Cách trồng cà chua bằng hạt 100% thành công cho người mới từ A-Z

Cà chua là một loại quả tươi ngon và cực kỳ tốt cho sức khỏe do đó chúng được trồng phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ đặc tính sinh học và kỹ thuật trồng của loại cây này. Trong bài viết hôm nay Lisado sẽ giới thiệu đến bạn cách trồng cà chua bằng hạt từ A-Z 100% thành công cho người mới.

Cách trồng cà chua bằng hạt 100% thành công cho người mới từ A-Z

Đặc tính của cây cà chua

Cà chua là một loại cây thuộc họ cà có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Quả ban đầu có màu xanh, chín ngả màu từ vàng đến đỏ. Cà chua có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho cơ thể, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopene tốt cho sức khỏe.

Cà chua được xem là loại cây khá dễ trồng bởi chúng có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau như đất sét, đất cát, đất pha cát…với độ pH khoảng 6 – 6,5 và nhiệt độ thích hợp nhất khoảng 21-24 độ. Do đó cà chua thường được trồng tại các vùng có khí hậu mát mẻ sẽ cho năng suất và chất lượng quả tốt nhất. Tuy nhiên với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nhiều loại giống cà chua mới ra đời thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của nhiều nơi thúc đẩy sản lượng và chất lượng của cây cà chua đem lại nhiều giá trị kinh tế cho người dân.

Thời vụ trồng cây cà chua

Tại Việt Nam cây cà chua được trồng phổ biến trong 3 vụ sau:

  • Vụ Đông Xuân: Tức khoảng từ tháng 10 đến tháng 11 dương lịch, nếu trồng vào giai đoạn này thì có thể thu hoạch vào khoảng tháng 1 hoặc tháng 2 của năm sau đó.
  • Vụ Xuân Hè: Xuân Hè là mùa vụ đầu năm, thông thường sẽ bắt đầu khoảng tháng 12 đến tháng 1 dương lịch và thu hoạch vào khoảng tháng 3 hoặc tháng 4.
  • Vụ Hè Thu: mùa vụ Hè Thu bắt đầu vào khoảng tháng 6 đến tháng 7 theo lịch dương và có thể bắt đầu thu hoạch vào khoảng tháng 9 hoặc tháng 10.

Cách ươm hạt cây cà chua

Trước khi trồng giai đoạn đầu tiên chính là xử lý hạt để tỉ lệ cây nảy mầm và sống là cao nhất.

Quy trình xử lý hạt sẽ như sau:

Bước 1: Pha nước ngâm hạt với tỉ lệ 3 nóng : 2 lạnh sau đó ngâm hạt cà chua trong vòng 3 tiếng rồi vớt hết hạt ra lại.

Bước 2: Đặt hạt vào một lớp vải mỏng và ủ với nhiệt độ từ 25 – 30 độ.

Bước 3: Liên tục kiểm tra và quan sát hạt, khi thấy hạt cà chua bắt đầu có vết nứt thì lấy đem gieo.

Rất hay:  Xem Ngay Top 20+ sổ phụ là gì [Quá Ok Luôn]

Sau khi xử lý hạt bạn có thể đem hạt gieo vào khay xốp đã chuẩn bị sẵn. Ấn hạt chìm xuống khoảng 0.5 – 0.8cm và tùy theo kích thước của khay mà bạn gieo với số lượng hạt vừa đủ. Trung bình khoảng 3-4 hạt/ khay.

Sau khi gieo hạt xuống đất, bạn cần phủ một lớp đất mỏng lên trên rồi tưới ẩm đất để kích thước hạt giống nảy mầm, thông thường một ngày có thể tưới 2 lần để cung cấp đủ lượng nước và độ ẩm cho cây phát triển.

Lưu ý:

  • Nên đặt khay giống ở nơi có ánh sáng vừa đủ, không quá gay gắt.
  • Khi cây có 1 – 2 lá thật, đem khay cây con ra chỗ nắng, tưới nhẹ đủ ẩm để cây mập và cứng cáp, tránh bị vóng (dài cây, thân cây yếu, dễ gãy).

