Sau tết chính là thời điểm cây mai trở nên suy yếu nhất, đất không còn tơi xốp và dinh dưỡng trong đất cũng không còn dồi giàu, vì thế việc chăm sóc mai sau tết và thiết lập lại đất cho cây mai là việc vô cùng cần thiết. Để cây mai sinh trưởng khỏe và tiếp tục cho hoa vào năm sau, bạn chỉ cần thục hiện các cách đơn giản sau để chăm sóc mai sau tết, cùng Nông Nghiệp Phố tìm hiểu ngay nhé.
I. Tại sao cần phải chăm sóc cây mai sau tết?
Mai là một loại cây kiểng được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt trong dịp mỗi dịp tết đến xuân về mai còn là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình người dân Nam Bộ. Sau những ngày khoe sắc rực rỡ, làm rộn ràng không khí mùa xuân, hoa mai bắt đầu tàn, cây dần suy yếu và cần được phục hồi, chăm sóc để có thể tiếp tục khoe sắc cho mùa tết năm sau.
Chi phí để mua một chậu mai đẹp khá cao nhưng chỉ chưng được trong vài ngày tết ngắn ngủi. Để tiết kiệm chi phí, việc chăm sóc mai sau tết là một giải pháp hiệu quả cho bài toán kinh tế.
II. Chi tiết các cách chăm sóc mai sau tết
1. Cắt tỉa hoa, cành nhánh
Thời gian phù hợp để tiến hành cắt tỉa mai là khoảng mùng 10 tháng giêng âm lịch, chậm nhất là ngày 20. Cắt bỏ hết hoa và nụ để tập trung dinh dưỡng nuôi cây. Tuy nhiên, chỉ nên cắt giữa cuống hoa hoặc cuống nụ và giữ lại cọng đài vì những vị trí này sẽ cho nhiều chồi mới.
Khi cắt bỏ hoa và nụ khiến nhiều người cảm thấy tiệc nuối, nhưng đổi lại sẽ giúp bạn có được một cây mai đâm hoa kết nhụy tuyệt vời trong năm sau. Cắt bỏ bớt những nhánh quá dài và những chỗ có nhánh quá dày để tạo dáng cho cây được hài hòa. Khi cắt tỉa nên chú ý kỹ giữ lại ở các nhánh cành ít nhất hai mắt lá. Điểm cắt tỉa cành nên cách mắt lá khoảng 5 mm. Nếu cắt đúng kỹ thuật này thì mỗi nơi cắt có thể sẽ mọc ra hai chồi mới.
Đồng thời, bạn cũng cần loại bỏ những cành cây quá dài hoặc bị nhiễm nấm, sâu bệnh. Nếu là cây mai ghép thì bạn phải cắt bỏ hết những nhánh nào không xuất phát từ nhánh ghép, để tập trung nuôi nhánh ghép. Căn cứ vào kích thước và dáng, thế cây mai mà bạn cắt tỉa, tạo dáng cho phù hợp, dáng cơ bản bản nhất là dáng cây thông, các cành trên sẽ ngắn hơn cành dưới. Để đơn giản, bạn có thể cắt bỏ 1/3 cành mai đi.
Việc cắt tỉa rất quan trọng vì sẽ giúp tạo lại tán lá và dáng cây. Và khi các cành cây bị cắt đi, chồi non sẽ phát triển thành cành mới theo mong muốn của bạn.
Sau khi cắt tỉa cho cây xong, tiến hành phun thuốc kích thích sinh trưởng cho mai đâm chồi mới. Dùng thuốc kích thích sinh trưởng Atonik hoặc Comcat kết hợp với vitamin B1 để phun là hiệu quả nhất. Phun liên tục 2 đến 3 lần mỗi lần cách nhau 5 đến 7 ngày.
Khi cây đã bắt đầu phục hồi nên đưa cây ra nắng để thích nghi dần, điều này sẽ giúp mai ra lá và đâm chồi nhanh hơn. Ngoài ra giai đoạn này cây phát triển bộ lá rất mạnh nên dễ bọ sâu bệnh tấn công các bạn nên phun phòng thuốc trừ sâu 10 ngày lần cho đến khi lá cây mai vừa già để bảo vệ bộ lá cho mai.
