: mỗi loại 100g. Bồ công anh, cam thảo dây: mỗi loại 50g.
  • Tất cả các nguyên liệu cho vào nồi đun cùng 1 lít nước. Sau đó chia nước thành 4 – 5 phần, uống trong ngày.

Ngoài cách trên, ta cũng có thể dùng rau mã đề nấu canh làm một món ăn hàng ngày. Cách nấu canh rau mã đề cũng tương tự như cách nấu canh hàng ngày. Kết hợp thêm thêm một chút hành khô và tôm khô sẽ tạo vị rất tuyệt vời cho món canh này.

Cách điều trị tiểu buốt, tiểu rắt tại nhà bằng kim ngân hoa

Một trong những bài thuốc dân gian khá phổ biến nữa để trị đái buốt, đái rắt đó chính là sử dụng kim ngân hoa. Kim ngân hoa là loài hoa được trồng để làm cảnh ở nhiều gia đình Việt Nam. Tuy nhiên ngoài tác dụng làm cảnh thì kim ngân hoa cũng được sử dụng như 1 vị thuốc chữa bệnh. Cách chữa đái rắt tại nhà bằng kim ngân hoa cũng rất đơn giản.

  • Kim ngân hoa, kim tiền thảo, cây mã đề mỗi loại 80g. Râu ngô 150g. Rễ cỏ tranh 50g.
  • Tất cả các nguyên liệu cho vào nồi sắc cùng 1 lít nước. Đun sôi để nguội lấy nước uống ngày 4 – 5 lần cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Dùng hương nhu trắng chữa trị tiểu rắt, tiểu buốt

Hương nhu trắng được mệnh danh là cây thuốc có nhiều công dụng hay. Tuy nhiên công dụng chính của cây này đó là kháng khuẩn, giải nhiệt, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Do đó, hương nhu trắng được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa đái dắt đái buốt.

Mẹo chữa tiểu rắt tiểu buốt bằng cây hương nhu trắng như sau:

  • Hương nhu trắng, thủy long mỗi loại 20g. Đinh lăng, rau má mỗi loại 25g. Thổ linh, sa tiền, chi tử, lá tre tươi mỗi loại 16g.
  • Tất cả các nguyên liệu cho vào nồi đun cùng 1 lít nước. Nước thuốc chia làm 4 – 5 phần, uống trong ngày. Ngoài ra, để bài thuốc này có hiệu quả cao, các bạn nên ăn thêm cháo hoặc chè đỗ đen thường xuyên.

Rễ đinh lăng kết hợp kim tiền thảo

Ngoài cách trị tiểu rắt, tiểu buốt tại nhà bằng kim tiền thảo ở phía trên, chúng ta có thể áp dụng phương pháp kết hợp kim tiền thảo với rễ đinh lăng để chữa bệnh nhanh nhất.

Bài thuốc như sau: Kim tiền thảo, đinh lăng, thổ linh, cẩu tích, rễ cỏ tranh, huyền sâm mỗi loại 16g. Thủy long 30g, thục địa 20g. Sắc mỗi ngày 1 thang uống cho đến khi hết bệnh.

Chữa tiểu buốt tiểu rắt bằng bèo cái

Bèo cái được biết đến là món ăn dành cho gia súc, gia cầm. Tuy nhiên chúng còn có tác dụng lợi tiểu rất tốt. Nếu đang bị tiểu buốt ở những giai đoạn đầu thì bạn có thể sử dụng bèo cái để điều trị bằng cách dưới đây:

Rất hay:  Bào ngư làm món gì? Top 6 cách chế biến bào ngư

Lấy bèo cái từ những nơi có nguồn nước sạch, bỏ rễ và rửa lại với nước 2 – 3 lần. Sử dụng bèo cái, lá thài lài, rễ gianh, lá mã đề, mỗi thứ một nắm tay, đem rang vàng rồi để nguội. Sau đấy, lấy 1 vốc to đem đi sắc lấy nước uống hàng ngày.

Uống nước bèo cái thường xuyên sẽ giúp cải thiện chứng tiểu buốt tiểu rắt.

3.2. Cách trị tiểu buốt, tiểu rắt tại nhà nhanh nhất bằng cây thuốc nam

Ngoài các bài thuốc dân gian phía trên các bạn có thể tham khảo thêm 6 cây thuốc nam quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta giúp làm giảm triệu chứng đái buốt đái rắt.

Cây hải kim sa (Cây bòng bong)

Cây bòng bong hay còn có tên gọi khác trong Đông y là cây hải kim sa. Là một loại cây dây leo thường mọc rất nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Theo y học cổ truyền, công dụng chính của cây bòng bong là sử dụng để điều trị các bệnh về đường tiết niệu, thận, gan.

Để giảm thiểu chứng tiểu buốt, tiểu rắt bằng cây bòng bong ta làm như sau:

  • Cây bòng bong 100g. Trà xanh 45g. 2 loại này đem rửa sạch, phơi khô rồi tán nhỏ thành bột, trộn đều lên.
  • Mỗi ngày sử dụng 20g hỗn hợp này cùng 5g cam thảo, 2 nhánh gừng đun với 1 lít nước chia làm 3 lần uống trong ngày.

Cây ngải cứu

Ngải cứu là một loại cây quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Có rất nhiều món ăn ngon được làm từ ngải cứu như: Gà hầm ngải cứu, trứng chiên ngải cứu, tim hầm ngải cứu.

Bên cạnh tác dụng làm thực phẩm hàng ngày, ngải cứu còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh rất tốt. Trong Đông y, ngải cứu có vị đắng, cay, tính ấm, vào kinh tỳ, can, thận, có tác dụng ôn bào cung, cầm máu, an thai, khứ hàn, giảm đau rất tốt. Vì vậy mà ngải cứu được sử dụng để kết hợp với các loại cây thuốc khác điều trị tiểu buốt tiểu rắt, đái dầm hiệu quả.

Để chữa tiểu buốt tiểu rắt bằng ngải cứu, các bạn cần làm như sau:

  • Ngải cứu 50g, rễ cỏ chanh 15g, cỏ seo gà 15g. Tất cả các nguyên liệu đem rửa sạch rồi cho vào nồi đun cùng với 1 lít nước.
  • Chắt phần nước thuốc chia làm 2 phần uống vào buổi sáng và buổi tối. Khi uống cho thêm 1 thìa cafe mật ong.

Phượng vĩ thảo

Cây phượng vĩ thảo hay còn gọi là cỏ phượng vĩ. Là loại cây thường mọc ở vách đá, vách đất, những nơi thoáng ẩm và mát.

Theo y học cổ truyền, cây phượng vĩ thảo có tính bình, mát, lạnh, vị chua cay, đắng, mặn, ngọt có tác dụng rất tốt trong việc thanh nhiệt lợi thấp, chỉ huyết tiêu sưng, giải độc, trị viêm gan hoàng đản, viêm ruột, lỵ khuẩn, đái rắt, đái đục, đái máu, ra khí hư…

Chữa đái rắt đái buốt bằng cây phượng vĩ thảo như sau:

Lấy 30g phượng vĩ thảo đun cùng 600ml nước vo gạo cho đến khi nước cô lại còn khoảng 250ml. Chia 250ml thuốc thành 2 phần đều nhau uống vào 2 buổi sáng tối.

Mồng tơi

Mồng tơi là loại rau yêu thích được sử dụng để nấu canh giải nhiệt trong những ngày hè nóng bức. Sử dụng mồng tơi thường xuyên cũng giúp người bệnh giảm thiểu được tình trạng tiểu rắt tiểu buốt hiệu quả.

Bạn chỉ cần lấy 500g rau mồng tơi đun cùng 500ml nước lọc. Đun cho đến khi còn khoảng 400ml nước thì tắt bếp. Chắt nước để uống thay trà hàng ngày. Bã rau có thể dùng đắp lên bụng dưới để tăng hiệu quả chữa bệnh.

Cây rau má

Rau má vốn được biết đến là loại rau mát, có tác dụng lưu thông khí huyết, chữa đau đầu và diệt khuẩn rất tốt. Cách chữa đái rắt đái buốt bằng rau má rất đơn giản và dễ thực hiện.

Trị tiểu rắt bằng cách dân gian từ rau má

  • Đầu tiên bạn lấy 300g rau má tươi đem rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng.
  • Bước thứ 2, bạn vớt rau má ra cho vào máy xay sinh tố cùng 300ml nước lọc xay nhuyễn.
  • Sau khi xay xong, bạn chắt lấy nước chia làm 2 phần uống vào buổi sáng và buổi tối. Trước khi uống bạn có thêm vài hạt muối hoặc chút đường để dễ uống hơn.
Rất hay:  12 công thức nấu cháo yến mạch cho bé tăng cân, chóng lớn

Rau dừa nước

Dừa nước là loại cây mọc dại rất nhiều ở các ao đầm, bờ ruộng. Thông thường, dừa nước được nhiều nơi sử dụng làm rau cho lợn. Vì vậy, ít ai nghĩ rằng, cây dừa nước này còn là 1 vị thuốc quý có thể chữa được nhiều bệnh, trong đó có đái rắt và đái buốt.

