Nếu không kịp thời xử lý chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây hoa lan rất dễ suy yếu khó phục hồi, hoặc có thể bị chết. muốn cho cây sống sót và nhanh phục hồi, ta nên dỡ chậu lan ra thành từng cây một để trồng và chăm sóc.
Sau khi chưng hoa lan hồ điệp chơi hết Tết ( Lan hồ điệp có thể nở khoảng 1.5-2 tháng sau khi trưng bày Tết mới tàn), đa phần hoa đã tàn. Nếu không kịp thời xử lý chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây hoa lan rất dễ suy yếu khó phục hồi, hoặc có thể bị chết. muốn cho cây sống sót và nhanh phục hồi, ta nên dỡ chậu lan ra thành từng cây một để trồng và chăm sóc. Bài viết này nhằm chia sẽ vài mẹo chăm sóc rất dễ và không tốn nhiều thời gian để chậu lan hồ điệp của bạn sẽ nở hoa trở lại và vẫn đẹp như lúc mới mua. Khi chuẩn bị bán lan Hồ Điệp vào dịp Tết các shop hoa lan thường ghép 2 hay nhiều cây hồ điệp vào chung 1 chậu nhầm tăng phần rực rỡ của hoa. Đó không phải là môi trường sống tối ưu cho lan. Đồng thời, do người mua chưa biết chăm sóc nó ra sao sau khi tàn hoa. Thì chuyện sau Tết các cây lan hồ điệp trong chậu này dễ bị chết hoặc không thể phát triển hoặc lụi dần ( dấu hiệu đầu tiên nhận biết là: hồ điệp bị héo lá, vàng úa dù tưới nước đầy đủ) là điều dễ hiểu.I. Cắt ngồng hoa hồ điệp khi đã tàn 2/3Để lan hồ điệp nhanh chóng phục hồi khi Tết đã qua, bạn đừng nên tham bông. Khi thấy 2/3 số hoa trên các nhánh hoa đã tàn ta cắt các nhánh hoa đi. Cách cắt hoa hồ điệp sau khi tàn thế nào, mời bạn xem bài viết Vị trí cắt nhánh hoa hồ điệp.II. Xử lý các lá hồ điệp bị vàng héo Lá lan hồ điệp sau Tết thường bị héo, vàng úa hoặc nhiễm nấm bệnh là do 1 số nguyên nhân: Do nhiều yếu tố như trồng chung lan vào chậu to hoặc trong lúc vận chuyển hoa trong dịp Tết có thể làm các lá hồ điệp bầm dập dẫn đến vàng và thối lan. Người mua không chăm sóc lan hoặc cách chăm sóc của người chơi hoa trong suốt dịp Tết không đúng. – Nếu quan sát thấy tỉ lệ lá hồ điệp bị vàng úa chưa quá 1/3 lá thì bạn cố gắng giữ lá đó lại bằng cách dùng dao lam hoặc dao thật sắc, khoét bỏ phần bị lá bị hỏng. – Đối với các lá bị bệnh nhiều (xem thêm: nhận diện nấm bệnh trên lan hồ điệp), mặt sau lá có dấu hiệu nấm, nhện loang rộng….nên cắt bỏ hoàn toàn lá này.III. Thay chậu & xử lý phần gốc và rễ Bạn cần làm là bạn cần tháo rời từng cây ra khỏi chậu men và trồng chúng vào chậu mới, cách thực hiện như sau:– Bước 1: Cắt hết những rễ hư, thối, để khô ráo khoảng 2h cho vết cắt khô.– Bước 2: Chọn một vài cái chậu nhỏ bằng đất nung có nhiều lổ, hoặc chậu nhựa có móc treo để trồng từng cây Lan Hồ Điệp vào .