Viêm da và những điều cần biết về triệu chứng, điều trị

Viêm da là một loại dị ứng thường gặp, biểu hiện bằng một số mảng da bị đỏ, ngứa, đôi khi còn xuất hiện một số mụn nước dị ứng trên cơ thể người bệnh. Triệu chứng và cách điều trị còn phụ thuộc vào từng loại cụ thể.

Hãy cùng các bác sĩ tại Grace Skincare Clinic tìm hiểu về các loại viêm da là gì cũng như cách trị viêm da mặt tại nhà hiệu quả!

Viêm da là gì?

Nhìn chung là một giai đoạn da bị dị ứng. Đây là một trong những biểu hiện bệnh lý dị ứng thường gặp ở nhiều người.

Theo bác sĩ, có nhiều yếu tố và nguyên nhân, đặc trưng bởi tình trạng viêm nang lông. Hoặc tình trạng dị ứng trên bề mặt da (viêm da dị ứng) dẫn đến xuất hiện các hiện tượng như nổi mụn nước, ngứa, da bị đỏ.

Thường gặp nhất là bị viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh, tổ đỉa, đỏ da toàn thân.

viêm da là gì
Viêm da nhìn chung là một giai đoạn da bị dị ứng trên cơ thể người bệnh gây ra một số biểu hiện xuất hiện trên cơ thể như mụn nước, đỏ da, phát ban…

Viêm da có hai dạng cấp tính và mãn tính.

Viêm da cấp tính

Viêm da cấp tính thường phát ban đỏ rất nhanh, có thể khiến da bị phồng rộp và xuất hiện tình trạng sưng tấy, đôi khi có hiện tượng rát, đỏ.

Viêm da mãn tính

Viêm da mãn tính tác động lâu dài ở một vài khu vực, khiến cho da tối màu hơn so với các khu vực xung quanh, làm da dày lên và đôi khi yếu tố này còn khiến cho da nổi mề đay dị ứng.

Viêm da mãn tínhrất dễ bị tổn thương khi gãi, cào, làm xuất hiện nhiều vết trầy xước.

Theo bác sĩ da liễu, bệnh không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho người bệnh. Bệnh dễ tái phát theo từng giai đoạn khác nhau, dễ xuất hiện sẹo, thâm, nhiễm trùng khi gãi ngứa và khó điều trị các yếu tố này dứt điểm.

| Dày sừng nang lông là tình trạng da phổ biến, tình trạng này có thể do sự tích tụ keratin nhiều ở lỗ chân lông khiến da trở nên khô ráp, gây kích ứng da đầu và mất thẩm mỹ. Nguyên nhân và dấu hiệu của chứng bệnh dày sừng nang lông là gì? Dày sừng nang lông có chữa được không?

Triệu chứng của các loại viêm da thường gặp

Mỗi loại viêm da có thể khác nhau ở một số yếu tố nhỏ và có xu hướng xảy ra phản ứng ở những bộ phận khác nhau trên cơ thể người bệnh.

Những dấu hiệu phản ứng và triệu chứng của các loại viêm khác nhau bao gồm:

Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa có thể mắc phải từ lúc nhỏ. Biểu hiện của loại bệnh dị ứng này có thể là những phản ứng ban đỏ, ngứa và xuất hiện một số mụn nước. Tình trạng này thường thấy ở vùng nếp gấp như nếp gấp khuỷu, sau đầu gối và phía trước cổ.

Những yếu tố bao gồm phản ứng mẩn đỏ, mụn nước này có thể gây ra tình trạng chảy dịch khi cào gãi và tình trạng này sẽ dần trở nên khô cứng.

Những người bệnh có thể tự hồi phục, sau đó tình trạng này lại tái phát tùy thuộc theo mùa và theo từng giai đoạn cụ thể.

Rất hay:  6 tư thế cho trẻ bú đúng cách, không lo sặc và bú được nhiều sữa nhất

| Viêm da cơ địa là dạng phổ biến nhất của bệnh chàm da. Nó thường xảy ra ở trẻ em và ít nghiêm trọng hơn, dễ khỏi hơn so với người lớn. Viêm da cơ địa được các chuyên gia cho rằng nó thuộc bộ ba bệnh dị ứng đi kèm với nhau, liên quan đến di truyền.

Viêm da tiếp xúc

Triệu chứng của viêm da tiếp xúc là những vết đốt đau nhức hoặc một số mẩn đỏ kèm yếu tố ngứa tại những vị trí mà làn da của người bệnh tiếp xúc với các chất gây dị ứng.

Hoặc với một số nguyên nhân làm khởi phát phản ứng miễn dịch của cơ thể (phổ biến nhất là yếu tố từ các chất gây dị ứng bao gồm niken, ánh sáng, thuốc kháng sinh, các chất trong sơn móng tay…) khiến tình trạng bùng phát.

phản ứng viêm da
Những phản ứng mẩn đỏ dị ứng xuất hiện do viêm da tiếp xúc gây ra thậm chí có thể tiến triển thành những nốt phồng rộp trên da

Trong một số trường hợp, bác sĩ da liễu cũng có thể tìm những yếu tố gây dị ứng của bệnh viêm da tiếp xúc bằng Patch test.

