Chuyên gia chia sẻ cách trồng nấm linh chi cho hiệu quả vượt trội
8 lợi ích cho sức khỏe của nấm linh không phải ai cũng biết
1. Ngăn ngừa ung thư
Phát hiện vô cùng ngỡ ngàng khi trong nấm linh chi có chứa hơn 400 hoạt chất có tác dụng cải thiện sức khỏe. Nấm linh chi có vị nhạt, tính ấm, giúp bồi bổ cường tráng, bổ can chí, an thần và tăng trí nhớ nếu xét trên phương diện Đông y.
Bên cạnh đó, theo y học hiện đại, qua nhiều nghiên cứu cho thấy trong nấm linh chi có germanium hoạt chất giúp tế bào hấp thụ oxy tốt hơn, kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Đồng thời còn có polysaccharide trong nấm sẽ làm tăng sự miễn dịch trong cơ thể, làm mạnh gan, diệt tế bào ung thư.
2. Chống trầm cảm
Đã có rất nhiều bằng chứng chỉ ra rằng, sử dụng nấm linh chi có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của chứng lo âu và trầm cảm. Ngoài ra, những ai thường xuyên cảm thấy cơ thể mệt mỏi hoặc lao lực vì công việc thì đây cũng là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá.
3. Ổn định lượng đường trong máu
Đã từng có một bài viết nghiên cứu khoa học trên tạp chí Phytooolization cho thấy, nấm linh chi có thể hạ thấp lượng đường trong máu và insulin. Điều này sẽ giúp cải thiện cách thức cơ thể sử dụng chất insulin để vận chuyển đường từ máu đến các mô. Từ đó, kiểm soát tốt lượng đường trong máu, hạn chế nhiều vấn đề tiêu cực cho sức khỏe.
4. Tăng sức khỏe tim mạch
Nấm linh chi còn được chứng minh rằng có thể làm tăng hàm lượng cholesterol tốt và giảm triglyceride. Đây là 2 chất hỗ trợ trong việc ngăn ngừa đông máu trong các mạch máu và động mạch. Khi chỉ số của 2 chất này tăng lên đồng nghĩa với việc sẽ giảm tình trạng viêm và huyết áp. Từ đó tăng cường sức khỏe tim mạch cho cơ thể.
5. Hỗ trợ hệ miễn dịch
Rất nhiều người đã truyền tai nhau rằng nấm linh chi tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Đây không chỉ là lời đồn mà còn được khẳng định bởi một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Dược lý. Sở dĩ loài nấm này có thể hỗ trợ hệ miễn dịch bởi một số phân tử của nó có khả năng làm tăng hoạt động của bạch cầu, chống lại nhiễm trùng và các tế bào ung thư trong cơ thể.
6. Tăng cường chức năng gan
Nấm linh chi đóng vai trò như chất thích nghi, hỗ trợ cho các hoạt động của gan và ngăn ngừa các bệnh về gan. Các nhà khoa học có chuyên môn đã kết luận rằng, trong loài nấm này có chứa chất chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ, có đặc tính bảo vệ và có thể cải thiện tốt chức năng gan.
7. Phòng ngừa dị ứng, hen suyễn
Sau khi phân tích cho thấy, nấm linh chi chứa triterpenes – một loại axit ganoderic “thần kỳ” giúp giảm kích ứng và phản ứng histamine liên quan đến hen suyễn. Điều này đã giải thích rằng tại sao nấm linh chi được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên cho bệnh hen suyễn vô cùng an toàn và lành tính.
8. Chữa nhiễm trùng
Điều khác biệt và ưu điểm ở nấm linh chi so với các loại nấm khác chính là nó có chứa triterpenes – thành phần bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm virus, vi khuẩn và nấm vô cùng hiệu quả.
Chia sẻ cách trồng nấm linh chi từ các chuyên gia
1. Thời vụ trồng
Trước khi bắt tay vào trồng nấm linh chi, mọi người thường quan tâm đến thời điểm nào là thích hợp. Câu trả lời chính là loại nấm này hầu như có thể trồng được quanh năm. Nhưng tốt nhất là từ khoảng tháng 1 đến tháng 9 mỗi năm. Bởi sau thời gian này là đến mùa mưa, độ ẩm sẽ cao. Đồng nghĩa với việc trồng nấm dễ bị mối mọt, sâu bệnh nên nấm phát triển không toàn điện và năng suất cũng không đạt được tốt như mong đợi.
Tuy nhiên, nếu như trang bị kỹ thuật tốt, nhiều trang trại vẫn có thể trồng linh chi từ tháng 9 trở đi mà vẫn đảm bảo năng suất. Mỗi năm có thể trồng nấm linh chi từ 2 đến 4 vụ tùy vào nguồn giống và khả năng chăm sóc. Bởi có loại trồng từ 3 tháng đã có thể thu hoạch, nhưng có loại cần đến 7 – 8 tháng thậm chí sau 1 năm.
