Viêm da cơ địa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh da liễu hay gặp nhất hiện nay, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm da cơ địa nhé!

1Bệnh viêm da cơ địa là gì?

Bệnh viêm da cơ địa (Atopic Dermititis) còn được gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier, Lichen đơn dạng mạn tính. Đây là một căn bệnh không rõ nguyên nhân, có thể biểu hiện ở tình trạng cấp tính, bán cấp tính hoặc mạn tính.

Bệnh thường có những đặc điểm như sau: da bị đỏ, khô, có vảyngứa.

  • Đối với trẻ nhỏ: Có thể bị chàm ở mặt, cẳng chân, bàn chân, cánh tay và bàn tay.
  • Đối với người trưởng thành: Có thể bị chàm ở khuỷu tay và đầu gối cũng như bàn tay, bàn chân, cổ và mặt.

Bệnh này gây ngứa dữ dội, đối với nhiều bệnh nhân, nhất là bệnh nhi, thường gãi hoặc chà da mình đến chảy máu. Các cháu cũng có thể bị khó ngủ. Qua thời gian, các vùng da khô ngứa có thể trở nên dày, cứng và cũng có thể trở nên sẫm màu hơn.

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh da liễu hay gặp nhất hiện nay

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh da liễu hay gặp nhất hiện nay

2Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa

Nguyên nhân chính xác của bệnh viêm da cơ địa vẫn chưa được biết tới. Tuy nhiên, bệnh này không lây nhiễm, vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng rằng mình có thể truyền bệnh cho người khác.

Về cơ bản, viêm da cơ địa là tình trạng viêm nhiễm do phản ứng miễn dịch bị định hướng sai, bệnh liên quan trực tiếp đến yếu tố di truyền của cơ thể.

Gen di truyền

80% các trường hợp viêm da cơ địa được ghi nhận có liên quan đến yếu tố di truyền. Trong gia đình, nếu bố hoặc mẹ bạn có tiền sử mắc bệnh dị ứng (viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hen suyễn…) thì có nguy cơ bị viêm da cơ địa cao.

Tác nhân từ môi trường và lối sống

Các đợt bùng phát viêm da cơ địa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các yếu tố từ môi trường và lối sống:

  • Tắm nước nóng quá lâu.
  • Gãi.
  • Bài tiết mồ hôi.
  • Thời tiết lạnh và khô.
  • Xà phòng, chất tẩy rửa.
  • Len và vải tổng hợp.
  • Chất gây dị ứng (phấn hoa, lông, bụi).
  • Vận động với cường độ cao, lao động nặng nhọc.
  • Stress.
  • Ăn một số loại thực phẩm dễ bị dị ứng như trứng, sữa, cá, đậu nành hay lúa mì…

3Các vị trí bị ảnh hưởng bởi viêm da cơ địa

Chàm (eczema) là thuật ngữ y khoa để chỉ một nhóm các bệnh ngoài da gây tình trạng ngứa da, viêm da hoặc nổi mẩn đỏ. Chàm có nhiều thể bệnh, trong đó viêm da cơ địa là loại thường gặp nhất, chính vì vậy nhiều người hay gọi viêm da cơ địa là bệnh chàm.

Viêm da cơ địa là bệnh khiến da của bạn trở nên khô, ngứa và dễ bị kích ứng bởi một tác nhân gây dị ứng nào đó.

Ngoài viêm da cơ địa, các loại bệnh khác của eczema bao gồm:

  • Bệnh chàm ở tay: Chỉ ảnh hưởng đến bàn tay của bạn, thường do tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất gây kích ứng.
  • Viêm da tiếp xúc: Là tình trạng kích ứng da do tiếp xúc với một số chất gây kích ứng.
  • Chàm tổ đỉa: Đặc trưng bởi sự phát triển của các mụn nước trên ngón tay, lòng bàn tay và lòng bàn chân của bạn.
  • Viêm da thần kinh (lichen hóa): Đặc trưng bởi các mảng da dày lên do cọ xát hoặc gãi nhiều lần.
  • Chàm đồng tiền: Là một tình trạng mãn tính, gây ra các đốm có kích thước bằng đồng xu và thường gây ngứa.
  • Viêm da ứ trệ: Là một loại kích ứng da phát triển ở những người có tuần hoàn máu kém, điển hình là ở cẳng chân.
Rất hay:  A-Z Cách đăng ký Sacombank mBanking trên điện thoại - RedBag

Tất cả các thể bệnh của eczema đều gây ngứa và mẩn đỏ

Tất cả các thể bệnh của eczema đều gây ngứa và mẩn đỏ

4Dấu hiệu của bệnh viêm da cơ địa

Triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng ở trẻ sơ sinh có thể bao gồm:

  • Da khô, ngứa và có vảy.
  • Phát ban trên da đầu hoặc má.
  • Phát ban có thể gây nổi mụn nước và chảy dịch trong suốt.
  • Khó ngủ do ngứa da.
  • Nhiễm trùng da do gãi.

Triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ

Các triệu chứng ở trẻ em có thể bao gồm:

  • Phát ban ở các nếp gấp của khuỷu tay, đầu gối hoặc cả hai.
  • Các mảng da có vảy tại vị trí phát ban.
  • Đốm da sáng hoặc tối.
  • Da trở nên dày và cứng.
  • Da khô và có vảy.
  • Phát ban trên cổ và mặt, đặc biệt là quanh mắt.

Triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ

Triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ

Triệu chứng thường gặp ở người lớn

Người lớn bị viêm da cơ địa có xu hướng gặp tình trạng da khô và có vảy. Trong một cuộc khảo sát năm 2021 do Hiệp hội Eczema Canada công bố, 71% những người bị viêm da cơ địa mức độ trung bình hoặc nặng đánh giá mức độ ngứa của họ là 7/10 hoặc cao hơn.[1]

Theo Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ, người lớn có xu hướng bị viêm da cơ địa ở những vị trí khác so với trẻ em [2]. Các khu vực thường bị ảnh hưởng bao gồm:

  • Phát ban ở các nếp gấp của khuỷu tay, đầu gối hoặc cả hai.
  • Sau gáy.
  • Trên mặt.
  • Người lớn cũng có nhiều khả năng có các triệu chứng quanh mắt.

Người lớn bị viêm da cơ địa từ khi còn nhỏ có thể có các mảng da bị đổi màu hoặc sần sùi, dễ bị kích ứng. Một số người bị viêm da cơ địa thời thơ ấu có thể không có triệu chứng trong nhiều năm cho đến khi bệnh tái phát sau này ở tuổi trưởng thành.

Triệu chứng thường gặp ở người lớn

Triệu chứng thường gặp ở người lớn

4Tiến triển và biến chứng của bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa có thể dẫn đến da bị nứt và trầy xước khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn hoặc virus, đặc biệt nếu càng gãi vào những vùng đang sưng viêm.

Một số loại nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng do virus Eczema herpeticum, có thể khá nghiêm trọng. Các dấu hiệu của tình trạng này bao gồm:

  • Bệnh chàm trở nên tồi tệ hơn một cách nhanh chóng.
  • Mụn nước chứa đầy chất lỏng vỡ ra và để lại vết loét hở.
  • Sốt, run rẩy hoặc mệt mỏi.

Đến cơ sở y tế ngay nếu bạn nghĩ rằng mình có thể bị bệnh chàm herpeticum.

Một số người bị viêm da cơ địa có thể kém tự tin và mặc cảm về làn da của mình. Nếu tình trạng ngứa dai dẳng và trầm trọng, nó có thể dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém, tác động tiêu cực đến tâm trạng, sự tập trung và hành vi của người bệnh.

nhiễm trùng do virus Eczema Herpeticum

Nhiễm trùng do virus Eczema herpeticum là biến chứng nguy hiểm của viêm da cơ địa

5Chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa

Khám lâm sàng

Tiêu chuẩn chính để chẩn đoán bệnh thường bao gồm:

  • Ngứa.
  • Vị trí và biểu hiện điển hình của tổn thương: Lichen hoá (mảng sậm màu, dày hơn bình thường và kèm theo ngứa kinh niên) ở các nếp gấp đối với trẻ em hoặc thành dải ở người lớn; trên khuôn mặt và mặt duỗi các chi ở trẻ em và trẻ sơ sinh.
  • Phát ban tái phát hoặc mạn tính.
  • Tiền sử bản thân hay gia đình có mắc các bệnh dị ứng.

Tiêu chuẩn phụ để chẩn đoán bao gồm:

  • Khô da, vảy cá, dày sừng nang lông, tăng đường kẻ lòng bàn tay.
  • Viêm da ở tay, chân.
  • Chàm vú, viêm môi, vảy phấn, nếp ở cổ.
  • Tổn thương nặng lên dưới ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và tâm lý.
  • Ngứa khi bài tiết mồ hôi.
  • Tăng IgE huyết thanh.
  • Tăng sắc tố quanh mắt.
  • Dấu hiệu Dennie-Morgan (mi mắt dưới có 2 nếp gấp).
  • Viêm kết mạc.
  • Giác mạc hình chóp.
  • Đục thủy tinh thể dưới bao sau.
Rất hay:  Cách tính mét khối gỗ - Hướng dẫn chi tiết cho các nhà thợ mộc

Để chẩn đoán xác định cần phải có ≥ 3 tiêu chuẩn chính kết hợp với ≥ 3 tiêu chuẩn phụ.

