Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy đơn giản đẹp nhất 2023 – Invert.vn

Theo nghiên cứu và chứng minh của các nhà khoa học, não bộ của con người có khả năng ghi nhớ hình ảnh nhanh hơn gấp nhiều lần so với các ký tự chữ viết.

Do đó, sơ đồ tư duy đã ra đời và trở thành phương pháp ghi chú sáng tạo vô cùng hiệu quả. Nhưng làm sao để biết được cách vẽ sơ đồ tư duy?

Sau đây, đội ngũ INVERT chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn biết được cách vẽ sơ đồ tư duy đẹp, ấn tượng và dễ ghi nhớ nhé!

Sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy (Mindmap) là một phương thức hình thức hoá các thông tin dạng văn bản thành các hình ảnh, hệ thống trực quan, sinh động để giúp não bộ tiếp cận và ghi nhớ hiệu quả hơn.

Một sơ đồ tư duy thường bao gồm các phần như chủ đề chính nằm ở vị trí trung tâm, xung quanh là các phân nhánh chứa những thông tin nhỏ hơn (nội dung, hình ảnh phát triển từ chủ đề chính).

Trong đời sống, Mindmap được ứng dụng rất nhiều trong học tập và công việc. Đặc biệt, trong học tập, sử dụng biểu đồ để tổng hợp kiến ​​thức giúp học sinh dễ dàng ghi bài, nâng cao hiệu quả học tập. Tại nơi làm việc, bản đồ tư duy có thể được sử dụng như một công cụ phân tích vấn đề để nhân viên có cái nhìn đầy đủ nhất về vấn đề và dễ dàng tìm ra giải pháp hiệu quả.

Lợi ích của việc sử dụng sơ đồ tư duy

Ngoài là phương pháp ghi nhớ hiệu quả, Mindmap còn có thể giúp bạn dễ dàng giải quyết những vấn đề sau:

  • Dễ dàng xử lý thông tin và ghi nhớ: Dễ dàng hệ thống lại chuỗi các thông tin một cách chính xác, các mối liên kết giữa các đối tượng để giúp bộ não có thể dễ dàng nắm bắt, xử lý và ghi nhớ thông tin.
  • Có cái nhìn tổng quan về thông tin: Trong 1 sơ đồ tư duy, chủ đề trung tâm sẽ được đặt chính giữa, xung quanh là các nhánh con chứa các nội dung liên kết, xâu chuỗi với nhau. Thông qua đó, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về thông tin.
  • Kích thích sự sáng tạo và tư duy logic: Vì bản đồ tư duy được hình thành từ chữ viết, hình ảnh và màu sắc nên thông qua đó, khả năng sáng tạo của mỗi người cũng được phát huy để đem đến cho người đọc sự logic và dễ hiểu.
  • Phác thảo những ý tưởng độc đáo: Bên cạnh việc tổng hợp thông tin, Mindmap còn thể hiện các ý tưởng một cách tổng quan và đầy đủ nhất, giúp người nghe có thể hiểu nhanh hơn những ý tưởng trong giai đoạn chưa hình thành thực tế.

Các loại sơ đồ tư duy phổ biến hiện nay

Ngày nay, có rất nhiều sơ đồ tư duy được sử dụng phổ biến trong học tập và công việc, điển hình như:

1. Sơ đồ tư duy hình cây (Tree Map)

Sơ đồ tư duy hình cây là sơ đồ khá đơn giản, được thể hiện giống như một cái cây với nhiều nhánh nội dung nhỏ. Theo đó, chủ đề chính sẽ được đặt ở phần trên cùng của cây, bên dưới sẽ là các chủ đề phụ cùng những ý tưởng và thông tin liên quan.

Sơ đồ tư duy cây được đánh giá là rất phù hợp để phân loại và sắp xếp thông tin.

2. Sơ đồ tư duy hình tròn (Circle Map)

Sơ đồ tư duy hình tròn là sơ đồ được thể hiện với 1 hình tròn lớn bao quanh 1 hình tròn nhỏ bên trong. Chủ đề chính sẽ được thể hiện trong vòng tròn nhỏ chính giữa, còn các ý kiến bổ trợ sẽ được phát hoạ ở trong vòng tròn lớn để làm rõ hơn cho chủ đề chính.

3. Sơ đồ tư duy dạng cầu (Bridge Map)

Sơ đồ tư duy dạng cầu cũng là một trong những sơ đồ tư duy đẹp được thể hiện với một hình tròn lớn ở giữa để thể hiện chủ đề chính. Xung quanh là các chủ đề phụ mà bạn có thể tự do sáng tạo theo ý thích.

