7 cách trị viêm lỗ chân lông đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả

Viêm lỗ chân lông được biết đến là căn bệnh về da khá nhiều người mắc phải. Nhưng làm sao để điều trị tận gốc viêm chân lông? Đó chính là câu hỏi được không ít người tìm hiểu. Vì vậy bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn 7 cách trị nhanh chóng, hiệu quả căn bệnh này.

Viêm lỗ chân lông là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu cách điều trị bệnh viêm này thì bạn cần nắm được bệnh này là căn bệnh như thế nào? Vậy viêm lỗ chân lông thực chất là căn bệnh như thế nào?

Viêm lỗ chân lông hay còn được gọi với một cái tên khác là viêm nang lông. Viêm nang lông thì tất nhiên sẽ liên quan đến lông của mỗi người.

Viêm nang lông sẽ xuất hiện với hai tình trạng chủ yếu là viêm nang một hoặc viêm nang lông nhiều. Viêm lỗ chân lông thì xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau trên cơ thể. Chẳng hạn như:

  • Viêm lỗ chân lông ở chân
  • Viêm lỗ chân lông ở tay
  • Viêm lỗ chân lông mặt
  • Viêm chân lông ở nách
  • Viêm chân lông ở lưng, cổ

Vậy các dấu hiệu nào giúp nhận biết bạn đang bị viêm nang lông? Triệu chứng của căn bệnh này là gì?

Những triệu chứng thường thấy khi bị viêm nang lông

Tùy vào mỗi người, mỗi bộ phận trên cơ thể mà biểu hiện của viêm lỗ chân lông sẽ khác nhau. Nhưng những triệu chứng thường thấy nhất của căn bệnh này là:

  • Các loại mụn xuất hiện nhiều. Từ mụn nhọt đến mụn có đầu trắng phía trên đều là dấu hiệu viêm nang lông.
  • Các vùng da bị đỏ rồi sưng tấy lên. Những vùng da này còn xuất hiện mủ rỉ ra.
  • Các nốt mụn xuất hiện cũng lần lượt vỡ ra, chảy nước trắng trong và rồi đóng vảy trên da.
  • Ngứa và đau nhức ở những bị viêm nang lông. Khiến cho bệnh nhân vô cùng khó chịu chỗ vùng da bị bệnh.

Có những loại viêm nang lông nào?

Viêm chân lông được biết đến với hai loại đó chính là: viêm nang lông nông và viêm nang lông sâu. Mỗi loại có những đặc điểm khác nhau và liên quan đến những phần khác nhau của cơ thể.

1. Viêm nang lông nông:

Loại viêm nang lông này có liên quan đến một phần của nang trứng. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm nang lông nông này là:

  • Thứ nhất do vi khuẩn gây nên:

Đây là loại phổ biến nhất với biểu hiện là các vết sưng tấy, mủ trắng. Thường vi khuẩn gây nên loại viêm nang lông này là Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn).

Loại vi khuẩn tụ cầu luôn tồn tại trên da của mỗi người. Chúng xâm nhập vào cơ thể con người dễ dàng thông qua các vết thương trên da.

  • Thứ hai là do tắm bể nước nóng

Đây có thể xem là nguyên nhân khiến nhiều người bất ngờ. Bởi tại sao tắm ở bể nước nóng lại có thể gây viêm lỗ chân lông?

Nguyên nhân là từ một loại vi khuẩn có tên là pseudomonas. Loại vi khuẩn này có mặt ở nhiều nơi, nhưng chủ yếu xuất hiện trong các bể nước nóng, bồn nước nóng.

Khi bạn bị viêm nang lông với lý do này thì cơ thể sẽ nổi mẩn đỏ, tròn. Ngoài ra còn ngứa ngáy, khó chịu vô cùng.

  • Thứ ba là do lông của bạn mọc ngược

Nghe có vẻ vô lý nhưng lại rất thuyết phục. Bởi lông mọc ngược là do những kích ứng da gây ra.