Ngứa là triệu chứng nổi bật của viêm da cơ địa

Ngứa là triệu chứng nổi bật của viêm da cơ địa

Một số xét nghiệm khác

Các xét nghiệm cận lâm sàng thường bao gồm:

  • Tăng nồng độ IgE trong huyết thanh.
  • Mô bệnh học: Thượng bì có xốp bào xen kẽ với hiện tượng á sừng; trung bì có sự xâm nhập của bạch cầu lympho, mono, dưỡng bào, có hoặc không có các tế bào ái kiềm. Trường hợp lichen hoá có hiện tượng tăng sản thượng bì.
  • Test lẩy và test áp bì: Để xác định nguyên nhân gây dị ứng.

Test lẩy da tìm nguyên nhân gây dị ứng

Test lẩy da tìm nguyên nhân gây dị ứng

6Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán ban đầu. Bác sĩ có thể giúp bạn lập một kế hoạch điều trị hiệu quả và hiểu các yếu tố gây kích hoạt và làm nặng thêm tình trạng bệnh của bạn.

Ngoài ra, hãy thông báo với bác sĩ ngay nếu bạn thấy các dấu hiệu nhiễm trùng da, chẳng hạn như:

  • Đau, sưng, hoặc nóng xung quanh chỗ phát ban.
  • Vệt đỏ kéo dài từ chỗ phát ban.
  • Dịch mủ chảy ra từ vết thương.
  • Sốt.

Nơi khám chữa bệnh da liễu uy tín

Nếu gặp các dấu hiệu nêu trên, bạn có thể đến ngay các cơ sở y tế gần nhất hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa tại nơi cư trú để kịp thời thăm khám và điều trị.

Tham khảo một số bệnh viện uy tín và nổi tiếng sau:

  • TP.HCM: Bệnh viện Da liễu TP.HCM, Khoa Da liễu Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM, Bệnh viện Nhân Dân 115…
  • Hà Nội: Bệnh viện Da liễu Trung ương Hà Nội, Bệnh viện Da liễu Hà Nội, Khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai…

7Điều trị viêm da cơ địa

Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc kháng histamin có thể giúp giảm ngứa và một số loại còn có tác dụng giúp an thần, gây ngủ. Một số loại thuốc kháng histamine đường uống có thể được sử dụng để điều trị viêm da cơ địa bao gồm: cetirizin, clorpheniramin, diphenhydramin, doxylamin, fexofenadin,…
  • Corticosteroid tại chỗ như hydrocortison có thể giúp giảm viêm và ngứa. Chúng có các dạng như: gel, kem, kem dưỡng da, thuốc mỡ.
  • Các thuốc ức chế calcineurin bôi tại chỗ: Tacrolimus và pimecrolimus dạng bôi.

Điều quan trọng là bạn cần tuân thủ điều trị, không sử dụng vượt quá liều lượng được ghi trên nhãn hoặc theo khuyến cáo của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.

Điều trị bằng liệu pháp quấn ướt

Liệu pháp quấn ướt là một phương pháp điều trị tích cực, hiệu quả đối với bệnh chàm nghiêm trọng. Nó thường gồm 2 bước sau:

  • Bôi thuốc mỡ corticosteroid lên vết thương.
  • Quấn quanh vết thương bằng một miếng gạc ướt bên trên phủ một lớp gạc khô.

Đôi khi điều này được thực hiện trong bệnh viện cho những người bị tổn thương nặng và lan rộng vì nó tốn nhiều công sức và đòi hỏi chuyên môn của điều dưỡng.

Trong trường hợp tổn thương mức độ nhẹ, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để học cách sử dụng kỹ thuật này tại nhà một cách an toàn.

Điều trị bằng liệu pháp quấn ướt

Điều trị bằng liệu pháp quấn ướt

Điều trị bằng quang trị liệu

Phương pháp điều trị này được sử dụng cho những người không cải thiện triệu chứng bằng các phương pháp điều trị tại chỗ hoặc nhanh chóng bùng phát trở lại sau khi điều trị.

Hình thức đơn giản nhất của quang trị liệu là để vùng da bị bệnh tiếp xúc với lượng ánh sáng mặt trời tự nhiên được kiểm soát. Các hình thức khác sử dụng tia UVB dải rộng, UVB dải hẹp, UVA đơn độc hoặc kết hợp với thuốc.

