Cách ươm sen đá bằng lá là phương pháp nhân giống không quá khó, dễ thực hiện và cho hiệu quả năng suất khá cao. Sau đây, cùng Mucwonen tìm hiểu chi tiết về phương pháp trồng sen đá bằng lá này nhé!
Ươm sen đá bằng lá có được không?
Trồng sen đá bằng lá giống như chiết cành, có thể lấy một chiếc lá từ một cây sen đá khỏe mạnh rồi ươm cho lá mọc rễ và trồng cho ra một cây mới. Thực hiện cách này vừa tiết kiệm nhiều thời gian chăm sóc cho cây lên lá lại, vừa không đòi hỏi quá cao về kỹ thuật và có thể hoàn toàn làm tại nhà.
So với cách trồng sen đá từ hạt thì cách nhân giống từ lá có thể giữ lại ngọn cây cũ. Bên cạnh đó còn có thêm cây con từ phần gốc lại thêm được nhiều bé sen đá nảy mầm từ lá.
Cách ươm sen đá bằng lá
Chuẩn bị
- Một cây sen đá khỏe mạnh
- Một chậu tùy thích
- Đất trồng
- Đồ dùng khi trồng: xẻng nhỏ, dao nhỏ, kéo…
Chọn cây nhân giống
Nên lựa cây khoẻ mạnh, trưởng thành và không bị bệnh. Dùng tay ngắt lấy lá hoặc tận dụng lại những chiếc lá rụng còn tươi tốt. Đây cũng là cách được nhiều người áp dụng khi trồng sen đá bằng lá.
Đất trồng
Đất nhân giống sen đá và đất trồng sen đá thông thường có sự khác nhau. Nó cần phải có độ tơi xốp, giữ ẩm tốt, ở trên bề mặt có độ mịn để lá có thể bén rễ dễ dàng và không bị úng nước.Người trồng thường trộn đất ươm sen đá theo cách trộn hỗn hợp trấu cùng mùn dừa đã qua xử lý để giữ độ ẩm và phân hữu cơ để cung cấp dưỡng chất.
Bên cạnh đó, cần chú ý thời điểm nhân giống sen đá bằng lá. Mùa xuân là thời điểm thích hợp nhất để ươm mầm các loại sen đá. Vì nhiệt độ mùa này phù hợp cho sự phát triển của những cây con. Hoặc vào các mùa khác trong năm có thể nhân giống; tuy nhiên tỷ lệ nảy mầm và tốc độ tăng trưởng của cây con sẽ dễ bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết.
Video hướng dẫn cách ươm sen đá bằng nước (Video: Vườn sen đá).
Cách nhân giống sen đá bằng lá
Bước 1: Tách lá
Có thể thực hiện theo một trong hai cách dưới đây để tách lá từ cây mẹ ra ươm giống:
- Dùng dao:Sử dụng các loại dao nhỏ, dao lam hoặc kéo; rửa lưỡi dao thật sạch với nước sôi hoặc rửa bằng các chất khử trùng để hạn chế làm nhiễm khuẩn vết cắt từ dao. Sau đó, cắt một cách dứt khoát sát với thân cây sen đá, không nên cắt nhiều lần.
- Dùng tay ngắt:Cầm nhẹ nhàng ở phần đầu lá, lắc từ từ nhè nhẹ qua trái rồi qua phải đến khi lá được lìa ra khỏi thân.
Bước 2: Cắt phần thân
Sau khi ngắt lá xong, trên thân cây sẽ bị lộ ra nhìn không được đẹp mắt; có thể sử dụng dao hoặc kéo khử trùng và cắt dứt khoát một lần ngang qua thân cây.
Để cây tự bén rễ và tiếp tục phát triển thì phần ngọn của cây sẽ cắm xuống đất. Nhưng trước tiên cần phải phơi khô vết cắt.
Về phần thân ở dưới, vẫn tiếp tục chăm sóc như hằng ngày. Cây sẽ dần dần nảy mầm ra thêm nhiều cây con khác.
Bước 3: Phơi khô
Phần lá đã tách và phần ngọn cây nên đặt ở vị trí khô ráo và thoáng khí trong khoảng 3 – 4 ngày để vết cắt được khô và mau lành vết thương. Bước này là để tránh vết cắt chưa khô mà gặp phải môi trường đất bị ẩm ướt, sẽ dễ bị nhiễm khuẩn dẫn đến mùi thối.