Patch test (test áp bì): những miếng vuông y tế chứa những yếu tố nghi ngờ viêm da tiếp xúc dị ứng sẽ được áp lên lưng người bệnh. Bác sĩ sẽ để các chất gây phản ứng ở đó trong vòng 48 giờ để xem phản ứng của cơ thể xuất hiện với từng yếu tố. Từ đó bác sĩ có thể xác định được yếu tố mà người bệnh dị ứng và nguyên nhân.

patch test tìm ra triệu chứng viêm da cơ địa
Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây viêm da thông qua các yếu tố như việc kiểm tra da và xem xét tiền sử bệnh của bệnh nhân

Viêm da tiết bã

Tình trạng này có thể tạo thành những mảng vảy, phản ứng đỏ da và gây gàu dai dẳng. Nó thường ảnh hưởng đến những vùng da tiết dầu trên cơ thể (có tuyến bã nhờn), ví dụ như mặt, phần trên của ngực và lưng.

Viêm da tiết bã là một bệnh lý dai dẳng, có nguyên nhân là từ các chất được tiết ra từ nấm men Malassezia sống trên da đầu, mặt và một số trường hợp cũng ảnh hưởng ở một số nơi khác.

Ở trẻ nhỏ, tình trạng này dân gian thường gọi là chứng “cứt trâu” ở da đầu.

Chàm nang lông

Chàm nang lông là tình trạng khiến khu vực da ảnh hưởng trở nên dày hơn và phát triển những vết sưng ở lỗ chân lông. Tình trạng này thường phổ biến ở những người Mỹ gốc Phi, những người có nước da nâu hoặc đen sẽ dễ bị ảnh hưởng hơn người da sáng màu.

Tổ đỉa

Đặc trưng phổ biến của tình trạng này là mụn nước dị ứng trên da, có khả năng gây ra một số triệu chứng ngứa ở gan bàn tay, mặt bên ngón chân và đôi khi ở gan bàn chân.

Mụn nước của tổ đỉa thường có màu đỏ, gây kích ứng cho da nên rất ngứa, tiết nhiều dịch và một số trường hợp có thể gặp tình trạng đóng vảy dày gây khó chịu và khiến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh có thể khó khăn hơn.

Các phương pháp điều trị viêm da bạn cần biết

Sử dụng Steroid bôi tại chỗ

Bôi kem y tế hoặc thuốc y tế có chứa các chất steroid dạng mỡ lên các mảng ngứa trên da trong khoảng thời gian giới hạn từ 5-15 ngày để điều trị. Bác sĩ da liễu sẽ là người thăm khám và kê đơn dựa trên các triệu chứng của bạn.

Rất hay:  Cách kẻ bảng trong Word, chèn bảng biểu trong văn bản Word 2019
trị viêm da bằng kem bôi
Bôi kem y tế hoặc thuốc y tế có chứa các chất steroid dạng mỡ lên các mảng ngứa dị ứng trên da

Hãy đảm bảo rằng bạn nắm được thông tin liên quan đến thời điểm cần bôi, bôi ở đâu và tần suất dùng trong suốt quá trình thực hiện cách trị viêm da mặt tại nhà. Các chất steroid thường chỉ nên dùng 1 đến 2 lần mỗi ngày và chỉ ở những vùng da đang gặp tình trạng đỏ, ngứa.

Một số trường hợp cần phải thoa nhiều hơn các chất steroid sẽ được bác sĩ chỉ định để dùng cho một số vùng khác nhau của cơ thể hoặc là để bôi những vùng với mức độ khác nhau.

| Đọc thêm bài viết này để biết bị dị ứng nên làm gì, cũng như một số cách trị dị ứng da mặt hiệu quả

Kem Pimecrolimus (một loại thuốc ức chế calcineurin tại chỗ)

Pimecrolimus là loại kem y tế chống viêm da mới được chứng minh là rất có hiệu quả điều trị bệnh viêm da cơ địa, ít gây tác dụng phụ cho cơ thể hơn so với steroid tại chỗ.

Thuốc kháng sinh chữa

Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn dùng một số loại thuốc kháng sinh y tế ví dụ như Flucloxacillin hoặc erythromycin nếu có biến chứng nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng là nguyên nhân viêm da.

Nhiễm trùng da và gây viêm da phổ biến nhất là do Staphylococcus aureus (vi khuẩn tụ cầu vàng) hoặc cũng có khả năng do Streptococcus pyogenes (vi khuẩn liên cầu) gây ra.

Thuốc kháng histamin

Thuốc histamin dạng viên nén có thể được bác sĩ kê nhằm giúp giảm tình trạng da bị kích ứng và giúp người bệnh có thể ngủ ngon hơn.

Những phương pháp điều trị khác

Các chất Steroid toàn thân, Methotrexate, azathioprine, cyclosporine, mycophenolate, chiếu đèn, và một số phương pháp điều trị da phức tạp khác có thể được các bác sĩ áp dụng cho một số trường hợp nặng.

