Các bước trình bày bảng – Bút máy thanh đậm Ánh Dương

Đi cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngành giáo dục cũng có nhiều đổi mới. Phương pháp giảng dạy hay các thiết bị sử dụng đều được đổi mới. Nhưng duy nhất một thứ không thể thay thế chính là bảng phấn. Vì vậy, mọi nhà giáo đều không bao giờ được quên các bước cơ bản trình bày bảng.

Cửa hàng bán Bút mài thầy Ánh địa chỉ 3/A5 ngõ 215 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội, Sđt: 0983.184.169 – 0983.174.169 – 0888.184.169 . Nơi cung cấp bút mài thầy Ánh, mực Pelikan Đức và Pilot Nhật chính hãng, cam đoan và đảm bảo tới mỗi khách chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Bước 1: Một trong các bước trình bày bảng – quan sát và kiểm tra

Bảng phấn là một dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy. Vì thế, giáo viên cần kiểm tra chúng trước khi trình bày là điều cần thiết. Một chiếc bảng đạt chuẩn phải được lau sạch sẽ, chắn chắn, không bị rung khi tác động lực viết. Trong lúc kiểm tra bảng, thầy cô cũng nên hình dung cách bố trí ban đầu của bài học trong tiết học hôm đó.

Bước 2: Chia bố cục bảng là điều cơ bản trong các bước trình bày bảng

Chia bố cục bảng là một trong các bước cơ bản trình bày bảng quan trọng. Bởi bố cục được chia đều, đẹp, phù hợp thì người theo dõi mới hứng thú. Việc chia bảng sẽ phụ thuộc vào từng môn học khác nhau.

Rất hay:  Cách để story ở chế độ công khai chỉ với “một nốt nhạc” - Mino Like

Đối với những môn học thông thường thì bảng phấn sẽ được chia thành 3 phần đều nhau. Còn đối với các môn sử dụng màn hình chiếu, bản đồ… thì đòi hỏi giáo viên phân chia hài hòa.

Bước 3: Trình bày nội dung chi tiết

Dựa vào cách chia bố cục bảng ở bước hai, bạn có thể hiện nội dung bài học theo cách sau:

Dòng thứ 6 từ mép trên bảng xuống, thầy cô giáo viết tên môn học và tiêu đề bài học. Các chữ này có thể ghi bằng chữ hoa hoặc chữ thường cỡ to. Nếu bạn muốn chúng nổi bật có thể dùng phấn màu hoặc gạch chân dưới tên bài.

Ở nhiều trường, các bước cơ bản trình bày bảng thường quy định bên trái viết dàn bài, nội dung chính. Những phần này sẽ không được xóa trong quá trình học. Bởi khi học sinh thực hành có thể quan sát lại để nhớ kiến thức.

Phần giữa thường là phần xóa nhiều nhất khi giáo viên giải thích, phân tích các nội dung liên quan.

Cuối cùng, phần bên phải được dùng để các học sinh làm bài tập thực hành. Ngoài ra, nếu thầy cô muốn sử dụng bài cũ để giới thiệu bài mới thì cũng sử dụng phần bảng này. Sau khi triển khai bài mới, bạn có thể so sánh nội dung phần bảng bên trái và bên phải với nhau.

Bước 4: Yêu cầu viết và trình bày bảng

Khi còn là một sinh viên sư phạm, bạn sẽ được dạy rất nhiều về cách viết và trình bày bảng. Chữ viết và hình vẽ phải luôn đúng chuẩn, đẹp, rõ ràng. Chữ được viết ngay hàng, thẳng lối. Hình thì được vẽ bởi các dụng cụ như thước kẻ, compa để đúng kích thước và thẫm mĩ. Các hình phức tạp, bạn nên sử dụng các bản vẽ sẵn, in ra giấy khổ lớn hoặc dùng máy chiếu.

Rất hay:  Hướng dẫn mẹo đăng xuất tài khoản Netflix trên Smart TV

Bên cạnh đó, người giáo viên cần có những tư thế đứng viết phù hợp để học sinh tiện theo dõi. Thầy cô phải đứng xa bảng khoảng 20cm, lệch sang bên trái hoặc bên phải tùy vào vị trí viết.

Bước 5: Xóa bảng

Tại sao xóa bảng lại là công việc quan trọng trong các bước cơ bản trình bày bảng.? Thực tế việc xóa bảng có ảnh hưởng ngay tới bước đầu tiên trong trình bày bảng. Bảng sạch, khô ráo thì giáo viên mới viết dễ dàng, học sinh theo dõi thuận lợi.

Lưu ý, nếu xóa bảng để học sinh làm bài tập thì bạn nên xóa phần ở giữa và phần bên phải. Phần bên trái là nội dung chính, học sinh có thể áp dụng để làm bài. Còn để bắt đầu một tiết mới thì bạn nên xóa từ trái sang phải. Bởi phần xóa trước sẽ khô trước và thầy cô có phần bảng để sử dụng ngay cho bài học.

Các trình bày bảng của giáo viên là một trong những tiêu chí đánh giá tiết học hay, thành công. Khi nắm vững năm bước trên đây, mọi thầy cô sẽ tư tin hơn khi đứng trên bục giảng.