Hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa cúc trồng trong chậu

13/05/2022

Ảnh mình hoa: Trồng hoa cúc trong chậu

Hoa cúc là một trong những loại hoa được ưa chuộng vào các dịp lễ Tết truyền thống, cũng như các ngày lễ cúng viếng tại Việt Nam. Bên cạnh việc trồng hoa để cắt cành như truyền thống, hiện nay hoa cúc trồng chậu với ưu điểm tươi lâu, thời gian sử dụng dài, đặc biệt là hoa cúc chậu trồng vào dịp Tết Nguyên Đán được nhiều người dân ưa chuộng.

Tuy vậy, hiện nay với tình hình sản xuất hoa cúc chậu trên địa bàn vẫn còn ít, chất lượng chưa cao, chưa đồng đều phục nhu cầu của người dân vào dịp Tết, chưa đủ sức cạnh trạnh với các địa phương khác. Để giúp người dân nắm rõ hơn về quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc chậu phục vụ Tết Nguyên đán, bài viết sẽ hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa cúc trồng trong chậu.

Thời vụ trồng

Tùy theo đặc điểm của từng giống, thời tiết khí hậu của từng năm và theo nhu cầu thị trường để bố trí thời vụ trồng cúc cho phù hợp. Tại Thành phố, hoa cúc thường được trồng vào cuối tháng 8 và tháng 9 dương lịch (từ rằm tháng 7 đến đầu tháng 8 âm lịch) để hoa ra bông vào đúng dịp Tết Nguyên Đán

Tiêu chuẩn cây giống

Các loại giống cúc chậu được trồng trên địa bàn hiện nay là giống hoa cúc Đại Đóa, giống hoa cúc Pha Lê và giống cúc Vàng Đà Lạt. Cần mua cây giống từ các cơ sở nhân giống hoa cúc uy tín để có được cây giống trẻ về tuổi sinh lý và mập khỏe, sạch bệnh, chiều cao cây đạt 5-7 cm, cây có 5-7 lá, đường kính thân khoảng 0,2 cm, rễ dài > 4 cm là phù hợp để trồng vào chậu.

Rất hay:  Hướng dẫn 18 cách giảm cân sau sinh mẹ bỉm sữa chắc chắn sẽ cần

Chuẩn bị giá thể trồng chậu.

Giá thể trồng phải tơi xốp, có khả năng giữ nước và thoát nước tốt, sạch nấm bệnh và vi khuẩn.

Giá thể trồng hoa gồm: 1/3 đất bột + 1/3 phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh + 1/3 trấu hun, mùm cưa hoặc xơ dừa. Trước khi trồng cây cần xử lý nấm bệnh ở trong đất bằng thuốc trừ nấm như Ridomil (nồng độ 3 g/lít).

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

– Chọn chậu hoa: Thường có 3 loại chậu với đường kính 25-30 cm, 45-50 cm, 65-70 cm, chiều cao các chậu tối thiểu là 20 cm.

– Cách trồng: Cho giá thể đã xử lý nấm bệnh vào chậu cao cách miệng chậu 5cm. Trồng xoay vòng từ mép chậu vào trong, cây cách cây 5-6 cm, trồng các cây sao cho cây phân bố đều xung quanh chậu để tán cây đều, không trồng cây quá sát vào thành chậu. Nên trồng cây vào buổi chiều, sau khi trồng tưới đẫm nước. Xếp chậu cách chậu 10 -15 cm (tính từ mép chậu).

– Sau khi trồng cần kê cao chậu hoa lên để cây tránh bị ngập nước do lũ lụt

– Khi mới trồng xong để cây dễ bén rễ hồi xanh nên tưới 2 lần/ngày. Sau đó tưới nước để duy trì ẩm độ đất 65-70% để cây sinh trưởng phát triển.

Kỹ thuật bón phân

Sau khi trồng 5-7 ngày phun chất kích thích sinh trưởng như: Humic, siêu lân, đầu trâu 501,… để kích thích cây ra rễ, giúp cây bén rễ hồi xanh, sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Sau trồng 2 tuần thì tiến hành bón thúc cho cây. Thường sử dụng phân bón NPK 20-20-15 pha với liều lượng 1 – 1,2kg phân/100 lít nước để tưới cho 100 chậu hoa. Định kỳ 10 ngày tưới 1 lần.