Rất hay:  Cách Gấp Thuyền Giấy Không Mui Trong 3 Phút Siêu Dễ

Sơ đồ tư duy dạng cầu thường được dùng để tìm những điểm giống nhau giữa nhiều thành phần và tạo ra sự suy diễn tương đồng.

4. Sơ đồ tư duy dấu ngoặc (Brace Map)

Sơ đồ tư duy dấu ngoặc là sơ đồ hình cây theo hàng ngang để liệt kê toàn bộ các thành phần. Men theo các dấu ngoặc là các chủ đề phụ bổ trợ cho chủ đề chính.

Sơ đồ tư duy dấu ngoặc thường dùng để tổng hợp thông tin thay vì phân nhánh như sơ đồ cây đứng.

5. Sơ đồ tư duy bong bóng (Bubble Map)

Sơ đồ tư duy bong bóng là sơ đồ gồm 1 hình tròn nằm ở trung tâm thể hiện chủ đề chính, liên kết với nó sẽ là những bong bóng tròn nhỏ nằm ở xung quanh để thể hiện những chủ đề phụ. Điều này giúp người xem có thể dễ dàng nhận ra các mối liên hệ giữa các thông tin nhỏ với chủ đề chính.

6. Sơ đồ tư duy bong bóng đôi (Double Bubble Map)

Sơ đồ tư duy bong bóng đôi (biểu đồ Venn) là sơ đồ được thể hiện với 2 hình tròn lớn ở trung tâm nhằm thể hiện chủ đề chính. Bao quanh 2 vòng tròn đó là những bong bóng tròn nhỏ giao nhau (sự tương đồng) và không giao nhau (sự khác biệt) giữa 2 chủ đề.

Sơ đồ tư duy bong bóng đôi thường được sử dụng để so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa 2 chủ đề.

7. Sơ đồ tư duy dạng luồng (Flow Map)

Sơ đồ tư duy dạng luồng là sơ đồ tư duy khá giống với một lưu đồ, để trình bày trực quan về một quá trình hay tổ hợp các bước được kết nối để tạo thành tiến trình của chủ đề chính nào đó.

Sơ đồ tư duy dạng luồng thường được dùng để mô tả các bước hướng dẫn hay quá trình của một sự vật, sự việc.

8. Sơ đồ tư duy đa luồng (Multi Flow)

Sơ đồ tư duy đa luồng là sơ đồ tư duy được thể hiện với một sự kiện chính ở giữa và kết nối với những thành phần khác ở 2 bên. Thông thường, bên trái sẽ là nguyên nhân còn bên phải sẽ là những tác động, kết quả của sự kiện đó gây nên.

Hướng dẫn các cách vẽ sơ đồ tư duy

1. Cách vẽ sơ đồ tư duy đơn giản mà đẹp trên giấy a4

Cách vẽ sơ đồ tư duy trên giấy a4 bằng tay đơn giản mà đẹp là một trong những từ khoá được nhiều bạn học sinh tìm kiếm để phục vụ cho việc học của mình. Cách làm như sau:

Bước 1: Xác định đề tài, chủ đề và tạo ý tưởng trung tâm

Trong 1 sơ đồ tư duy, ý tưởng trung tâm (chủ đề chính) được xem là điểm bắt đầu khi bắt đầu vẽ sơ đồ tư duy. Nó thường được đặt ở vị trí chính giữa trang và bạn cũng có thể sử dụng thêm hình ảnh, màu sắc để thu hút, kích thích thị giác người xem.

Nếu chủ đề ở dạng từ khoá bạn có thể cô đọng chúng bằng cách viết chữ cỡ lớn, thêm màu sắc để nổi bật đề tài.

Bước 2: Vẽ thêm các nhánh chính, nhánh con để phát triển chủ đề chính

Sau khi đã tạo được chủ đề chính, bạn tiếp tục phát hoạ các nhánh chính. Các nhánh này sẽ được thể hiện nối liền với hình ảnh trung tâm từ chủ đề chính. Mỗi nhánh chính sẽ khai thác từng khía cạnh quan trọng của chủ đề đã được giao.

Tiếp theo, bạn có thể rẽ ra các nhánh phụ nhỏ để khai thác sâu hơn các mặt của chủ đề. Đồng thời, bạn cũng có thể liên tục tạo thêm các nhánh mới mà không bị giới hạn. Điều này không chỉ giúp cho bộ não của bạn được kích thích mà nó còn giúp bạn đã ra nhiều ý tưởng mới mẻ để hoàn thành sơ đồ tư duy một cách nhanh nhất.

