Cách ủ hạt măng tây đúng cách, nảy mầm nhanh – Lisado Foods

Không phải ai cũng biết cách ủ hạt măng tây đúng để hạt nảy mầm với tỉ lệ cao nhất. Kỹ thuật ủ hạt măng tây phải được chú trọng từ việc chuẩn bị các nguyên liệu đến việc tiến hành các bước ngâm và ủ mầm.

1. Chuẩn bị nguyên liệu ủ hạt giống

  • Hạt giống

Măng tây có rất nhiều giống khác nhau như măng trắng, măng xanh, măng tím… Đối với từng giống măng, bà con cần phải chọn loại hạt giống măng tây chất lượng để đảm bảo cây phát triển tốt.

Lựa chọn hạt giống măng tây chất lượng để ủ

Một số loại hạt giống măng tây thường gặp:

  • Hạt giống thuần (dòng F1): Loại hạt này cho năng suất cây măng cao nhất, khả năng kháng nấm bệnh tốt, dễ trồng và thu hoạch, tuy nhiên, giá hạt giống tương đối cao.
  • Hạt giống lai (dòng F2): Dòng hạt giống lai vẫn đảm bảo chất lượng hạt tốt, cây nhanh phát triển, giá cả hợp lý.
  • Hạt giống tạp (dòng sau F2): Loại hạt này thường được lấy từ trái chín đổ của cây sau dòng F2, năng suất thấp hơn hạt giống thuần.

Khi chọn hạt giống, bà con cần mua ở các địa chỉ tin cậy, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cụ thể là các vườn ươm giống uy tín tại các tỉnh, tránh nhầm lẫn với hạt giống cây dương dùng để làm cảnh.

  • Giá thể

Cây măng tây phù hợp để trồng ở môi trường đất có thành phần cơ giới nhẹ, lớp đất tơi xốp, giàu mùn, chứa nhiều chất hữu cơ và có khả năng thoát nước tốt. Vì thế, bà con nên chọn đất phù sa, đất đỏ hoặc đất xám, thịt nhẹ và pha cát để trồng măng tây trên diện rộng.

Chuẩn bị giá thể trồng măng tây

Nếu trồng măng tây trên diện tích nhỏ thì nên trộn đều giá thể gồm các loại vật liệu chính theo tỉ lệ 1/3 đất sạch có pha cát nhẹ, 1/3 phân rác cùng tro trấu, mạt cưa, xơ dừa…, và 1/3 phân trùn quế có rắc lân.

Rất hay:  Cách điệu hoa lá: Tạo ra vẻ đẹp tự nhiên cho không gian sống của bạn

2. Các bước tiến hành ủ hạt giống măng tây

Bước 1: Xử lý và phơi hạt trước khi ủ

Hạt giống măng tây vỏ rất cứng, trước khi tiến hành ươm, nên đem hạt ra phơi nắng khoảng 2- 3 giờ. Tốt nhất là nên phơi hạt dưới nắng sáng từ 9h đến 11h hoặc buổi chiều từ 14h đến 16h để làm cho hạt giống khô và tăng khả năng hút nước.

Sau khi phơi, xả nước lạnh để rửa sạch toàn bộ bụi bẩn, loại bỏ các hạt giống bị hư, lép lửng. Có thể ngâm thêm hạt giống trong các loại dung dịch kích thích phát triển rễ như GA3, NAA, Auxin hoặc chế phẩm kích thích sinh trưởng Wehg, Agrostim… khoảng 30 phút.

Bước 2: Pha nước ấm

Pha nước ấm với tỉ lệ 2 phần nước lạnh 3 phần nước sôi, mức nhiệt của nước trung bình khoảng 45- 60 độ C. Nhiệt độ ấm sẽ làm hạt có tỉ lệ nảy mầm cao hơn.

Bước 3: Ngâm hạt trong nước ấm

Cho từ từ và rải đều hạt giống cần ngâm vào bên trong khoang nước ấm, có thể sử dụng các loại hộp nhựa có kích thước lớn. Đối với loại hạt có vỏ dày như măng tây, thời gian ngâm trung bình từ 20- 24 giờ.

Nên bắt đầu ngâm hạt từ 5- 6h sáng, trong thời gian ngâm, nước cần được thay thường xuyên, ít nhất 3- 4 tiếng/lần để đảm bảo nhiệt độ.