Bài thuốc chữa bệnh đái rắt đái buốt bằng cây dừa nước như sau:

  • Bạn lấy 150g rau dừa nước kết hợp với 100g rau ngổ đun cùng với 1,5 lít nước.
  • Đun sôi cho đến khi nước còn khoảng 1,2 lít nước thì tắt bếp. Đợi nước nguội chắt lấy nước uống trong ngày.

>> XEM THÊM:

Bị tiểu buốt uống thuốc gì? Thuốc Tây chữa tiểu rắt, tiểu buốt

Tiểu buốt ra máu uống thuốc gì? Cách chữa tiểu buốt ra máu tại nhà

[BẬT MÍ] Cách chữa đi tiểu buốt ở nam giới HIỆU QUẢ

Chia sẻ cách chữa tiểu buốt tiểu rắt tại nhà cho nữ giới an toàn

4. Đi tiểu buốt, đái rắt nên uống gì cho khỏi?

Nhiều người thắc mắc, không biết cách chữa đi tiểu buốt tại nhà cho nữ và nam giới hiệu quả như thế nào. Dưới đây là một số cách đơn giản mà bạn có thể áp dụng.

4.1. Râu ngô

Từ lâu râu ngô đã được biết đến với tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm đường tiết niệu rất tốt. Vì vậy, bạn có thể đun nước râu ngô thay nước hàng ngày.

4.2. Bột sắn

Vào những ngày hè nóng bức mà uống bột sắn dây hòa với 1 thìa nước cốt chanh cùng đường thì thật là tuyệt. Uống thường xuyên loại nước này còn giúp bạn cải thiện được tình trạng tiểu buốt tiểu rắt hiệu quả.

4.3. Bí đao

Bí xanh hay còn gọi là bí đao. Là loại thực phẩm lành tính được sử dụng khá nhiều trong việc nấu nướng hàng ngày.

Cách trị đái rắt, đái buốt tại nhà từ bí đao: Với những người bị tiểu rắt tiểu buốt, các bạn nên sử dụng nhiều món ăn liên quan đến bí đao như: canh bí đao luộc, bí đao nấu xương, nộm bí đao…

5. Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh – Cách điều trị tiểu rắt, tiểu buốt từ thảo dược

Ngoài chế độ ăn hợp lý và các biện pháp chữa trị tại nhà như trên, các chuyên gia khuyên rằng người bị tiểu buốt, tiểu rắt nên sử dụng thêm Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh để tăng cường hiệu quả điều trị và phòng ngừa tái phát. Đây chính là cách trị đi tiểu buốt, tiểu rắt tại nhà nhanh nhất được nhiều chuyên gia và người dùng đánh giá cao.

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh là THUỐC được điều chế 100% từ thảo dược: Đương quy, Đảng sâm, Tang phiêu tiêu, Phục linh, Quy bản,….có tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng chế ước bàng quang, cân bằng âm dương cho cơ thể, từ đó giúp chữa trị tận gốc các chứng bệnh đường tiểu như tiểu buốt, tiểu rắt, đái dầm, tiểu không tự chủ,….

Hơn 10 năm có mặt trên thị trường, thuốc trị đái dầm Đức Thịnh đã nhận được nhiều đánh giá tích cực của các chuyên gia và người dùng, đạt giải thưởng “SẢN PHẨM HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TIN DÙNG NĂM 2011”, “TOP 10 THƯƠNG HIỆU HÀNG ĐẦU VIỆT NAM NĂM 2022”.

Bài viết đã cung cấp tới bạn đọc các cách trị đi tiểu buốt, tiểu rắt tại nhà nhanh nhất an toàn hiệu quả. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn đọc lựa chọn được phương pháp phù hợp với bản thân mình.

Nếu bạn còn thắc mắc về các bệnh lý đường tiểu, tình trạng đau buốt khi đi tiểu, tìm hiểu thêm về chương trình khuyến mãi, đặt hàng Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh chính hãng, bạn vui lòng truy cập TẠI ĐÂY.