Nó chủ yếu xuất hiện ở đàn ông vào những vùng như mặt và cổ. Nó đặc biệt xảy ra ở những người có tóc xoăn cạo quá gần, hoặc cạo lông vùng kín.

Từ đó gây ra hiện tượng ngứa ngáy. Và còn để lại các loại sẹo thâm, sẹo lồi lên vùng da đã cạo.

  • Thứ tư là do nấm Pityrosporum gây viêm nang lông

Loại nấm này sẽ khiến da bạn mọc mủ, đỏ và ngứa. Nếu bạn bị viêm nang lông do nấm Pityrosporum gây nên thì thường ở vùng lưng và ngực. Bên cạnh đó còn gây viêm da ở vùng cổ, vai, cánh tay và trên mặt.

2. Viêm nang lông sâu

Viêm nang lông sâu thì không chỉ liên quan đến một phần của nang trứng. Mà nó liên quan đến toàn bộ nang trứng. Viêm nang lông sâu chủ yếu do những nguyên nhân sau:

  • Thứ nhất do cạo râu
Rất hay:  Xà phòng được điều chế bằng cách - Điều gì làm nên sự khác biệt?

Nguyên nhân từ việc cạo râu thì chủ yếu xuất hiện ở đối tượng là nam giới. Việc cạo râu không đúng cách đã gây ra viêm nang lông ở cằm.

  • Thứ hai là viêm nang lông gram âm

Loại viêm nang lông này phát triển mạnh hơn nếu bạn điều trị bằng kháng sinh cho mụn trứng cá với thời gian lâu dài.

  • Thứ ba là do các loại nấm

Các loại nấm chẳng hạn như nấm men cùng chịu trách nhiệm về viêm nang lông pityrosporum. Nó xuất hiện ở những người bị HIV.

Loại viêm nang sâu này còn được biết đến với tên gọi khác là Eosinophilic. Đặc trưng của loại viêm nang lông dạng này chính là các sẹo định kỳ của viêm, vết loét đầy mủ.

Nó xuất hiện chủ yếu ở trên cánh tay và trên mặt. Đôi khi cũng xuất hiện trên lưng.

Biểu hiện rõ nét là những vết loét. Càng ngày những vết loét càng lây lan rộng ra. Đồng thời tại những vết loét này thì ngứa ngáy rất dữ dội.

  • Thứ tư là do nang lông bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu khuẩn sâu.

Biểu hiện rõ thấy của loại viêm nang sâu này là nhọt, nhọt độc. Những mụn nhọt hiện lên chi chít.

Ban đầu chỉ là những vết sưng hồng hoặc đỏ nhỏ li ti. Sau đó to dần và sưng lên đầy mủ.

Những vùng xung quanh cũng sưng đỏ lên. Đồng thời cảm giác từ ngứa ngáy sang đau đớn xuất hiện.

Nếu là những hạt mụn nhỏ thì khi nổ bóng nước không để lại sẹo. Song đối với những hạt bóng nước to thì sẹo lớn xấu xí sẽ hình thành.

Có thể bạn quan tâm: Triệt lông Laser Diode Sạch lông vĩnh viễn

Nguyên nhân viêm lỗ chân lông là gì?

Nhắc đến nguyên nhân gây ra viêm lỗ chân lông thì trong quá trình phân loại nhiều người cùng đoán được. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra căn bệnh này. Nhưng chủ yếu là do một loại vi khuẩn có tên là tụ cầu vàng.

  • Loại vi khuẩn này thường cư trú trên da. Bình thường thì nó không gây ra bất cứ tác động nào đến làn da của mỗi người.
  • Nhưng khi da bị tổn thương, có vết trầy xước thì nó bắt đầu xâm nhập vào bên trong da. Và chính sự xâm nhập này đã gây nên các bệnh về da, trong đó có bệnh viêm nang lông.