Bên cạnh đó, thực hiện thao tác này giúp lá kích thích đâm rễ bởi sen đá vốn có khả năng sinh tồn; lá cây cũng nhận biết được xung quanh môi trường nó không có nước. Để tìm nước và dưỡng chất; nó sẽ kích thích nhanh việc bén rễ.
Bước 4: Cách ươm sen đá
Sau khi vết cắt đã được phơi khô, đặt lá sen đá vào chậu đất đã chuẩn bị trước cùng với độ ẩm phù hợp. Từ đó rễ sẽ phát triển hiệu quả và nó sẽ cắm xuống đất. Nên chú ý kiểm tra mỗi ngày, tiến hành tưới nước cho mặt đất nếu thấy đất khô để đất luôn giữ được độ ẩm và tơi xốp. Nên dùng bình phun sương để tránh nước đọng trên lá gây thối nhũn. Cây con khi mới mọc sẽ rất yếu vì thế nên đặt chậu đất ở những nơi khô thoáng và tránh nắng trực tiếp từ mặt trời.
- Sau 1 – 2 tuần: Lá sen bén rễ có màu hồng nhạt và xuất cây con xuất hiện ở gốc lá mẹ.
- Sau 1 – 2 tháng: Cây con lớn dần lên, cứng cáp và khoẻ mạnh nhiều hơn.
Khi cây con đã cứng cáp hoàn toàn thì lá mẹ bị héo dần đi; có thể tách ra hoặc để lá mẹ tự rụng khi thấy lá héo hẳn. Cây con lúc này có thể tiếp xúc dần với nắng nhẹ.
Bước 5: Chăm sóc phần ngọn và phần thân sau khi cắt
Sau khi phơi khô cho lành vết thương thì về phần ngọn mang đi cắm xuống đất có độ ẩm. Đặt sen ở những nơi thoáng mát. Thời gian sau; cây sẽ đâm rễ và phát triển khoẻ mạnh, nhanh chóng như cây đã trưởng thành.
Video cách nhân giống sen đá bằng lá tạo ra các “em bé” nhanh chóng (kênh: Vườn sen đá).
Lưu ý khi trồng sen đá bằng lá
Trong khi nhân giống sen đá bằng lá, cần chú ý một số điều sau để có thể thực hiện thành công cách này:
- Chậu dùng để trồng sen đá bằng lá phải là những loại có khả năng thoát nước tốt; có ở phía bên dưới có những lỗ nhỏ để đảm bảo không bị ngập úng do nước.
- Cách tốt nhất nên mua những chậu làm bằng đất nung hoặc sử dụng chậu nhựa cũng được. Nhưng chất lượng của chậu nhựa sẽ không tốt bằng chậu làm bằng đất nung.
- Đảm bảo dụng cụ cắt lá được khử trùng và sát khuẩn an toàn khi tách lá từ cây sen đá mẹ. Thao tác này sẽ giúp cho vết thương không bị nhiễm khuẩn và cây con có thể nhanh chóng bám rễ.
Một số loại sen đá trồng bằng lá đơn giản
Cây sen đá lá tim
Trồng sen đá lá tim bằng cách sử dụng cây đã già và cứng cáp để cắt và giâm cành. Khi thấy ở nách lá mọc những cây nhỏ, cần tiến hành cắt và giâm cành đó ở một môi trường mới để chúng có thể phát triển thành những cây non.
Ngoài ra, còn có một cách khác để trồng sen đá lá tim là từ bụi của cây mẹ tách những cây con ra để nhân giống cây mới.
Trồng sen đá móng rồng
Lựa những cây có lá bánh tẻ hoặc lá trưởng thành rồi đặt ở những nơi đất ẩm hoặc ở chỗ có cát. Từ lá sẽ mọc lên những mầm non sau khoảng 1-2 tuần.
Trồng sen đá phật bà bằng lá
Sen đá phật bà có thể trồng bằng cách giâm và tách cây. Cần chọn loại cây đã trưởng thành nếu giâm bằng lá; đặt ngang hoặc cấm nghiêng xuống hỗn hợp đất trồng.
Nên giữ cho đất luôn ẩm ướt để gốc lá có thể phát triển và mọc thành cây mới. Thực hiện tách cây con ra và chọn cắt chồi non bên cạnh trước khi đảo chậu. Sau đó, giâm vào chậu khác là hoàn thành cách ươm sen đá bằng lá.
Xem thêm:
- Cách trồng và chăm sóc sen đá thạch bích var đơn giản
- Sen đá chuỗi ngọc – ý nghĩa và chăm sóc cây đúng cách