Đưa cây con vào bầu trồng

Kỹ thuật đưa cây con vào trong bầu cần trải qua một số bước cơ bản sau:

Bước 1: Đem xơ dừa ngâm khoảng 1 tuần với nước vôi nồng độ 5%, sau khi ngâm xong vớt ra để ráo, trộn giá thể ươm theo tỷ lệ 2 xơ dừa + 1 tro trấu. Xơ dừa chuẩn đảm bảo các yếu tố sau:

EC <= 0.5 mS/cm

pH = 5.8 – 6.5

Tỉ lệ xơ/ vụn: 30/70

Bước 2: Chuẩn bị túi bầu kích thước 18 x 36cm, sử dụng xơ dừa đã qua xử lý hoặc xơ dừa nén đã xử lý để trồng. Yêu cầu về xơ dừa có EC (tổng chất rắn hòa tan) dưới 0.5 và pH dưới 6.5 để đảm bảo cây con không bị vàng do xơ dừa chưa xử lý.

Bước 3: Trộn lẫn phân hữu cơ trùn quế + xơ dừa trước khi cho vào túi bầu với tỉ lệ 8 xơ dừa 2 trùn quế. Việc này sẽ giúp cây cà chua có đủ chất dinh dưỡng phát triển nhanh và khỏe mạnh trong giai đoạn mới trồng.

Bước 4: Cho xơ dừa vào túi bầu, lấp đầy khoảng 4/5 chiều cao của túi bầu.

Bước 5: Khi cây con có 1-2 lá thật, lựa cây có thân lá to khỏe, không còi cọc, vàng lá, thối gốc… đưa vào chậu. Chú ý khi trồng khoảng cách từ lá mầm dưa cách bề mặt xơ dừa ~ 1-2cm, quá cao cây ngã, quá thấp dễ úng.

Cắm que tưới gốc cà chua khoảng 3 – 5cm, tránh trường hợp cắm quá xa, bộ rễ của dưa còn nhỏ khiến cây không hút được dinh dưỡng.

Làm giàn cho cây cà chua

Khi cây cà chua được 2 tháng tuổi cần làm giàn để đỡ thân cây giúp cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Mục đích của việc làm giàn chính là giữ cho thân cây không bị đổ khi ra trái nên bạn có thể tận dụng nhiều vật liệu có sẵn trong gia đình như cọc tre, gỗ, dây hay ống nước…

Rất hay:  Cách Gấp Hộp Giấy Có Nắp (Hình Vuông, Hình Chữ Nhật) Đơn Giản

Trong những ngày nắng nóng có nên lót rơm hoặc cỏ khô khoảng 2-3cm lên bề mặt chậu cây để giữ cho đất luôn ẩm nếu như cây trồng trong nhà kính có thể bỏ qua bước này. Đặc biệt khi cây trong giai đoạn ra hoa, có thể lắc nhẹ cây để hỗ trợ cho quá trình thụ phấn.

Chăm sóc cây cà chua với hệ thống tưới nhỏ giọt tự động

Tùy theo từng giai đoạn mà cây cà chua có nhu cầu nước và phân bón khác nhau:

Khi mới trồng cây cần liên tục duy trì tưới nước 1 lần vào mỗi buổi sáng trong vòng 1 tuần đến khi cây bén rễ, rễ ra trắng và khỏe thì giảm lượng nước còn 2 ngày 1 lần cho đến khi cành và lá phát triển thì tăng lượng nước mỗi lần tưới. Đặc biệt đến giai đoạn cây ra hoa thì đất phải luôn trong tình trạng ẩm mới có thể hỗ trợ quá trình thụ phấn và đậu trái của cây.

Do đó để đảm bảo tính chính xác cũng như tiết kiệm nhân công, thời gian Lisado đã đưa vào sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động giúp tăng hiệu quả và năng suất cây trồng một cách tốt nhất.

Tưới nhỏ giọt hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp với nhiều lợi ích đem lại:

  • Giảm thiểu tối đa lãng phí nước
  • Kiểm soát lượng phân bón hiệu quả trong từng thời kỳ của cây
  • Cải thiện sức khỏe cây trồng một cách toàn diện và giảm nguy cơ mắc bệnh của cây
  • Tiết kiệm kinh phí, thời gian và nhân công
  • Giảm cỏ dại trong quá trình trồng cây
  • Góp phần bảo vệ môi trường.