Ngoài nguyên nhân do vi khuẩn tụ cầu vàng thì viêm nang lông còn do một số nguyên nhân khác. Có thể kể đến những nguyên nhân khách quan và chủ quan sau:

  • Do việc tẩy lông không đúng cách là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý.

Chẳng hạn như việc cạo lông nách, cạo háng hoặc nhổ, wax lông… Khi cạo lông thường gây ra vết thương trên da khiến vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương đó.

Hoặc khi nhổ lông thì tạo ra các lỗ chân lông chưa được lấp kín. Và đây cũng là cơ hội giúp vi khuẩn xâm nhập dễ dàng.

Đồng thời việc cạo lông, vệ sinh lông không đúng cách còn khiến lông mọc ngược. Mà lông mọc ngược cũng là nguyên nhân khiến viêm nang lông hình thành.

  • Do sử dụng sản phẩm chăm sóc da kém chất lượng

Việc xài không đúng mỹ phẩm chăm sóc da khiến da bị bít tắc lỗ chân lông. Lỗ chân lông bị bí bách sẽ gây ra các bệnh lý về da, mụn nổi lên nhiều.

  • Do dùng thuốc phản tác dụng

Các loại thuốc như corticosteroid được sử dụng để giảm viêm. Tuy nhiên chúng lại gây kích ứng da cũng là nguyên nhân gây viêm da.

  • Do nấm da và các vi khuẩn khác gây ra
  • Các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch cũng là tác nhân gây bệnh.

Tiểu đường, Bạch cầu hay HIV/AIDS… là những căn bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch Từ đó khả năng kháng sinh của cơ thể giảm dần.

Tại các vùng da bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập nhưng không được bảo vệ. Chính vì thế mà các vi khuẩn gây viêm lỗ chân lông có cơ hội hình thành, phát triển.

Một số câu hỏi liên quan đến bệnh viêm lỗ chân lông

Viêm lỗ chân lông là căn bệnh được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Chính vì vậy, không ít những câu hỏi liên quan đến căn bệnh này được đặt ra.

Rất hay:  5 cách gửi tiết kiệm dù ít vẫn sinh lời lớn

Trước khi đi vào tìm hiểu cách trị viêm nang lông tại nhà. Thì một số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về căn bệnh về lông này:

1. Khi nào bị viêm lỗ chân lông cần đến bác sĩ khám chữa bệnh?

Nếu viêm nang lông chỉ ở mức nhẹ với một vài vết đỏ nhỏ, mụn nhỏ. Thì có thể chữa trị tại nhà.

Nhưng nếu căn bệnh lan rộng hơn với các triệu chứng đau nhức dữ dội tại các vết đỏ, mụn nhọt. Thì người bệnh cần phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm.

Bên cạnh đó còn đến các bác sĩ da liễu để khám chữa bệnh. Và thực hiện điều trị viêm lỗ chân lông theo chỉ định của bác sĩ.

2. Sau khi bị viêm nang lông thì có thể gặp những biến chứng gì?

Bệnh viêm nang lông ở mức nhẹ thì không gây ra bất kỳ biến chứng nào. Nhưng nếu bạn để bệnh nặng rồi mới khám chữa thì nhất định sẽ gây ra một số biến chứng như:

  • Nhiễm trùng da tái phát nhiều lần hoặc lan rộng, lan sâu hơn
  • Các mụn nhọt trên da xuất hiện nhiều lần
  • Tổn thương da vĩnh viễn sau điều trị: sẹo khó chữa lành, đốm đen hình thành khó hết.
  • Nang lông bị phá hủy, lỗ chân lông to
  • Tóc rụng rất nhiều

3. Viêm nang lông lây truyền qua những con đường nào?

Vốn dĩ viêm nang lông được biết đến là căn bệnh không lây. Tuy nhiên, cũng cần thận trọng trong việc sử dụng các đồ dùng cá nhân.

Chẳng hạn như việc dùng chung khăn tắm, quần áo và nhất là dao cạo lông, cạo râu. Nếu dùng chung với những người bị viêm nang lông thì có thể lây nhiễm vi khuẩn qua vật dụng này. Hoặc có thể truyền vi khuẩn qua các vết xước, những chỗ da tổn thương.