Theo như lời khuyên của những người đã có thâm niên lâu năm trong nghề tại Việt Nam thì nên chọn giống nuôi trồng 3 – 4 tháng. Vì chúng phù hợp với thời tiết cũng như cho ra năng suất cao hơn.
2. Nguồn nguyên liệu
Có thể liệt kê ra một số nguyên liệu tiêu biểu cần có để trồng linh chi như: gỗ xốp, gỗ mềm không chứa độc tố (gỗ mít, gỗ cao su,… ), cây thuốc cam thảo, mùn cưa,… Đặc biệt, trong các nguyên liệu kể trên, một số loại còn bổ sung thành phần thiết yếu để nấm phát triển được đầy đủ dưỡng chất.
Khi trồng nấm linh chi, tốt nhất nên chọn mùn cưa của gỗ cao su, kết hợp với các khoáng chất tự nhiên, bột ngô, bột cám, CaCO3, MgSO4,…nguồn nước sạch và không chứa tạp khuẩn.
Sau khi đã chuẩn bị đủ thì trộn các nguyên liệu trên lại và ủ mùn cưa. Áp dụng cách thức này sẽ giúp cho mùn cưa lên men và tỏa nhiệt. Từ đó làm bay hơi các chất ẩm không cần thiết, gây độc hại. Đồng thời mùn cưa lúc này cũng có không gian để hấp thụ nước nhiều hơn, khiến cho vi khuẩn bị phân hủy và tiêu diệt được các mầm gây bệnh. Khi ấy thành phẩm thu được sẽ chứa đựng chỉ toàn nguồn dưỡng chất sạch.
Lưu ý, nên sàng qua lại bãi mùn cưa để kiểm tra xem có các tạp chất, sỏi đá hay các tạp chất nào có trong mùn cưa không. Tránh tình trạng để tránh nấm bị hấp thụ sai dưỡng chất. Thao tác này còn giúp kiểm tra xem có loại vật nào cứng, sắc nhọn để khi đóng bịch nấm không bị rách làm mất đi chất lượng nuôi trồng. Ngoài chọn đúng và đủ thì độ ẩm của mùn cưa và các nguyên liệu đi kèm cũng rất quan trọng.
Trước khi bắt tay vào trồng linh chi nên ủ mùn cưa từ 8 tiếng trở lên và không quá 1 tháng sao cho bốc hơi và ở trạng thái khô. Bởi mùn khi ẩm ướt sẽ làm sản sinh ra nhiều loại vi khuẩn ăn mòn tơ nấm bên trong.
3. Đóng bịch phôi
Bước này đòi hỏi người thực hiện phải có được sự chuyên nghiệp nhất định. Bởi thao tác đóng cần chắc chắn sao cho bịch căng cứng và thật chặt. Trọng lượng phôi nấm cần phải tính chính xác để không nên dư dưỡng chất cũng không được thiếu.
4. Thanh trùng
Đây là kỹ thuật chuyên biệt và cực kỳ quan trọng khi trồng linh chi mà người làm cần phải nắm rõ. Khâu thanh trùng này sẽ tiêu diệt được toàn bộ các loại vi sinh có trong bịch phôi nấm bằng cách hấp cách thủy nhiệt với nhiệt độ khoảng 100 độ C. Khoảng thời gian cần thanh trùng trong là từ 10 đến 12 tiếng. Quá trình này cần có đủ hơi nước tác động, nhiệt độ luôn đạt ở mức chuẩn xác nhất.
Sau khi hấp thanh trùng xong thì giảm nhiệt độ xuống còn 50 độ C. Tiếp đó là lấy toàn bộ các bịch phôi mới hấp ra khỏi lò. Tuyệt đối không hấp nhiệt độ quá cao vì sẽ dẫn đến cháy, chảy bịch phôi.
5. Cấy giống vào bịch
Muốn nâng cao năng suất thì cần phân loại nguồn giống,. Đây là yếu tố phải thực hiện thường xuyên và theo dõi sát sao nếu không nấm sẽ bị nhiễm bệnh, sụt giảm năng suất, thoái hóa,…
Cần chuẩn bị những dụng cụ sau: bàn cấy, cồn sát trùng, chai giống, que kẹp, đèn cồn đã được khử trùng toàn bộ.
Thực hiện theo 1 trong 2 phương pháp sau:
- Cách 1 là cấy giống trên thanh gỗ: Tạo lỗ cho bịch phôi có đường kính khoảng 2cm và có độ sâu 15cm. Khi cấy giống vào cần để cạnh đèn cồn, gắp từng que ở túi giống cấy rồi nhẹ nhàng vào túi nguyên liệu.