Việc xác định cách điều trị nào phù hợp với tình trạng viêm da của bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ da liễu sau khi thăm khám.

Lối sống và biện pháp khắc phục viêm da tại nhà

Một số thói quen tự chăm sóc sẽ kiểm soát được tình trạng và giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn trước khi tìm ra cách trị viêm da mặt tại nhà phù hợp:

Làm ẩm da

Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm với hàm lượng các chất dầu cao cũng có thể giúp tình trạng da bạn trở nên mềm mại hơn. Bước skincare cho viêm da này sẽ hạn chế cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Sử dụng các sản phẩm kháng viêm – giảm ngứa không kê đơn

Một số loại kem bôi phổ biến chứa các chất hydrocortisone có thể tạm thời làm giảm tình trạng mẩn đỏ và ngứa ngáy cho bệnh nhân. Thuốc histamin dạng uống phổ biến, ví dụ như diphenhydramine cũng có thể giúp giảm tình trạng ngứa ngáy cho da.

Đắp mặt nạ ẩm làm mát

Cách phổ biến này có thể giúp làm dịu da và giảm triệu chứng gây viêm da. Bạn có thể hỏi ý khiến bác sĩ da liễu để biết loại mặt nạ nào phù hợp để điều trị da của bạn.

Rất hay:  Cách sử dụng nước hoa hồng đúng cách và hiệu quả nhất - META.vn

Giảm tần suất tắm cũng như giảm số lần dùng nước ấm để tắm

Tắm bằng vòi hoa sen sẽ có lợi hơn tắm bồn. Bạn có thể thay thế xà phòng thông thường bằng một số chất tẩy rửa dịu nhẹ hơn và không chứa bọt để tránh xà phòng có tính tẩy rửa mạnh làm tổn thương da và làm dịu làn da đang bị viêm.

Các bác sĩ da liễu cũng có thể tư vấn và đưa ra lời khuyên về sản phẩm nào phù hợp cho làn da của bạn.

Sử dụng dầu gội dược phẩm

Đối với trường hợp da đầu bị tình trạng gàu, bệnh nhân có thể dùng dầu gội không kê đơn có chứa các chất phổ biến bao gồm selen sulfide, kẽm pyrithione, nhựa than đá hoặc ketoconazole để trị và ngăn ngừa tình trạng gàu xuất hiện.

Tránh cọ xát và cào gãi lên vùng da bị viêm để hạn chế trầy xước

Bạn cũng nên cắt móng tay và hãy đeo bao tay vào ban đêm để tránh trường hợp cào gãi vào ban đêm cũng có thể làm tăng nguy cơ tổn thương cho da, ảnh hưởng đến khu vực đang bị viêm khiến cho tình trạng nghiêm trọng hơn.

Mặc quần áo làm từ chất liệu cotton

Quần áo cotton có kết cấu mịn giúp người bệnh có thể giảm nguy cơ gây kích ứng lên vùng da nhạy cảm. Tránh mặc quần áo dạng len vì bề mặt len sẽ cọ xát trực tiếp lên da liên quan đến sự tăng nguy cơ khiến tình trạng da bị gây kích ứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Chọn loại bột giặt dịu nhẹ

Vì da của bạn thường xuyên tiếp xúc với các loại quần áo, ga trải giường và khăn tắm, bạn có thể chọn những loại bột giặt dịu nhẹ, không mùi để an toàn cho làn da.

Tránh tiếp xúc với các chất kích thích hay gây dị ứng đã biết trước

Đặc biệt đối với viêm da tiếp xúc, hãy cố gắng giảm thiểu việc cơ thể tiếp xúc với các chất làm tăng nguy cơ gây phát ban. Hạn chế những tình trạng tổn thương không đáng có.

Kiểm soát stress

Các yếu tố cảm xúc căng thẳng cũng có thể liên quan đến tình trạng viêm da bùng phát. Bạn có thể cân nhắc thử một số biện pháp phổ biến giúp quản lý yếu tố căng thẳng như thiền hoặc yoga để ngăn ngừa tình trạng trên.

điều trị viêm da
Bạn có thể dùng dầu gội dược phẩm phổ biến để điều trị da đầu và khắc phục triệu chứng viêm da tiếp xúc

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách ngăn ngừa và điều trị viêm da phù hợp. Đừng ngần ngại liên hệ với Grace Skincare Clinic để có phác đồ điều trị hiệu quả cùng bác sĩ da liễu!

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Da liễu Hun Kim Thảo

Liên Hệ Tư Vấn

Grace Skincare Clinic Phòng khám da liễu quốc tế sử dụng thiết bị và công nghệ đạt chuẩn FDA & CE

102ABC Cống Quỳnh, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam Đặt lịch: https://www.graceskinclinic.com/book-now SDT: 02822-531-223 Hotline: 0961-796-809

Nguồn tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dermatitis-eczema/symptoms-causes/syc-20352380