4. Những đối tượng nào thường có nguy cơ bị viêm nang lông cao?

Bất kỳ đối tượng nào cũng có khả năng bị nhiễm căn bệnh viêm lông này. Tuy nhiên, nó sẽ xuất hiện thường thấy ở những đối tượng như:

  • Người đàn ông có tóc mái xoăn thường cắt tóc quá sát, hoặc thường cạo râu
  • Những người bị nhiễm các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch. Chẳng hạn người mắc bệnh HIV/AIDS, bệnh tiểu đường, bệnh bạch cầu.
  • Người dễ nổi mụn, mụn mủ, mụn bọc, mụn trứng cá…
  • Những người dùng thuốc kháng sinh lâu dài trị mụn hoặc dùng kem có chứa steroid.
  • Người thường xuyên tắm bồn nước nóng
  • Đối tượng không biết cách cạo, nhổ lông đúng cách
  • Những người thường xuyên mặc đồ giữ nhiệt, găng tay su, ủng…

5. Làm thế nào để chẩn đoán chính xác bệnh viêm nang lông?

  • Việc chẩn đoán bệnh viêm nang lông các bác sĩ thường khám lâm sàng, đánh giá những tổn thương da. Đồng thời tìm hiểu về tiền sử để đưa ra kết luận nguy cơ gây bệnh.
  • Bên cạnh đó, các bác sĩ còn tìm hiểu về các thói quen của người bệnh. Chẳng hạn như việc thường xuyên nhổ, cạo lông nách, lông vùng kín.
  • Trường hợp điều trị mà không thấy kết quả khả quan. Các bác sĩ sẽ dùng tăm bông vô khuẩn, lấy bệnh phẩm rồi làm xét nghiệm. Điều này sẽ giúp tìm được kháng sinh phù hợp để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

6. Phòng ngừa viêm nang lông bằng cách nào hiệu quả?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Muốn không phải trị viêm nang lông thì cần phòng bệnh để bệnh không xuất hiện. Vậy phòng bệnh viêm nang lông như thế nào là đúng cách?

  • Những vùng da bị tổn thương thì nên tránh tác động vào nó đến khi nó lành hẳn.
  • Nếu muốn triệt lông thì không nên dùng các loại dao cạo thông thường. Nên dùng các loại dao cạo điện hoặc đến các spa, mỹ phẩm triệt lông tận gốc.
  • Rửa sạch da bằng nước ấm mỗi ngày kết hợp với việc dùng sữa rửa da dịu nhẹ
  • Thoa kem cạo lông hoặc gel cạo lông để tránh vùng lông mới cạo nhiễm khuẩn
  • Nhíp dùng để nhổ lông nách cần được sát khuẩn bằng cồn trước mỗi lần sử dụng
  • Hạn chế mặc quần áo giữ nhiệt, giữ mồ hôi
  • Hạn chế dùng dầu và các sản phẩm gây nhờn da. Thay vào đó nên dùng các loại kem dưỡng ẩm cho da
  • Rửa tay thường xuyên khi thực hiện việc cạo lông. Chú ý cạo lông theo hướng lông mọc.
Rất hay:  Mách bạn 6+ cách tính tuổi sinh con trai, con gái chuẩn nhất hiện nay

Xem thêm: Cách kiểm tra da mặt thuộc loại da nào và phương pháp chăm sóc phù hợp

7 cách trị viêm lỗ chân lông cấp tốc tại nhà an toàn

Viêm nang lông và câu chuyện về việc điều trị nó cấp tốc tại nhà được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên việc điều trị này chỉ nên áp dụng với các trường hợp viêm ở mức nhẹ, giai đoạn cấp tính.

Còn nếu bạn đang rơi vào trường hợp viêm chân lông khá nặng thì phải đến bác sĩ da liễu khám chữa bệnh. Bên cạnh đó còn dùng thêm các loại thuốc, kem trị viêm nang lông theo chỉ định của bác sĩ.