Bước 4: Vớt và ủ hạt giống đã ngâm

Khi vỏ hạt bắt đầu mềm, nảy nảy mầm trắng, sử dụng ray để vớt toàn bộ hạt giống đã ngâm, chà rửa lại hạt giống thật sạch để tránh mùi chua và nước nhớt do hóa chất bảo quản hạt giống để lại. Lúc này, hạt giống sẽ có màu đen bóng.

Rất hay:  Đa thức là gì? - Hướng dẫn giải bài tập SGK Toán 7 - Itoan

Ủ hạt giống măng tây

Có hai phương pháp để ủ hạt:

  • Đối với khu vực có diện tích trồng lớn với số lượng hạt nhiều:

Bà con sử dụng tấm lưới tối màu, rải bên dưới một lớp tro trấu hoặc mùn, dày khoảng 1,5cm. Lót thêm một tấm lưới và tiếp tục rải tro thêm 1 lớp rồi mới rải hạt đã ngâm lên trên. Cuối cùng, phủ thêm một lớp tro dày 1cm kín trên lớp hạt để ủ.

Trong khi ủ, hạt giống cần được tưới nước ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều mát để tăng độ ẩm.

  • Đối với khu vực ủ hạt và trồng tại nhà với số lượng hạt ít:

Để hạt ráo nước, dùng một tấm vải ẩm đặt trên bề mặt phẳng để ủ hạt. Khăn thẩm ẩm 50%, đã khử trùng bằng nước sôi, lót bên dưới bằng một lớp khăn lạnh. Trước tiên, trải đều hạt ra trên bề mặt khăn và sử dụng một khăn ẩm khác đậy kín lên phía trên và buộc lại. Cho gói hạt giống vào trong hộp, đậy nắp và đặt ở nơi tối.

Cả hai phương pháp ủ này đều sẽ duy trì được độ ẩm và kích thích hạt nảy mầm. Trong khi ủ, thường xuyên mở bọc khăn ra, kiểm tra chất lượng hạt, tăng thời gian trao đổi dưỡng khí cho hạt và gắp những hạt đã nảy mầm để ươm trước.

Hạt giống măng tây đã nảy mầm

Nếu thời tiết ấm, trong khoảng 2- 3 ngày, hạt sẽ bắt đầu nảy mầm, có rễ non và có thể ươm trồng. Những hạt chưa nứt nên đem ủ tiếp để ươm mầm cho lần sau. Ngược lại, dưới trời lạnh, hạt giống sẽ mất 1- 2 tuần để nảy mầm.

Rất hay:  3 Cách Đổi Độ F Sang Độ C Nhanh Chóng, Chính Xác Nhất - hctech

3. Cần chú ý gì trong quá trình ủ hạt giống măng tây

Quá trình ủ hạt măng tây không đòi hỏi nhiều kỹ thuật nhưng cần phải tiến hành một cách cẩn thận để tăng tỉ lệ hạt nảy mầm. Đặc biệt, nhà nông cũng cần lưu ý một số điều quan trọng khi ủ hạt.

  • Trong năm, có 2 vụ mùa chính để trồng măng tây, bà con nên chọn những thời điểm có nhiệt độ khoảng 25- 30 độ C để ủ hạt.
  • Không nên ngâm và ủ tất cả hạt giống măng tây trong một lần mà chia nhỏ số lượng hạt giống ra để hạt nảy mầm nhanh hơn. Mỗi đợt ươm nên ngâm khoảng 4000 đến 6000 cây là vừa phải, tránh rủi ro khi nhiều hạt không nứt.
  • Trong khi ủ hạt bằng vải hoặc khăn ẩm, nếu hạt lâu nảy mầm, nhà nông có thể tăng nhiệt độ bằng cách sử dụng bóng đèn 45w- 60W để xông.
  • Không nên ủ đi ủ lại những hạt đã nảy mầm để hạn chế hạt bị hỏng.
  • Hạt đã ủ khi ươm mầm không được trồng quá sâu bởi độ dày của đất quá cao sẽ làm cho hạt dễ bị thối.

Thời gian mỗi vụ ươm mầm và trồng măng tây thường kéo dài khoảng 1- 3 năm, mỗi lần trồng có thể thu hoạch trong nhiều vụ. Loài cây này hứa hẹn sẽ đem lại nhiều giá trị và hiệu quả kinh tế cao cho bà con.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Cách trồng măng tây đúng kỹ thuật, năng suất cao để hiểu rõ hơn về quy trình trồng và chăm sóc nhé.