Để được tư vấn kỹ hơn về kỹ thuật tưới từ thời gian, lượng nước đến lượng phân bón qua từng thời kỳ cùng quy trình lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt mời bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp với Lisado qua hotline 0972.627.927 để nhận được sự hỗ trợ kịp thời và tận tâm nhất từ hệ thống chăm sóc khách hàng của công ty.

Các loại bệnh thường gặp của cây cà chua

Bệnh héo xanh

Đây là loại bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra. Bệnh có thể gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây cà chua nhưng thường hại nhiều ở giai đoạn ra hoa kết quả đến khi quả già.

Cây khi nhiễm bệnh sẽ bị héo rũ trước, có thể héo một cành hay một nhánh nhỏ, sau đó các lá phía dưới tiếp tục héo và cụp xuống, cuối cùng dẫn đến toàn bộ cây bị héo rũ, gãy gục, và chết.

Rất hay:  Hướng Dẫn Gập Bụng Đúng Cách Tại Nhà Đến Từ Chuyên Gia!

Bạn cần thường xuyên theo dõi tình trạng của cây nếu có chớm bệnh cần dùng thuốc Stamer 20 WP để phun ngay.

Bệnh sương mai

Đây là loại bệnh rất phổ biến đối với các cây trồng họ cà do vi khuẩn Phytophthora infestans gây ra. Bệnh sẽ bắt đầu với các đốm màu xanh đậm như úng nước, sau đó chuyển dần sang màu đen có thể làm thối nhũn hoặc gãy giòn bộ phận nhiễm bệnh tùy theo điều kiện môi trường.

Khi bệnh xuất hiện thì phun một trong các loại thuốc sau: Mancozeb 80 WP, Curzate 72 WP, Ridomil 72 WP, Aliette 80 WP,với nồng độ 0,1 – 0,4%, và phun 7 – 10 ngày/lần.

Bệnh thán thư

Bệnh thán thư cây cà chua do nấm Colletotrichum phomoides gây ra. Chúng có biểu hiện với các đốm bệnh lúc đầu hình tròn, úng nước hơi lõm xuống. Sau đó đốm bệnh lan dần ra, có đường kính 0,5-0,2, tâm vết bệnh có màu nâu đen, viền màu nâu xám.

Khi bệnh gây hại cho cây thì phun trị bệnh bằng một trong các loại thuốc Ridomil 72 WP, Copper B 75 wp, Benlate 50 WP, Daconil 75 WP, Mancozeb MZ 72 wp. Curzate M8 72 WP, Antracol 70 WP… 0,2 – 0,4%.

Thu hoạch cà chua

Cà chua tính từ khi bắt đầu trồng vào bầu nếu chăm sóc tốt và đúng kỹ thuật khoảng 2 tháng sau bắt đầu có quả. Qủa cà chua sẽ chuyển dần màu từ xanh sang màu cam rồi dần sang đỏ tức quả đang dần chín.

Tốt nhất khi thu hoạch cà chua chính là quả đã đạt đủ kích thước và chuyển từ màu vàng cam sang đỏ, tránh thu hoạch khi quả đã quá chín khiến quả dễ bị dập và không bảo quản được lâu.

Lưu ý:

  • Khi cắt quả phải cắt cả cuống để quả cà chua không bị mất nước và tươi lâu.
  • Tùy theo tình hình thời tiết để đẩy nhanh tốc độ thu hái cà chua để tránh quá lâu khiến quả thối hỏng ngay trên cây.

Trồng cà chua không phải đơn giản bởi lẽ chúng ta cần hiểu rõ đặc tính của cây cùng với đó chính là nắm rõ được kỹ thuật chăm bón để cây có thể sinh trưởng, phát triển tốt nhất và đạt năng suất cao nhất.

Lisado Việt Nam chuyên cung cấp các thiết bị thuỷ canh nhà phố như: giàn trồng rau thủy canh lắp ghép, ống nhựa thủy canh, rọ nhựa thủy canh, giá thế gieo trồng, hạt giống nhập khẩu chất lượng… Trồng rau thủy canh sẽ không còn là vấn đề khó khăn khi đội ngũ kỹ thuật của Lisado Việt Nam sẽ luôn đồng hồng cùng bạn. Hỗ trợ cách trồng cho người mới từ A-Z, đảm bảo 100% thành công.