Rất hay:  Cách lắp đèn LED cho người mới bắt đầu

Ngoài ra, có thể dùng thêm chất kích thích sinh trưởng Atonik 1,8DD phun ướt đẫm cho cây với liều lượng 10ml/bình 8 lít nước, 10 ngày phun một lần để bổ sung dinh dưỡng cho cây, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Nên phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.

Kỹ thuật tạo dáng chậu

– Bấm ngọn: Sau khi trồng 15 ngày, tiến hành bấm ngọn, sau đó chọn 2 chồi khỏe mạnh nhất để lại.

– Cắm tăm: Sau khi cây cúc đạt chiều cao khoảng từ 35 – 40 cm ta bắt đầu cắm tăm định hình chậu cúc.

– Ngắt nụ, tỉa cành: Để hoa to và nở đồng loạt, cần thường xuyên tỉa bỏ các nụ và chồi bên. Thời gian ngưng thắp đèn đến khi tiến hành ngắt nụ khoảng 6 tuần, đối với hoa cúc chỉ lấy một bông cần tiến hành ngắt bỏ các nụ phụ và những cành phụ, để lại nụ chính giúp cây tập trung dĩnh dưỡng nuôi nụ chính.

Phương pháp thắp đèn để điều tiết sinh trưởng cho cây

Giống hoa cúc có phản ứng sinh trưởng mạnh với ánh sáng, do vậy khi mới trồng, gặp điều kiện ánh sáng ngày ngắn vào các tháng 9, 10, 11, 12 làm hoa cúc dễ ra hoa, ra hoa sớm, giảm chất lượng cành hoa. Để khắc phục hiện tượng này, khi trồng cúc vào vụ Đông Xuân. Sử dụng bóng điện 75-100 W để chiếu sáng thêm 3-4 giờ vào lúc chiều tối (17-21 giờ) hoặc lúc nửa đêm (21-24 giờ), cứ 6 m2 đặt 1 bóng, chiều cao bóng đèn cách ngọn cây 1,0 – 1,2 m. Chiếu sáng liên tục từ khi trồng đến khoảng 20-30 ngày sau trồng, tùy thuộc thời điểm trồng, sẽ làm cây chậm phân hoá mầm hoa, kết quả là cây đủ chiều cao cần thiết mới ra hoa.

Rất hay:  Chỉ số BMI: Cách tính chính xác nhất - YouMed

Cần theo dõi cây trong quá trình thắp đèn, nếu cây con yếu, rễ chậm phát triển thì cần tăng thời gian chiếu sáng.

Biện pháp phòng trừ một số sâu bệnh hại

Sâu hại chính:

– Rệp: Rệp chích hút dịch cây, làm cho cây còi cọc, ngọn, lá biến dạng, thúi nụ hoặc hoa không nở. Sử dụng các loại thuốc hóa học sau: Actara 25EC, Karate 2,5 EC, Basa.

– Sâu xanh: Sâu non ăn lá, hoa, đục nụ làm méo, vẹo bông hoa. Dùng các biện pháp thủ công như bẫy bả chua ngọt, ngắt bỏ ổ trứng,… lựa chọn các loại thuốc sau để trừ sâu như Sherpa 25 EC, Lannate 35 EC, Pegasus 500 SC.

– Sâu khoang: Sâu ăn biểu bì của lá và đục rỗng bông hoa làm cho lá chỉ còn gân màu trắng. Sử bẫy bả chua ngọt, ngắt bỏ ổ trứng,… sử dụng các loại thuốc để phòng trừ như Padan 95P, Sumicidin.

Bệnh hại hoa cúc

– Bệnh truyền nhiễm do nấm gây hại: Các bệnh do nấm hại gây ra như bệnh đốm lá, bệnh thối rễ,… Cần thường xuyên vệ sinh khu vực trồng, tỉa bớt các lá già, lá sâu bệnh để cho thông thoáng và phun định kỳ hàng tuần cấc đợt xuất hiện lá mới bằng Score, Rhydomil, Champion.

PT.

(Tham khảo nguồn tại liệu từ Học viện nông nghiệp miền Nam)