Rất hay:  Cách làm thịt heo khìa nước dừa thơm ngon khó cưỡng - LEAU FOOD

Mặc dù liệu pháp ánh sáng hiệu quả nhưng lâu dài có những tác hại, bao gồm lão hóa da sớm, thay đổi màu da (tăng sắc tố da) và tăng nguy cơ ung thư da. Vì những lý do này, liệu pháp quang học ít được sử dụng ở trẻ nhỏ và không dùng cho trẻ sơ sinh.

Điều trị bằng quang trị liệu

Điều trị bằng quang trị liệu

Điều trị tại nhà

Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là giữ ẩm cho làn da của bạn. Điều này cải thiện chức năng của hàng rào bảo vệ da. Làn da khỏe mạnh hơn sẽ ít bị viêm hơn và tạo ra một hàng rào tốt hơn chống lại các chất gây dị ứng và kích ứng.

Ngoài ra, bạn nên tuân thủ sử dụng các thuốc chống dị ứng theo sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ và hạn chế tối đa việc gãi lên khu vực bị tổn thương. Đối với trẻ em, việc cắt móng tay và cho trẻ đi tất hoặc găng tay vào ban đêm có thể sẽ hữu ích.

Bôi kem dưỡng ẩm giúp ngăn ngừa bệnh eczema

Bôi kem dưỡng ẩm giúp ngăn ngừa bệnh eczema

Điều trị ở trẻ em

Điều trị bệnh chàm (eczema) ở trẻ bao gồm:

  • Xác định và tránh các chất gây kích ứng da.
  • Tránh nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Cho bé tắm trong nước ấm và thoa kem hoặc thuốc mỡ khi da vẫn còn ẩm.

Hãy gặp bác sĩ nếu các bước này không cải thiện chứng phát ban hoặc nghi ngờ trẻ bị nhiễm trùng da. Em bé của bạn có thể cần dùng thuốc theo toa để kiểm soát phát ban hoặc điều trị nhiễm trùng.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị dùng thuốc kháng histamin đường uống để giảm ngứa và gây buồn ngủ, điều này có thể hữu ích cho tình trạng ngứa và khó chịu vào ban đêm.

Tuy nhiên, loại thuốc kháng histamin gây buồn ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của một số trẻ.

Cho bé tắm trong nước ấm và thoa kem hoặc thuốc mỡ khi da vẫn còn ẩm

Cho bé tắm trong nước ấm và thoa kem hoặc thuốc mỡ khi da vẫn còn ẩm

Cách kiểm soát triệu chứng

Dưới đây là các điều bạn cần tránh để kiểm soát hiệu quả triệu chứng:

  • Tránh gãi các khu vực đang bị viêm.
  • Tránh tiếp xúc với bất cứ thứ gì có thể làm xước da.
  • Tránh sử dụng xà phòng mạnh, chất tẩy rửa hoặc các sản phẩm có mùi hương, thuốc nhuộm hoặc nước hoa.
  • Tránh chà lên vùng da khô quá lâu.
  • Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng như bụi, phấn hoa, nấm mốc và một số loại thực phẩm.
  • Tránh tiếp xúc với mức nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.

Ngoài ra, bạn cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ để nhanh đạt được hiệu quả điều trị và hạn chế nguy cơ dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng.

8Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa

Các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa bùng phát và ngăn ngừa tình trạng bệnh diễn biến tệ hơn bao gồm:

  • Bác sĩ, dược sĩ cần giáo dục người bệnh, người nhà bệnh nhân các kiến thức về bệnh, yếu tố gây khởi phát, phương pháp chữa trị, lợi ích và nguy cơ của thuốc.
  • Giảm các yếu tố gây khởi phát bệnh: giữ phòng ngủ thoáng mát, tránh tiếp xúc lông động vật, len, dạ, giảm bụi nhà, giảm stress và tránh ăn các loại thực phẩm đã xác định gây dị ứng.
  • Tắm nước ấm, không quá nóng, không quá lạnh và ngay sau khi tắm xong bạn nên bôi kem dưỡng ẩm. Nếu dùng xà phòng thì chọn loại ít kích ứng.
  • Vệ sinh vùng tã lót ở trẻ nhỏ tránh chất tiết gây kích thích.
  • Giữ độ ẩm không khí trong phòng bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm.
  • Bệnh chàm, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị hiệu quả.
  • Bệnh Pellagra là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.
  • Có nên sử dụng giấm táo điều trị eczema không?