Rất hay:  Cách tạo file PDF trên điện thoại iPhone và Android đơn giản

Bước 3: Thêm từ khóa vào sơ đồ để mở rộng nội dung các nhánh

Từ mỗi ý chính, bạn tiếp tục vẽ thêm các đường nhánh tới các ý phụ bổ sung cho đến khi cảm thấy đã triển khai chi tiết nhất về chủ đề. Việc làm này sẽ kích thích não bộ ghi nhớ lượng lớn thông tin một cách dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, các ý phát triển từ nhánh phải có nội dung chung hướng đến chủ đề chính của sơ đồ. Và tốt nhất bạn cũng nên dùng 1 từ khóa cho 1 số lượng liên kết sẽ tốt hơn là sử dụng nhiều từ hay nhiều cụm từ.

Ví dụ: Nếu bạn dùng cụm từ “Bữa tiệc sinh nhật” cho 1 nhánh thì bạn sẽ bị giới hạn trong chủ đề chỉ nói về bữa tiệc. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng từ khóa “Sinh nhật” thì bạn có thể phát triển thêm từ khóa khác như bữa tiệc, bánh kẹo, quà tặng,…

Bước 4: Phân màu cho các nhánh

Trong một sơ đồ tư duy thì màu sắc cũng là một yếu tố quan trọng không thể thiếu. Nó không chỉ kích thích não bộ của bạn tạo ra các phím tắt tinh thần mà nó còn cho phép bạn phân loại, highlight, phân tích các thông tin và xác định thêm nhiều kết nối mà trước đây chưa từng được phát hiện.

Do đó, bạn nên phân chia màu sắc hợp lý, hài hòa cho từng nhánh trong bản đồ tư duy. Đồng thời, việc dùng nhiều màu sắc cũng khiến cho hình ảnh trở nên hấp dẫn và bắt mắt hơn nhiều so với chỉ dùng hình ảnh đơn sắc.

Bước 5: Trang trí sơ đồ tư duy bằng hình ảnh

Theo các nghiên cứu, hình ảnh có sức mạnh truyền đạt nhiều thông tin hơn một từ, một câu hay thậm chí cả một đoạn văn. Bởi vì chúng thường được não bộ xử lý ngay lập tức và đóng vai trò kích thích thị giác để gợi nhớ lại thông tin một cách dễ dàng hơn.

Song song đó, hình ảnh cũng là ngôn ngữ toàn cầu để bất kỳ một nước nào trên Thế Giới cũng có thể hiểu được. Chính vì thế, hãy trang trí Mindmap của bạn bằng những hình ảnh sinh động để có thể tạo ra một sơ đồ tư duy đẹp , sáng tạo, dễ nhìn, dễ hiểu.

2. Cách vẽ sơ đồ tư duy trên máy tính bằng PowerPoint

* Cách vẽ sơ đồ tư duy bằng PowerPoint

Bước 1: Đầu tiên, bạn mở phần mềm trình chiếu PowerPoint.

Bước 2: Sau đó, ấn chọn slide muốn vẽ sơ đồ tư duy -> Tiến hành chuyển sang tab Insert -> Bấm SmartArt.

Bước 3: Khi đó, PowerPoint sẽ hiển thị nhiều bộ SmartArt có sẵn -> Nhấn chọn Hierarchy để vẽ sơ đồ tư duy.

Bước 4: Tiếp theo, bạn vào Tùy chọn kiểu sơ đồ tư duy mà bạn muốn vẽ -> Chọn OK.

Bước 5: Kế đến, tại khung Type your text here -> Bạn tiến hành nhập nội dung hoặc bấm Enter để thêm nhánh cho sơ đồ của mình là hoàn tất.

* Cách trang trí sơ đồ tư duy bằng PowerPoin

Bước 1: Trước tiên, bạn chuyển sang tab Design -> Nhấn chọn Change Colors để thay đổi màu của các nhánh trong sơ đồ.

Bước 2: Sau đó, bạn tiếp tục chuyển sang tab Format để thay đổi màu khung, tùy biến sơ đồ của bạn thêm thu hút hơn với các công cụ của PowerPoint.

Khi đó, bạn sẽ được kết quả như hình dưới đây.

3. Cách vẽ sơ đồ tư duy trên máy tính bằng Word

* Cách vẽ sơ đồ tư duy bằng Word

Bước 1: Đầu tiên, bạn mở Microsoft Word

Bước 2: Tiếp theo, bạn vào Insert –> Bấm chọn Shapes ( Đây có vô số khối hình dành cho sơ đồ tư duy). Bạn có thể sử dụng các khối hình cơ bản:

  • Hình bầu dục, hình chữ nhật có các góc bo tròn: thể hiện các ý tưởng trung tâm.
  • Những đường thẳng, đường cong, mũi tên: kết nối các khối hình với nhau trong sơ đồ.
Rất hay:  Lấy lại tờ khai VssID, tải tờ khai VssID khi đăng ký xong

* Cách trang trí sơ đồ tư duy bằng Word

Bước 1: Đầu tiên, bạn nhập thông tin vào sơ đồ tư duy bằng cách bấm phải chuột vào border Shape -> Nhấn chọn Add text.

Bước 2: Sau đó, bạn đổ màu cho biểu tượng bằng cách ấn phải chuột vào border Shape -> Bấm chọn Shape Fill.

Bước 3: Tiếp theo, bạn chèn hình cho ý tưởng bằng cách click vào Insert –> Nhấn vào Picture.

Kế đến, bạn ấn phải chuột vào border hình -> Chọn vào Wrap text -> Nhấn chọn In Front of Text.

Tiếp tục, bạn ấn phải chuột vào border Shape -> Nhấn chọn Send to Back -> Chọn vào Send Behind Text.

Cuối cùng bạn sẽ được sơ đồ hoàn chỉnh như hình dưới đây.

Một số mẫu vẽ sơ đồ tư duy đẹp đơn giản

1. Cách về số đồ tư duy lớp 5, mẫu đẹp

Thông thường, các em lớp 5 thường đối mặt với những dạng toán phức tạp, khó nhớ. Cho nên, để củng cố kiến thức, dưới đây là một số mẫu sơ đồ tư duy đẹp, có thể tham khảo:

– Sơ đồ hệ thống tổng quát môn Toán lớp 5 cả năm

– Sơ đồ tư duy Toán 5: Đại lượng, các số đo đại lượng

– Sơ đồ tư duy Toán 5: Giải Toán: Tổng tỉ, tỉ số, chuyển động đều

– Sơ đồ tư duy Toán 5: Số học: Cách tính phân số, số thập phân, hỗn số

– Sơ đồ tư duy Toán 5: Các bài toán hình học

2. Cách vẽ sơ đồ tư duy lớp 6

Nhằm mang đến hiệu quả trong học tập cho các bạn học sinh lớp 6, dưới đây là cách vẽ sơ đồ tư duy toán 6 dành cho bạn:

– Nắm rõ về bài học: Bạn cần đọc và học về bài học để nắm rõ nội dung, xác định đúng kiến thức. Thông thường, sơ đồ tư duy được thực hiện ở cuối mỗi bài học để tổng hợp và nắm rõ kiến thức bài đó.

– Tóm tắt kiến thức trong bài học: Vì có khá nhiều kiến thức trong 1 bài học cho nên, bạn cần tóm tắt các kiến thức để đảm bảo mình không bị bỏ sót ý nào. Hãy phân cấp từng kiến thức lớn, kiến thức nhỏ để tổng hợp một cách bao quát hơn.

– Tiến hành vẽ sơ đồ tư duy môn toán lớp 6: Tiến hành vẽ sơ đồ tư duy môn toán lớp 6 theo từng đề mục cũng như sử dụng thêm màu sắc để sơ đồ tư duy trở nên bắt mắt, dễ nhìn, dễ thuộc.

Một số mẫu đồ tư duy lớp 6 bạn có thể tham khảo:

3. Cách về sơ đồ tư duy lớp 8

Để giúp các bạn học sinh lớp 8 dễ dàng ôn tập cũng như ghi nhớ một cách hiệu quả hơn thi dưới đây là một số mẫu bản đồ tư duy dễ nhớ.

4. Sơ đồ tư duy chiếc thuyền ngoài xa

5. Sơ đồ tư duy tây tiến

6. Sơ đồ tư duy chuyện người con gái nam xương

7. Sơ đồ tư duy hình cây xanh

8. Sơ đồ tư duy lịch sử đơn giản

9. Mẫu sơ đồ tư duy đẹp đơn giản

10. Một số sơ đồ tư duy độc đáo

11. Mẫu sơ đồ tư duy đẹp đơn giản (kèm link tải)

Link tải mẫu template Mẫu sơ đồ tư duy 1

Link tải mẫu template Mindmap 2

Link tải mẫu template sơ đồ tư duy 3

Trên đây là cách vẽ sơ đồ tư duy đơn giản mà đội ngũ INVERT chúng tôi đã tổng hợp được. Mong rằng thông qua bài viết này các bạn hoàn toàn có thể biết được cách vẽ sơ đồ tư duy một cách dễ dàng. Nếu có gì thắc mắc bạn cũng có thể bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn. Chúc các bạn thành công.