2. Vệ sinh cây
Hoặc bạn có thể dùng các hoạt chất tẩy rửa nấm mốc như Alexmax Copper, Benkona… pha theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì rồi phun vào cây, đặc biệt là những chỗ có nhiều nấm mốc.
3. Tiến hành thay đất cho cây mai trồng chậu
Bạn chỉ cần dùng kéo cắt tỉa chuyên dụng đã được khử trùng sạch để tỉa bớt rễ già hoặc rễ nhiễm nấm bệnh. Sau đó bạn nhẹ nhàng tạo bầu và từ từ nâng cây lên đem ra khỏi chậu cũ. Tiếp tục cắt bỏ những rễ còn quá dài, rễ chằng chịt bên dưới bầu, nhưng giữ lại rễ cám để hút chất dinh dưỡng. Sau đó vỗ nhẹ tay để rơi bớt đất trong bầu cũ ra. Chuẩn bị chậu và đất trồng mới để thay thế, chậu mới cần phải là chậu có kích thước lớn hơn so với chậu ban đầu.
Đất trồng mai nên chọn loại đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng. Tùy theo cách chăm sóc của mỗi người mà có rất nhiều tỉ lệ để trộn hỗn hợp đất trồng mai với các loại giá thể như: xơ dừa, trấu sống, đất thịt kết hợp thêm với một lượng 10 – 15% phân hữu cơ (phân bò, phân trùn quế, phân gà nhật…) theo lượng đất tương ứng trong chậu để cung cấp nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho đất.
Để tiện lợi, dễ dàng và nhanh chóng, bạn nên sử dụng đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên dùng cho hoa cây kiểng. Do đã được phối trộn đầy đủ dinh dưỡng, vi sinh vật ngăn ngừa nấm bệnh gây hại trong đất, cũng như đảm bảo độ tơi xốp, nên trong quá trình thay đất cho mai bạn không cần phải phối trộn thêm bất kỳ loại giá thể hay phân bón nào.
Sau khi thay đất cho cây xong nên đặt cây ở nơi bóng mát 1 đến 2 ngày rồi mới mang ra ngoài nắng. Dùng N3M để kích thích ra rễ cho cây, pha theo liều lượng được hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất sau đó tưới đẫm cho cây vào lúc chiều mát là tốt nhất. Việc sử dụng phân bón kích thích ra rễ cho cây được sử dụng liên tục 3 đến 4 lần, mỗi lần cách nhau 7 đến 10 ngày.
III. Một số lưu ý khi chăm sóc cây mai sau tết
– Nếu cây chỉ được cắt tỉa sơ qua, không bị mất sức quá nhiều có thể tiến hành thay đất cho cây ngay sau khi tỉa cành.
– Nếu cây cắt tỉa nhiều, có vết cắt lớn nên sử dụng keo liền da cây (Mỹ Tiến, Tree seal…) giúp vết cắt mau lành và bảo về cây tránh được các tác nhân xâm nhập qua vết cắt gây bệnh cho cây. Sau khoảng 1 tháng mới bắt đầu tiến hành thay đất cho cây.
– Khi vừa thay đất cho mai xong tuyệt đối không bón phân cho cây, vì bộ rễ không thể hấp thụ được dinh dưỡng, thậm chí phân có thể làm hư thối bộ rễ của cây. Việc bón phân bổ sung dinh dưỡng cho cây sẽ được tiến hành thực hiện sau 15 đến 20 ngày kể từ ngày thay chậu.
– Trong thời gian phục hồi cây mai sau tết, cây bắt đầu nảy chồi, ra lá non cùng với thời tiết nắng ấm là điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh, đặc biệt là bọ trĩ (bọ lạch) gây hại. Cần tiến hành phun thuốc kết hợp phòng trừ nấm bệnh và bọ trĩ gây hại bằng các loại thuốc trừ nấm như Anvil, Altracol… với thuốc đặc trị bọ trĩ như Radiant, Confidor….định kỳ 7 đến 10 ngày 1 lần cho đến khi lá già.
Bài viết “Bí quyết chăm sóc mai vàng sau tết để năm sau mai lại ra nhiều hoa” chính là những kinh nghiệm quý báu được sẻ chia từ những chuyên trồng mai rất nhiều năm nên rất đáng tin cậy và có thể áp dụng ngay trên chính cây mai vườn nhà bạn.