Vậy cách trị viêm lỗ chân lông tại nhà như thế nào? Nó có đơn giản, dễ làm, an toàn mà hiệu quả hay không?

1. Trị viêm nang lông bằng mật ong, dầu dừa và nước chanh

Hỗn hợp này kết hợp với nhau tạo nên dung dịch kháng khuẩn cực mạnh. Nó làm sạch tế bào chết, giúp se khít lỗ chân lông. Đồng thời hỗn hợp còn giúp trị thâm, trị viêm nang lông nhanh chóng.

2. Dùng nha đam trị viêm chân lông

Một trong những cách trị viêm lỗ chân lông ở mặt, cách trị viêm lỗ chân lông ở chân nhanh chóng nhất chính là nha đam. Bởi nha đam không chỉ chăm sóc tốt cho làn da của bạn mà còn cung cấp dưỡng chất, diệt bệnh viêm nang lông hiệu quả.

3. Lấy trầu không loại bỏ viêm chân lông

Lá trầu có chứa các chứa tinh dầu kháng viêm, diệt khuẩn. Đồng thời tinh chất trầu không còn có thể ức chế và tiêu diệt vi khuẩn, nấm, các tác nhân khác gây hại trên da. Do đó nhiều người dùng trầu không làm cách trị viêm nang lông ở chân.

4. Muối trắng là cách trị mụn viêm lỗ chân lông ở lưng cấp tốc

Trong muối chứa thành phần chữa viêm nang lông, giảm mẩn đỏ, ngứa ngáy da. Đây là bài thuốc dân gian được nhiều người tin dùng trong việc chữa viêm nang lông.

5. Cách trị lỗ chân lông to ở chân với bã cà phê và dầu oliu

Bã cà phê và dầu oliu dùng để làm đẹp được rất nhiều người biết đến. Nhưng không chỉ thế, sự kết hợp hai nguyên liệu này còn có khả năng trị viêm nang lông nhanh chóng bất ngờ.

6. Dùng mỡ trăn đánh bay nỗi lo viêm nang lông

Trong mỡ trăn có chứa nhiều hoạt chất dưỡng trắng, điều trị mụn. Không chỉ thế, mỡ trăn còn có công dụng giảm tình trạng lông mọc ngược, bỏng da do cạo hay waxing. Chính vì thế nhiều người đã thoa mỡ trăn sau khi cạo râu, cạo lông.

7. Trà xanh sạch viêm nang lông

Trà xanh được biết đến là một nguyên liệu giúp làm sạch và loại bỏ vi khuẩn hiệu quả. Đồng thời nó còn giảm tình trạng thâm và là phương pháp trị viêm lỗ chân lông cấp tốc.

Đọc tiếp: Hiểu đúng về mụn kê ở trẻ sơ sinh và cách điều trị hiệu quả

Trên đây là những thông tin liên quan đến viêm nang lông và cách điều trị viêm lỗ chân lông hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này, bạn không chỉ biết cách trị mà còn nắm được cách ngừa viêm chân lông hiệu nghiệm.

Từ Khóa

  • cách trị lỗ chân lông to ở chân
  • cách trị mụn viêm lỗ chân lông ở lưng
  • cách trị viêm lỗ chân lông ở chân
  • cách trị viêm lỗ chân lông tại nhà
  • cách trị viêm nang lông ở chân
  • cách trị viêm nang lông tại nhà
  • điều trị viêm lỗ chân lông
  • hình ảnh viêm lỗ chân lông
  • kem trị viêm nang lông
  • nguyên nhân viêm lỗ chân lông
  • trị viêm lỗ chân lông
  • trị viêm lỗ chân lông cấp tốc
  • viêm chân lông
  • viêm lỗ chân lông
  • viêm lỗ chân lông mặt
  • viêm lỗ chân lông ở chân
  • viêm lỗ chân lông ở mặt