- Cách 2 là cấy giống bằng hạt: Sử dụng que cấy khều nhẹ hạt giống sao cho đều trên bề mặt bịch nguyên liệu. Tuyệt đối không làm dập nát giống. Lấy khoảng 10-15 gam giống cho vào bịch nguyên liệu.
6. Ủ nuôi tơ
Giai đoạn này điểm cần lưu ý chính là cung cấp đủ lượng oxy cho phôi và giảm nhiệt độ, độ ẩm để tránh nấm mốc phát triển gây hư hại phôi. Sau bước cấy, cần bảo quản các bịch giống nấm và mang đến nhà ủ nấm. Phải giữ vệ sinh sạch sẽ phòng ủ nấm trước khi tiến hành vào giai đoạn này.
Tạo được không gian thoáng mát, độ ẩm không được cao, giảm nhiệt độ và cung cấp nhiều oxy cho cây nấm để hạn chế các loại nấm mốc độc hại phát triển. Thông số của độ ẩm chuẩn tại nông trại phải từ 75% – 85% và nhiệt độ khoảng 20 – 30 độ C kèm theo ánh sáng tự nhiên của mặt trời. Người trồng có thể điều chỉnh cho ánh sáng yếu hơn một chút nhưng không được quá tối.
Cần đảm bảo cho nhà ủ phôi trong mùa mưa không bị dột, không để chung với các cây nấm khác. Và cần phải vệ sinh xịt thuốc diệt khuẩn và rắc vôi trước khi thực hiện. Phôi nấm trong khi ủ tơ cần đặt trên kệ treo, tránh hơi ẩm của đất làm hư phôi. Trong thời gian ủ không nên tưới nước và tuyệt đối không di chuyển tránh trình trạng hư phôi.
Người trồng nên theo dõi liên tục quá trình tơ nấm phát triển thành sợi nấm. Khi sợi nấm phát triển đến khoảng một nửa trong bịch là bắt đầu hình thành quả thể. Lúc này bạn nên tháo lớp bông ở cổ bịch ra cho nấm có không gian vươn ra ngoài để không bị kẹt ở bên trong.
Chờ đến khi tơ nấm phát triển đủ và phủ đều bịch là lúc bắt đầu giai đoạn phát triển của quả thể, phôi hoàn tất và có thể tưới nước được. Chỉ cần giữ nhiệt độ dao động từ 25 – 28 độ và độ ẩm là 90% là chuẩn.
Đúc kết từ kinh nghiệm cho thấy, thời gian ủ phôi giống càng ngắn kèm theo tơ trắng phát triển nhanh thường sẽ không cho năng suất cao. Bởi khi đó, nấm trưởng thành sẽ nhỏ và mỏng hơn.
7. Chăm sóc và thu thành phẩm
Có 2 phương thức chăm sóc nấm phổ biến nhất là: phủ đất trồng nấm và nuôi ngay trong bịch phôi. Sau khi phôi nấm lớn lên hơn, nó sẽ được phủ đất để tiếp tục chăm sóc. Lúc này bạn cần lưu ý không nên tưới lượng nước để tránh đất có độ ẩm cao sẽ dễ bị nhiễm bệnh cho nấm. Thời gian tiêu chuẩn để phủ đất là từ 7 – 10 ngày. Trong giai đoạn này cần điều chỉnh nhiệt độ đạt 75 -90% và mỗi ngày nên tưới nước 1 lượng nhỏ lên nền đất.
Người trồng nấm linh chi nên duy trì độ ẩm và không khí thoáng mát từ khi nấm nhô ra khỏi mặt đất và bắt đầu phát triển cho đến khi thu hoạch. Tốt nhất là mỗi ngày nên phun sương nhẹ khoảng 3 đến 4 lần tùy theo thời tiết. Bạn cần thực hiện quá trình chăm sóc này cho đến khi tai nấm bắt đầu phát triển lớn và có bào tử nấm linh chi xuất hiện. Lưu ý ngưng tưới nước trước khi thu hái khoảng 10 ngày.
Phương pháp phủ đất này sẽ giúp cho nấm phát triển nhanh. Tuy nhiên, nhược điểm của cách này là sẽ chiếm diện tích rất lớn. Bên cạnh đó nếu đất không được xử lý kỹ lưỡng còn có khả năng gây nhiễm khuẩn cho nấm linh chi.
Nấm linh chi được nuôi trồng theo mô hình tại Việt Nam đa phần đều được áp dụng phương pháp nuôi trồng trên bịch phôi. Dùng phương pháp này sẽ giúp cho cơ sở sản xuất nấm của bạn tiết kiệm được đáng kể diện tích trồng, loại bỏ được các loại mầm bệnh gây hại. Người trồng sẽ thu hoạch nấm bằng kéo hoặc dao chuyên dùng khi nó đã trưởng thành.
