1. Giống
– Hiện nay rau muống nước chủ yếu sử dụng giống địa phương bao gồm giống thân tím và thân trắng, nhưng giống thân trắng được thị trường ưa chuộng .
– Rau muống nước rất dễ nhân giống, có thể lấy giống từ ruộng rau đang thu hoạch hoặc có thể chọn những đoạn thân bánh tẻ có mang nhiều đốt hoặc có thể tách từng khóm nhỏ mang nhiều nhánh con để trồng..
2. Thời vụ
Rau muống có thể trồng quanh năm và có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, trong mùa mưa thường bị nhiễm bệnh hơn mùa khô
3. Đất trồng
a. Chọn đất
– Có thể trồng trên nhiều loại đất: đất sét, đất cát, đất pha cát, đất ẩm giàu mùn hoặc đất được bón phân hữu cơ, có độ pH= 5,3 – 6,5, chủ động được nguồn nước, cách li khu vực có chất thải công nghiệp từ 1-2km, với chất thải sinh hoạt từ khu đô thị phải ít nhất 200m, cách xa đường quốc lộ ít nhất 100m, không tồn dư hoá chất độc hại và dư lượng kim loại nặng.
– Nếu trồng cạn (trồng rau muống hạt) cần lên liếp rộng 1,2 – 1,5 m; cao 12 – 15 cm và cao hơn 20 cm vào mùa mưa.
– Trồng ruộng nước: Đất trồng là đất thoát nước, nước không tù đọng, có rãnh thay nước thường xuyên.
b. Làm đất
Đất trồng phải được cày bừa kỹ, san phẳng ruộng, làm sạch cỏ, vén rỗng xung quanh ruộng và phân thành từng rò (chiều rộng từ 6-8m, dễ thoát nước, bón phân và phun thuốc). Trước khi cấy cần bón phân lót.
4. Phân bón
Phân bón nếu lạm dụng sẽ là nguồn gốc mang các yếu tố gây ô nhiễm rau như Nitrat, kim loại nặng và các vi sinh vật gây bệnh. Vì vậy trong việc trồng rau an toàn cần đặc biệt chú ý phân bón và cách bón phân.
– Cần tăng cường sử dụng phân hữu cơ bón cho rau. Phân chuồng cần phải được ủ hoai mục, kết hợp sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh đã chế biến và tro trấu. Tuyệt đối không bón phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươi pha loãng để tưới rau, không bón phân rác.
– Sử dụng cân đối phân hóa học N-P-K, bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau. Ngoài ra, có thể sử dụng phân bón lá và bón phân kết thúc trước khi thu hoạch ít nhất 5-7 ngày.
Ghi chú: Dấu * là bón thúc (phân đạm urê có 3 lần bón thúc, 7 ngày bón 1 lần)
– Tùy theo cách trồng mà người dân có thể sử dụng lượng phân khác nhau:
Đối với trồng mới
+ CT1,CT2,CT3 đều bón lót toàn bộ phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, tro trấu, phân kali, phân super lân hoặc lân sông Gianh trước khi trồng mới.
+ Riêng phân đạm urê bón thúc làm 3 lần, mỗi lần 50-60kg/ ha, 7 ngày bón 1 lần.
Đối với gốc cũ
+ Đối với gốc cũ thu hoạch tiếp, bón phân thúc gồm các loại: phân hữu cơ vi sinh, tro trấu, phân đạm, urê.
+ Riêng phân đạm urê bón thúc làm 3 lần, mỗi lần 50-60kg/ ha, 7 ngày bón 1 lần.
5. Mật độ, khoảng cách
– Rau muống là loại rau lưu gốc nên sau khi thu hoạch chỉ nên để lại gốc từ 2 – 3 đốt. Nếu để lại nhiều đốt thì chồi nhiều nhưng nhỏ.
6. Phòng trừ sâu bệnh
Nên áp dụng các biện pháp quản lý phòng trừ tổng hợp (IPM) ngay từ trong đất. Rất nhiều loài sâu bệnh hại rau quan trọng tồn tại và lây nhiễm vào cây từ đất, điển hình như bọ trĩ, sâu xanh da láng, sâu khoang, các loại bệnh như tuyến trùng, lở cổ rễ, héo vàng v.v… Các biện pháp tác động vào đất như làm đất kỹ, thoát nước, xới xáo, bón phân hữu cơ hoai mục và phân vi sinh không những làm cho cây sinh trưởng khỏe mạnh, trực tiếp diệt sâu hại, điều quan trọng là tạo nên một hệ sinh vật trong đất theo hướng có lợi cho cây rau (phát triển sinh vật có ích, hạn chế sinh vật có hại). Đối với một số tác nhân gây bệnh quan trọng như tuyến trùng, các nấm Fusarium, Rhizoctonia … biện pháp dùng thuốc hóa học rất ít hiệu quả mà còn để lại nhiều dư lượng chất độc, trong đó biện pháp đối kháng sinh học trong đất mới là cơ bản.
Dịch hại chính trên rau muống là: Sâu khoang, rầy xám, nhện đỏ, sâu baba, ốc bươu vàng, bệnh gỉ trắng, đốm lá, bệnh vàng lá, thối nhũn. Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với dịch hại rau muống sẽ hiệu quả cao như:
a. Vệ sinh đồng ruộng: bắt ốc, ngắt bỏ ổ trứng ốc, sâu khoang.
b. Trong mùa mưa: rau muống hạt trồng cạn có thể trồng trong nhà lưới hoặc che phủ bạt nylon để tránh đất cát bám lên cây dễ nhiễm các loại sâu bệnh và bón phân cân đối để hạn chế ngăn ngừa bệnh hại rau muống có hiệu quả
c. Biện pháp hoá học:
Khi sâu bệnh ở mật số cao có thể gây hại đến năng suất thì nên dùng thuốc BVTV như sau:
– Sâu khoang (Spodoptera litura), Sâu xanh ( Helicoverpa armigera): Dùng các loại thuốc ít độc như nhóm Abamectin, các loại chế phẩm vi sinh: thuốc có nguồn gốc từ Bt như Biocin, Depel…, có nguồn gốc NPV như Vicin, Seba… hoặc dùng thuốc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem. Có thể dùng thuốc gốc cúc tổng hợp nhưKarate, SecSaigon.
– Rầy xám : ( Tettigoniella sp.): Dùng Butyl, Trebon, Actara, Oshin và Admire.
– Nhện đỏ: Dùng Nissorun, Comite…
– Sâu ba ba: Taiwania circumdata thường gây hại trên các ruộng rau muống bè. Phòng trừ: phải diệt được cả sâu non và sâu trưởng thành, có thể sử dụng các loại thuốc Sherpa 20 EC, Regent 80 WG, Sumicidin 10 EC…
-Bệnh trên rau: có thể dùng Monceren, Ridomyl MZ, Mexyl-MZ, Coc 85, Rovral, Hạt vàng Thio-M và Carbenzim…