Cá là nguồn thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, bạn chẳng thể ngờ rằng từ cá có thể tạo ra loại phân bón hữu cơ chất lượng cao cho cây và đất trồng. Đặc biệt, phân đạm cá rất thích hợp cho vườn cây ăn quả, hoa hồng, hoa lan… Tuy nhiên, ủ phân đạm cá thường mất khá nhiều thời gian mà còn bốc mùi khó chịu do quá trình phân hủy cá tươi gây ra
Vậy cách ủ phân đạm cá thế nào vừa nhanh vừa không mùi hôi? Cách sử dụng ra sao? Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1/ Phân đạm cá là gì?
Phân đạm cá là loại phân bón được ủ trực tiếp từ cá tươi hoặc các phụ phẩm còn lại của cá. Còn được gọi là dịch đạm cá. Trong phân đạm cá chứa đa dạng dinh dưỡng
– Đầy đủ đa lượng như N, P, K và khoáng chất (Ca, Mg, Cu, Fe, Mn, Zn, B,…)
– Protein được phân giải thành dạng axit amin dễ hấp thụ
– Đa dạng vi sinh vật có lợi cho cây và đất trồng
– Vitamin A, vitamin D và các vitamin nhóm B
– Đặc biệt, chứa hàm lượng đạm hữu cơ cao
Phân đạm cá
2/ Tác dụng của phân đạm cá
2.1 Đối với cây trồng
– Tăng chất lượng và mẫu mã nông sản
– Cung cấp dinh dưỡng dưới dạng axit amin cho cây trồng dễ “tiêu hóa”
– Tăng hiệu quả quá trình ra hoa và đậu trái, đặc biệt đối với các cây tự thụ phấn
– Giảm tác động của ấu – tuyến trùng, tình trạng sần trái do virus và rụng quả ở cây ăn quả
– Cung cấp các vitamin thiết yếu giúp bộ rễ khỏe mạnh và tăng cường trao đổi chất cho cây trồng
– Giúp giải độc với một số loại hóa chất, hạn chế tác hại của vô cơ – thuốc BVTV và hỗ trợ tạo diệp lục tố
– Giảm tác hại của sâu bệnh do tác động của một số axit amin chứa lưu huỳnh. Góp phần tăng sức đề kháng của cây
– Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu cho tất cả giai đoạn sinh trưởng & phát triển, đặc biệt là giai đoạn bón thúc cho cây trồng
– Cung cấp hàm lượng cao dinh dưỡng dạng dễ hấp thụ, tốc độ hấp thụ nhanh thích hợp cho giai đoạn phát triển hay trường hợp cần cung cấp dinh dưỡng gấp
2.2 Đối với đất trồng
– Tăng khả năng giữ nước và giữ ẩm cho đất
– Giúp cải tạo, làm tơi xốp đất khô cằn và đất bạc màu
– Giải độc các chất nitrat, phèn và chất nhiễm mặn có hại cho đất
Phân đạm cá ủ với mật rỉ đường Sfarm
3/ Cách ủ phân đạm cá vừa nhanh vừa không mùi hôi
Chuẩn bị
– Nguyên liệu: 10kg cá tươi nguyên con hoặc 20-25kg cá tươi xay nhuyễn. Có thể sử dụng phụ phẩm của cá như: đầu, đuôi, vây, bao tử cá…
– Mật rỉ đường là nguồn thức ăn chất lượng cao cho vi sinh vật trong thời gian ủ
– Chế phẩm EM dạng bột cung cấp thêm vi sinh vật cho quá trình ủ
– 2 quả thơm hoặc 2 quả đu đủ xanh cung cấp thêm enzyme hỗ trợ cắt protein giúp cá dễ dàng phân hủy
– Nước sạch: tốt nhất nên dùng nước mưa đã lắng. Nếu dùng nước máy thì để 2-3 ngày cho bay hơi clo
– Lưới lọc và thanh tre chắn cá
– Vị trí ủ: bãi đất trống, xa nơi sinh hoạt của gia đình
– Dụng cụ chứa: Thùng chứa có dung tích 20-120 lít (có nắp đậy kín)
Tiến hành ủ
– Trộn đều cá tươi và quả thơm (hoặc đu đủ xanh)
– Cho hỗn hợp vào thùng chứa cùng 200gr chế phẩm EM dạng bột, 500ml mật rỉ đường và đổ ngập nước
– Nén chặt nguyên liệu bằng thanh tre, dùng vải mùng bịt kín và đậy nắp thùng ủ
– Sau 7 ngày ủ trộn đều và thêm nước sạch ngập nguyên liệu ủ
– Phân đạm cá sau khi ủ khoảng 20-25 ngày có thể sử dụng được. Sau khoảng 60 ngày cá sẽ tan rã hoàn toàn
Thực hiện ủ phân
4/ Lưu ý khi ủ phân đạm cá
– Trường hợp cá to, còn nhiều thịt thì khi ủ vẫn bốc mùi hôi thì châm thêm 10% mật rỉ đường. Ủ khoảng 30-40 ngày, cá phân rã hết, phân cá lắng thành 2 lớp là dùng được.