Khi cắt thì chỉ cắt phần thân tai nấm sát gốc và tiếp tục nuôi nấm thêm 1 đợt nữa theo cách nuôi trồng ban đầu. Tỉ lệ năng suất ở đợt 2 này khi thu được sẽ giảm thiểu so với đợt 1. Theo đúng chuẩn thì cứ mỗi 3kg nấm linh tươi sẽ thu được 1kg linh chi khô. Tương đương mỗi 1000 bịch phôi nấm sau khi thu hái và phơi khô sẽ cho ra khoảng 16 đến 20kg khi bán ra thị trường. Đó chính là lý do vì sao nấm khô được bán với mức giá cao vì toàn bộ quá trình trồng rất cầu kỳ nhưng lại chỉ thu hoạch được số ít.
Sau mỗi mùa vụ, người trồng cần phải xử lý lại trang trại trước khi bước vào mùa vụ tiếp theo để tránh bị ẩm mốc, tồn dư của đợt trước làm ảnh hưởng năng suất. Thông thường những người trồng nấm linh chi tại Việt Nam sẽ thanh trùng bằng formol với nồng độ 1%. Nếu có ý định nuôi trồng loại nấm này thì trước đó từ 1 – 2 năm cần đảm bảo rằng nơi nuôi trồng không bị ô nhiễm, nhiễm bệnh. Nếu tình trạng này có xảy ra trong quá trình trồng nấm thì cần phải tìm ngay các biện pháp xử lý kịp thời hoặc thay đổi khác lý tưởng hơn.
Cách bảo quản nấm linh chi tốt nhất
Bảo quản nấm linh chi vừa thu hoạch xong là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng và giá bán của nấm. Quá trình bảo quản cần phải được thực hiện đúng cách và trong điều kiện thích hợp để tránh bị các loại nấm mốc xâm nhập.
Sau khi thu hoạch cần làm sạch đất và bụi bẩn bám trên bề mặt nấm linh chi, sau đó mang đi sấy khô. Có 3 cách để sấy khô nấm linh chi.
- Sấy khô nấm linh chi bằng phương pháp truyền thống: đây làm phương pháp sử dụng ánh nắng mặt trời để làm khô nấm linh chi. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, thời gian phơi thường mất 2-3 ngày. Nếu thu hoạch vào mùa mưa thì đây không phải là phương án khả thi.
- Sấy khô bằng các loại máy sấy nóng thông dụng: với phương pháp này, nấm linh chi sẽ được sấy khô ở nhiệt độ cao. Thời gian sấy được rút ngắn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, việc sấy ở nhiệt độ cao sẽ làm mất đi số chất dinh dưỡng và làm biến đổi màu sắc của nấm linh chi.
- Sấy thăng hoa nấm linh chi: phương pháp này được đánh giá là tối ưu nhất hiện nay, thường được dùng để sấy các nguyên liệu cao cấp như đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, tổ yến, sữa ong chúa,…. Sấy thăng hoa sẽ cấm đông nấm và khử nước trong môi trường chân không. Nhờ đó đảm bảo giữ nguyên hình dáng, màu sắc và chất dinh dưỡng của nấm linh chi. Nếu bảo quản đúng cách hạn sử dụng của nấm linh chi sấy thăng hoa có thể lên đến vài năm.
Trồng nấm linh chi tại nhà theo công nghệ hiện đại
Nếu như đang ấp ủ dự định tự trồng nấm linh chi tại nhà, các bạn nhất định không nên bỏ qua một số loại máy móc thiết bị hỗ trợ để giúp cho quá trình này đạt năng suất với chất lượng cao nhất.
Và công ty cổ phần đầu tư Tuấn Tú là nơi cung cấp tất cả các loại máy móc cần thiết cho bà con, cụ thể là: máy phối trộn nguyên liệu, máy đóng bịch phôi nấm, máy băm gỗ, xơ dừa, máy băm vỏ dừa, rơm khô, …
Tất cả công dụng cũng như hướng dẫn sử dụng của từng loại máy này đều được liệt kê rất chi tiết. Những ai đang có nhu cầu nuôi nấm linh chi theo công nghệ mới, chỉ với vài thao tác đơn giản, thu được sản phẩm chất lượng thì hãy tham khảo bài viết này:
- Tư vấn máy móc thiết bị trồng nấm theo công nghệ hiện đại
Sau khi biết rõ cách trồng nấm linh chi qua từng giai đoạn, người trồng chỉ cần làm theo các phương pháp trên kết hợp cùng với máy móc công nghệ hiện đại. Từ đó, chắc chắn sẽ thu được những thành phẩm chất lượng, mang đến hiệu suất kinh tế vượt ngoài mong đợi.