Nấm miệng và tưa lưỡi có khác nhau không? – Long Châu

Nấm miệng, tưa lưỡi là những tình trạng gây khó chịu cho người mắc phải vì làm tổn thương các vùng trong khoang miệng. Vậy nấm miệng và tưa lưỡi có gì giống và khác?

Nấm miệng và tưa lưỡi là gì?

Nấm miệng là tình trạng vùng niêm mạc bao phủ bên trong khoang miệng bị nhiễm nấm do sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans. Đây vốn là một loại nấm thường trú trong khoang miệng của mọi người. Chúng có mặt với một lượng nhỏ và không có gây hại cho chúng ta khi hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động bình thường.

Nấm miệng, tưa lưỡi do nấm Candida albicans gây ra sẽ làm xuất hiện những mảng màu trắng đục bám trên niêm mạc lưỡi, mặt trong má, vòm miệng và ở vòm họng của bạn. Nấm miệng và tưa lưỡi đều có thể xảy ra ở người lớn, trẻ em và cả trẻ sơ sinh.

Nấm miệng và tưa lưỡi có khác nhau không?

Nấm miệng và tưa lưỡi thực chất là cùng một tình trạng niêm mạc miệng. Do cách gọi dân gian nên xuất hiện các tên gọi khác nhau. Nấm miệng theo dân gian còn được gọi là tưa miệng, tưa lưỡi hay đẹn trăng.

Triệu chứng của nấm miệng (tưa lưỡi)

Ở giai đoạn đầu của nấm miệng, bạn sẽ chưa cảm nhận rõ các dấu hiệu. Những khi tình trạng nhiễm nấm bắt đầu phát triển nặng hơn thì sẽ xuất hiện những triệu chứng cụ thể. Vì người lớn và trẻ em có thể trạng khác nhau nên các triệu chứng xảy ra ở hai đối tượng này cũng có những sự khác nhau:

  • Triệu chứng chung: Xuất hiện những mảng màu trắng kem hay đục như phô mai, bám trên bề mặt lưỡi, mặt trong má, lợi hay vòm miệng. Những mảng trắng này sẽ có thể làm bạn cảm thấy đau và khó chịu.
  • Triệu chứng ở trẻ sơ sinh: Nấm miệng sẽ khiến trẻ sơ sinh khó khăn trong việc bú. Từ đó bé luôn cảm thấy khó chịu, bứt rứt, quấy khóc và có khả năng sốt nếu nhiễm trùng lan vào thực quản.
  • Triệu chứng ở người lớn: Người bị nấm miệng thường có cảm giác đau nhức, nóng rát ở trong miệng; khó khăn trong việc nuốt thức ăn; mất vị giác; có thể bị chảy máu nếu cọ xát bởi thức ăn; khô miệng; bị nứt nẻ ở khóe miệng; cảm giác miệng có mùi vị khó chịu…
Rất hay:  Cách chiên phồng tôm bằng nồi chiên không dầu

Nấm miệng hay tưa lưỡi còn có khả năng truyền từ trẻ nhỏ sang cho người mẹ khi bú bằng cách di chuyển và lây nhiễm qua lại giữa bầu ngực của mẹ và miệng của bé. Biểu hiện ngực bị nhiễm nấm ở người phụ nữ được thể hiện qua những yếu tố sau:

  • Núm vú sưng đỏ bất thường, có thể bị nứt hoặc ngứa.
  • Phần sẫm màu như vùng quầng vú bị bong da hoặc bong tróc.
  • Cảm thấy đau bất thường khi cho con bú, luôn thấy đau nhói sâu bên trong vú.

Nguyên nhân gây ra nấm miệng (tưa lưỡi)

Nấm Candida albicans phát triển mạnh và trở thành bệnh thông thường là do hệ miễn dịch của chúng ta suy yếu. Một số những nguyên nhân và yếu tố khiến bạn bị nấm miệng và tưa lưỡi như:

  • Vệ sinh răng miệng kém.
  • Để miệng khô.
  • Hút thuốc lá.
  • Mắc bệnh ung thư và điều trị bằng các phương pháp như hóa trị, xạ trị.
  • Mắc bệnh tiểu đường.
  • Người bị HIV/AIDS.
  • Đeo răng giả.

Điều trị nấm miệng và tưa lưỡi như thế nào?

Để điều trị nấm miệng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc uống và bôi tùy theo loại đối tượng.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cách điều trị nấm miệng thường sẽ sử dụng dung dịch Nystatin hoặc kem Miconazole. Đây là loại dung dịch có tác dụng kháng nấm, sử dụng bằng cách rơ lưỡi và bôi lên các mảng trắng cho bé khoảng 4 lần/ngày. Thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần trở lên cho đến khi các mảng bám biến mất.

Rất hay:  Top 14 quán cà phê vintage đẹp nhất ở TPHCM

Bên cạnh đó, người lớn có những loại thuốc khác nhau giúp điều trị tưa lưỡi như: Thuốc chống nấm fluconazole, viên ngậm chống nấm clotrimazole, nước súc miệng chống nấm, thuốc uống chống nấm itraconazole (đây là thuốc chỉ định cho những người nhiễm HIV hoặc không thể đáp ứng với những phương pháp điều trị khác) hay thuốc điều trị nấm nghiêm trọng amphotericin B,…

Ngoài các phương pháp trên, bạn cũng có thể khắc phục nấm miệng bằng các phương pháp tại nhà như:

  • Chải răng bằng bàn chải có lông mềm để tránh làm tổn thương vết sưng do nấm miệng.
  • Thay bàn chải đánh răng sau khi hoàn thành điều trị tưa lưỡi.
  • Chú ý làm sạch nếu có đeo răng giả.
  • Không nên tự ý và lạm dụng sử dụng nước súc miệng hoặc thuốc xịt miệng.
  • Có thể sử dụng các thành phần thiên nhiên để giảm bớt triệu chứng của nấm miệng như nước muối, dung dịch nước, baking soda, sữa chua, hỗn hợp nước và chanh,…

Phòng ngừa nấm miệng (tưa lưỡi)

Để phòng ngừa bị nấm miệng, bạn có thể thực hiện một số cách tại nhà như sau:

  • Giữ thói quen vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ mỗi ngày.
  • Nên sử dụng chỉ nha khoa làm sạch các mảng bám ở các khe răng.
  • Nếu bạn có sử dụng răng giả, hãy cố gắng vệ sinh và làm sạch chúng cũng như vùng khoang miệng để ngăn ngừa nguy cơ bị nấm miệng.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường.
  • Bỏ hút thuốc lá.
  • Điều trị các bệnh lý nền gây suy yếu hệ miễn dịch
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất và vitamin để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Để phòng ngừa nấm miệng cho trẻ sơ sinh, bạn nên giữ vệ sinh miệng cho trẻ thật sạch sẽ; rơ lưỡi cho bé thường xuyên; chú ý vệ sinh núm vú của mẹ cũng như núm vú bình; nếu mẹ bị nhiễm nấm thì hãy cố gắng điều trị dứt điểm để tránh lây lan cho bé.
Rất hay:  Rất Hay Top 19 thân ái tiếng anh là gì [Quá Ok Luôn]

Trên đây là những thông tin và các vấn đề liên quan đến bệnh nấm miệng. Hy vọng bài viết đã giúp mọi người có câu trả lời cho câu hỏi: “Nấm miệng và tưa lưỡi có khác nhau không?”. Theo dõi nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm những thông tin sức khỏe đầy bổ ích.

Tuyết Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp