Cách trồng cải ngọt đơn giản, mọc nhanh xanh mơn mởn – mobiAgri

Rau cải ngọt, một loại rau phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. Loại cây này là nguyên liệu chính trong nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng. Không chỉ thế, rau cải ngọt còn được biết đến với các công dụng tốt cho sức khỏe, bao gồm phòng ngừa ung thư, tăng sức đề kháng và cải thiện hệ tiêu hóa. Vì vậy, trồng rau cải ngọt là một việc làm rất hữu ích cho sức khỏe của bạn và gia đình. Trong bài viết này, MobiAgri sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách trồng rau cải ngọt, để có thể trồng thành công tại nhà.

Chuẩn bị trồng rau cải ngọt

Thời vụ trồng: Rau cải ngọt có thể trồng quanh năm tuy nhiên thời gian thích hợp là vào mùa khô. Nếu trồng vào mùa này năng suất sẽ cao hơn, chất lượng rau cũng được cải thiện. Nếu trồng rau vào thời điểm tháng 12, hay tháng 1 thì cần phải thường xuyên kiểm tra, để phòng ngừa sâu bệnh hại kịp thời. Nên làm giàn che để hạn chế tác động bởi những cơn mưa.

Đất trồng: Có thể trồng rau cải ngọt trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên cây sẽ phát triển tốt, mọc mơn mởn nếu trồng ở đất màu mỡ. Đất trồng cho năng suất cao là loại đất có khả năng thoát nước tốt, nhiều mùn xốp, có thể trộn thêm các loại phân bón hữu cơ trước trồng. Mục đích làm gia tăng độ phì nhiêu cho đất, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Nếu trồng rau cải ngọt ở vườn, ruộng diện tích lớn nên cày bừa thật kỹ, diệt cỏ dại. Cần phơi ải đất từ 8-10 ngày giúp đất thông thoáng, hạn chế được các loại sinh vật gây hại cư trú trong đất.

Nếu bạn không có sẵn đất, có thể tìm mua các bao đất hữu cơ, đất đã được trộn sẵn tại các cửa hàng, sàn thương mại. Vào mùa mưa nên tiến hành làm liếp, rộng 0,8-1m cao từ 12-20cm. Điều này giúp cây không bị ngập úng, thối rễ, tăng khả năng thoát nước.

Rất hay:  Cách đổi background Zoom trên máy tính với 5 bước siêu dễ

Dụng cụ trồng: Nếu không bị hạn chế về diện tích, bạn có thể trồng trực tiếp ra đất vườn hoặc ruộng canh tác. Ngoài ra bạn cũng có thể tận dụng thùng xốp, chậu trồng cây có lỗ thoát nước để trồng rau. Cải ngọt cũng là loại cây có thể trồng được trong hệ thống trồng rau thủy canh.

Chọn giống và xử lý hạt: Bước chọn giống và xử lý hạt rất quan trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng rau trồng. Cải ngọt là một loại rau được trồng từ hạt. Bạn có thể mua hạt giống cây cải ngọt tại các cơ sở uy tín với nguồn gốc rõ ràng. Vỏ hạt giống cải ngọt khá cứng, do đó trước khi gieo, bạn nên ngâm hạt trong nước để giúp vỏ nhanh chóng nứt mở, giảm thời gian nảy mầm. Pha nước ngâm hạt với tỷ lệ 2 phần nước sôi và 3 phần nước nguội, rồi ngâm hạt giống trong 4-6 giờ. Sau đó, bạn hãy vớt hạt để ráo nước, và để nơi khô ráo và thông thoáng. Nếu muốn, bạn có thể xốc nhẹ hạt để giúp chúng khô đều. Khoảng 8 giờ sau đó, hạt sẽ nảy mầm và nhú ra, đó là lúc thích hợp để gieo hạt. Nếu bạn muốn trồng cải ngọt với diện tích lớn, bạn có thể bỏ qua bước ngâm hạt.

Tiến hành gieo trồng rau cải ngọt

Cách gieo cải ngọt có thể được thực hiện bằng hai phương pháp: gieo cây con và gieo sạ trực tiếp vào đất.

Đối với phương pháp gieo cây con, lượng hạt giống cải ngọt sạ cần sử dụng để gieo trên 1.000m2 đất khoảng từ 100 đến 150g. Trên mỗi liếp ương (40m2 đất), nên gieo khoảng 3-4 lá cây con đã đủ tuổi 15-20 ngày và liếp ương phải được bảo đảm khô ráo và đầy đủ ánh sáng. Trước khi nhổ cây, cần phải tưới đất bằng phân DAP pha loãng (30g/10lít nước).