– Để phân cá không sinh dòi, có thể bổ sung thêm 10-20gr lá thuốc dòi vào mẻ ủ.
– Cá nước ngọt sẽ ít dinh dưỡng hơn cá nước mặn. Nên khi dùng cá nước mặn ngâm ủ cần rửa sạch muối quản cá. Nhưng để phân đạm cá an toàn cho cây và đất trồng thì nên ủ bằng cá nước ngọt.
– Nguyên liệu chỉ đổ đầy 2/3 bình ủ để phần còn lại chứa hơi sinh ra trong quá trình ủ. Do đó, trên nắp cần có lổ nhỏ để thoát hơi.
– Trong 3-5 ngày đầu ủ phân đạm cá sẽ có mùi hôi. Tuy nhiên, sau đó sẽ hết mùi và thay bằng mùi thơm mắm nêm hay mắm ruốc là đạt.
Ngoài ra, có thể dùng chế phẩm EM2 để ủ phân đạm cá. Cách làm chế phẩm EM2.
– Hòa trộn 1 lít chế phẩm EM gốc cùng 0,8 lít mật rỉ đường và 18 lít nước sạch.
– Ủ trong thời gian 7-10 ngày thu được 20 lít chế phẩm EM2.
5/ Cách sử dụng phân đạm cá hiệu quả nhất
Đối với cây trồng ngắn ngày
– Pha loãng theo tỷ lệ 1 lít phân đạm cá với 150-200 lít nước sạch
– Thời gian bón: sáng sớm hoặc chiều mát
– Chu kỳ bón: 5-7 ngày/ lần
Vườn Kale xanh tốt nhờ phân đạm cá
Đối với cây cảnh, hoa, cây công nghiệp và cây ăn trái
– Pha loãng theo tỷ lệ 1 lít phân đạm cá với 150-200 lít nước sạch
– Thời gian bón: sáng sớm hoặc chiều mát
– Chu kỳ bón: lần thứ hai cách lần đầu tiên 5-7 ngày và sau đó bón 15-20 ngày/lần
6/ Vì sao nên ủ phân đạm cá với mật rỉ đường?
Mật rỉ đường cung cấp nguồn thức ăn chất lượng cao cho vi sinh vật trong suốt thời gian ủ. Góp phần thúc đẩy thời gian ủ cũng như tăng chất lượng thành phẩm. Với các ưu điểm
– Hoàn toàn nguyên chất
– Độ hòa tan trong nước
– Hàm lượng đường và cacbon ổn định trên 45%
– Hàm lượng dinh dưỡng và khoáng vô cùng đa dạng (P, K, Na, Cu, Zn, Mg,…)
7/ Trường hợp thường gặp khi ủ phân cá tại nhà
Không sử dụng mật rỉ đường
Mật rỉ đường là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho vi sinh vật trong quá trình ủ, giúp lên men và phân giải cá. Do đó, khi ủ phân đạm cá nên sử dụng mật rỉ đường để ủ.
Thay thế mật rỉ đường bằng đường phên, đường cát trắng
Mật rỉ đường có độ dinh dưỡng ổn định nhất, không sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất. Vì thế, nên sử dụng mật rỉ đường để ủ chứ không phải dùng đường phên hay đường cát trắng.
Trên đây là phương pháp ủ phân đạm cá giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, đặc biệt không gây mùi khó chịu. Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!
Sfarm.vn
*Xem thêm
- Cách ủ 3 loại phân hữu cơ phổ biến nhất hiện nay
- Mật rỉ đường – Bí quyết không thể thiếu trong ủ phân hữu cơ tại nhà
- Bí quyết ủ phân đậu tương không gây mùi khó chịu
- Phân biệt sự khác nhau giữa mật rỉ đường và mật mía
- Phân gà có thật sự tốt? Công dụng bất ngờ của phân gà