– Bước 3: Chọn giá thể trồng bằng Than vụn. xơ dừa, zớn Trắng ChiLê…– Bước 4: Trồng cây Lan vào chậu (trồng hồ điệp tốt nhất bạn nên trồng bằng chậu đất nung có lỗ như hình bên dưới) chèn Than, zớn cho thật chặc, đảm bảo cho cây không bị lung lây.– Bước 5: Sau khi thay chậu bạn nên để chậu lan hồ điệp trong bóng mát và hãy tưới nước sau 3 ngày. Để cây nơi ánh sáng yếu, nơi hiên nhà, dưới tán cây, hoặc che hai lớp lưới sáng 70%, nếu có điều kiện nên che mưa cho những chậu Lan Hồ Điệp.– Bước 6: Định kỳ tưới nước, tưới phun phân qua lá cho cây, lúc nhỏ dùng phân N-P-K 30-10-10 hoặc 20-20-20 bổ sung thêm B1… Và định kỳ phun thuốc trừ nấm bệnh cho cây theo phương pháp 4 đúng. Bạn để ý nếu như chậu hồ điệp có rễ mọc ra ngoài thì phải màu bạc, trong chậu thì màu xanh. Nếu rễ mọc ra bên ngoài quá dài chứng tỏ là cây đang bị thiếu nước trầm trọng. Nếu được chăm sóc đúng cách thì chuyện để lan hồ điệp ra hoa vào mùa tết năm sau là điều không quá khó. Cũng như 2 cây hồ điệp bên hình bên dưới, tôi đã mua để chơi Tết 2014, sau 1 năm dưỡng lại thì tết 2015, những cây hồ điệp này lại nở hoa lần nữa.
- Các bài viết liên quan
- Kinh nghiệm chăm sóc hồ điệp nuôi cấy mô từ cây giống
- Nhân giống lan Hồ điệp
- Các cách nhân giống lan Hồ Điệp
- Kỹ thuật điều khiển ra hoa Lan Hồ Điệp
- Cách trồng các loại giống Hồ điệp – Phalaenopsis
- Ý nghĩa hoa lan hồ điệp
- Vài kinh nghiệm để trồng lan Hồ Điệp tốt hơn
- Lan hồ điệp
- Hồ điệp rừng Việt Nam
- Kỹ thuật trồng cây hoa lan hồ điệp trong chậu
- Giới thiệu tổng quát về lan hồ điệp
- Cách chăm sóc hoa lan hồ điệp cho hoa nở đẹp tươi lâu
- Cách xử lý khi lan hồ điệp héo lá, thối rễ
- Khắc phục lan Hồ điệp bị thối nhũn vào mùa mưa
- Lựa chọn một chậu lan hồ điệp đẹp thế nào?
- Một số mẹo chăm sóc lan hồ điệp
- Một số nguyên nhân làm hồ điệp vàng lá
- Tản mạn về lan Hồ điệp
- Tưới nước cho lan hồ điệp
- Thay chậu trồng hồ điệp bằng dớn trắng – Sphagnum moss
- Chăm sóc lan hồ điệp nuôi cấy mô
- Cách trồng lan hồ điệp nuôi cấy mô
- Chăm sóc lan hồ điệp nở hoa đúng Tết
- Kinh nghiệm để trồng tốt cây hồ điệp
- Kỹ thuật trồng lan hồ điệp trong nhà kính
- Kỹ thuật trồng lan Hồ điệp nuôi cấy mô
- Cách khắc phục lan Hồ Điệp rụng hoa thối nụ
- Chăm sóc lan Hồ điệp
- Hoa giống như bướm – Lan hồ điệp
- Lan Hồ điệp – Kinh nghiệm trồng và chăm sóc
- Bốn loại bệnh thường gặp trên lan Hồ điệp
- Biện pháp phòng trị một số sâu bệnh hại Lan hồ điệp
- Kỹ thuật trồng Lan Hồ Điệp
- Phong lan Hồ Điệp rừng Việt Nam
- Hiện tượng lá hồ điệp héo và nhăn
- Phương pháp nhân giống Invitro lan hồ điệp
- Bón phân cho lan Hồ điệp
- Giảm nhiệt độ để Hồ điệp ra hoa đồng loạt
- Hồ điệp Pale Tiệp Khắc