Rất hay:  99+ Cách Vẽ Anime Đẹp: Chibi, Vẽ Chì Cho Các Bạn Nam Nữ

Đối với phương pháp gieo sạ trực tiếp vào đất, lượng hạt giống cải ngọt sạ cần sử dụng để gieo trên 1.000m2 đất khoảng 500g. Trước khi gieo hạt, hạt giống cần ngâm trong nước trong vòng 3-4 giờ và sau đó để ráo nước ủ ẩm 1 đêm. Sau khi gieo hạt, cần tỉa chừa khoảng cách 10-15cm giữa các cây con khi chúng đã đạt được 10-15 ngày tuổi. Trước khi gieo, cần tưới đất đầm đủ và sau đó rải một lớp tro trấu mỏng để phủ hạt (trong mùa mưa nên sử dụng rơm thay cho tro trấu) và rắc thuốc trừ kiến và các loại sâu hại khác. Trên liếp nên phủ thêm một lớp rơm mỏng và tưới đủ nước.

Chế độ chăm sóc rau cải ngọt

Tưới nước: Sau khi gieo trồng cải ngọt, cần thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm cho đất. Tần suất tưới có thể thay đổi tùy thuộc vào thời tiết và vùng địa lý.

Bón phân: Để cải ngọt phát triển tốt, cần bổ sung đạm cho cây, đặc biệt là khi nó là loại rau ăn lá. Bạn có thể dùng đạm hữu cơ như đạm cá hoặc đạm hóa học như Urea. Nếu dùng đạm hóa học, cần cách ly ít nhất 7 ngày trước khi thu hoạch.

Phòng trừ sâu bệnh: Đất ẩm là điều kiện thuận lợi để cỏ dại và sâu bệnh phát triển. Thường xuyên nhổ cỏ để đất chậu được sạch sẽ và thông thoáng, tránh cạnh tranh dinh dưỡng với rau cải. Cải ngọt thường bị tấn công bởi nhiều loại sâu bệnh như sâu xanh ăn lá, sâu khoang, sâu tơ, ruồi đục lá, bệnh chết cây con, bệnh thối nhũn,…

Rất hay:  Hướng dẫn chi tiết cách gỡ bỏ số điện thoại bị chặn - Hcare

Để phòng trừ sâu bệnh, có thể sử dụng các biện pháp vật lý bằng cách bắt sâu bằng tay vào buổi sáng hoặc chiều mát. Nếu số lượng sâu hại quá nhiều, có thể sử dụng thuốc trừ sâu sinh học như tinh dầu neem hoặc tự làm chế phẩm sinh học từ gừng, tỏi, ớt. Tuy nhiên, nên hạn chế sử dụng các sả

Tiến hành thu hoạch rau cải ngọt

Nếu muốn thu hoạch rau mầm cải ngọt, thì sau 5-7 ngày gieo trồng có thể tiến hành nhổ, tỉa. Thời gian thu hoạch cây cải ngọt trưởng thành phải từ 30 đến 35 ngày sau khi trồng. Tiến hành nhổ cả cây hoặc chỉ cắt tỉa lá lớn bên ngoài, để cây ra tiếp lứa mới. Chế độ chăm sóc tốt có thể thu hoạch được liên tục từ 1 đến 2 tháng.

Rau cải ngọt là loại thực phẩm dễ ăn, phù hợp với nhiều đối tượng. Có thể chế biến thành đa dạng các món ăn khác nhau như: Cải ngọt xào tỏi hoặc kết hợp cùng các nguyên liệu khác, cải ngọt nấu canh, là nguyên liệu làm bánh, mì tươi,… Tiêu thụ rau cải ngọt giúp con người tăng sức đề kháng, nâng cao khả năng phòng chống ung thư, lợi cho sức khỏe xương khớp, tim mạch,… Hiện nay trên thị trường nguồn rau trôi nổi không rõ nguồn gốc rất nhiều, rau còn tồn dư chất bảo vệ thực vật, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy bạn có thể tham khảo những thông tin chia sẻ của MobiAgri, về cách trồng rau cải ngọt. Không quá khó để bạn áp dụng thành công, đạt cả năng suất lẫn chất lượng rau trồng.