Vẽ người (Phần 2) – Mỹ Thuật MS

Vẽ người (Phần 2)

* Giải phẫu cơ chân:

Trên đây là 3 vị trí của chân cho phép phân biệt rõ những cuộn cơ bắp hình thành bắp thịt đùi và chân.

Nhìn từ phía trước chúng ta thấy bó cơ tạo thành bởi cơ liên kết, phần lồi ra của cơ bắp chân và cuối cùng là những cơ khi co và duỗi của ngón chân.

Nhìn từ phía sau ta thấy bắp thịt hình thoi nơi đầu gối, bắp thịt đùi (tam đầu) gấp vào bắp chân trên phần đùi, ở phần trên là bắp thịt mông. Chúng ta cũng lưu ý phần nổi phồng lên (bắp chân) tạo thành do các cặp cơ chân.

Cuối cùng, với hướng nhìn nghiêng, chúng ta phân biệt được nét cong của xương cẳng chân và những cơ bắp phía ngoài đùi.

* Giải phẫu cơ tay và cơ chân:

Chúng ta cần nắm rõ những tư thế và cử động của các cơ bắp, đặc biệt là chân và tay. Hãy làm thêm nhiều bài tập để ghi nhớ kỹ.

Đây là những mẫu vẽ tay và chân với các nét phóng đại cho thấy sự liên kết của đầu gối và cử động gập lại của nó, cũng như những đặc trưng nơi phần lồi của bắp chân, mông, cơ đầu gối và cơ đùi.

Chúng ta hãy tiếp tục nghiên cứu về tay và chân. Hãy lưu ý đến độ dài của tay và cẳng tay khi gập lại; những phần nổi lên của bắp thịt ở tay và vai.

Tỷ lệ phỏng chừng của phần đùi và cẳng chân như sau: số đo vòng bắp chân là khoảng 2/3 số đo vòng đùi. Hãy lưu ý đến cả những cơ bắp đùi trong tư thế quỳ.

* Giải phẫu cơ thể người:

Những minh họa trên là kiệt tác của các danh họa.

Sự hiểu biết thấu đáo về cơ thể người giúp họ thể hiện ý tưởng một cách thoải mái. Durer, Leonardo de Vinci, Raphael, Michelangelo (Michel-Ange), Rubens, Watteau, Delacroix và những họa sĩ tài ba khác rất thông thạo việc nhìn người.

Những họa phẩm của Michelangelo (Michel-Ange) được giới thiệu ở đây cho thấy sự hiểu biết hoàn hảo về giải phẫu cơ thể người.

* Giải phẫu học:

Chúng ta hãy tiếp tục những bài tập về giải phẫu qua việc xem xét các tác phẩm của Michel-Ange, Gamelin, Vesale…

Rất hay:  Cách tạo khung trong Excel cực nhanh và đơn giản - Pgdtaygiang.edu

Bạn hãy so sánh hình vẽ cơ bắp của Vesale với bức vẽ ở phần giải phẫu các cơ dưới da. Hãy lưu ý những nét vẽ chính xác của các bắp thịt, sự nổi cuộn của chúng ở tay khi co duỗi và phần thân nở nang…

* Tạo hình khối cơ thể người:

Chúng ta hãy học vẽ từng phần của cơ thể: đầu, mình, chân, tay… bằng cách đơn giản hóa chúng thành những dạng hình học.

Hãy tạo cho các phần ấy những tư thế khác nhau. Ở một trong những hình vẽ trên là hình của một người tay phải đưa lên, tay trái chống hông. Phía dưới là hình một người đang nằm trên cát, tay phải chống đầu, tay trái để trên đùi. Chúng ta hãy tạo cho các hình khối độ sáng bằng cách vạch ngang những phần chìm trong bóng tối.

Hãy xem một tác phẩm của Lucas Cambiaso, người đã thực hiện nhiều nghiên cứu về đề tài này.

Lưu ý hình vẽ chân và mối liên hệ với một thanh gỗ… Để làm quen với bài tập này, hãy mua một tượng người mẫu nhỏ bằng gỗ, tạo nhiều tư thế khác nhau và phác họa các tư thế ấy vào sổ tay.

* Vẽ người đang hoạt động:

Cố gắng tìm một cử động chính xác, hay một sự cân bằng của tư thế qua quan sát, nghiên cứu giải phẫu học. Nó sẽ cho phép bạn thực hiện được những bài vẽ nhanh chóng.

Đây là kiếm thủ đang giữ thế trong sự thoải mái với trọng lượng cơ thể dồn xuống hai chân, còn kia là một xạ thủ đang giữ thăng bằng trên phần hông, đầu ngẩng cao, hai vai thu lại.

Bạn hãy quan sát xem một người chạy bộ, người ném tạ đang hoạt động như thế nào.

* Vẽ các động tác:

Hãy quan sát tư thế của người ném tạ dường như mất thăng bằng, hay một người chạy đua cự ly 100 mét lúc xuất phát; cũng như vận động viên ném lao. Mỗi cử động đều khác nhau và cho ta một bài tập mới. Trong dáng nhảy cầu, vai hướng về phía sau, tay dang ra theo hình chữ thập, chân duỗi thẳng nối phần thân cong và tạo cho cơ thể sự nhẹ nhàng bay bổng.

Trên đây là hình vẽ vận động viên chạy cự ly 800 mét, một cầu thủ bóng đá, một lực sĩ ném đĩa. Ta sẽ lĩnh hội được nhiều điều hơn khi nghiên cứu các pho tượng thời cổ đại, đó là những đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc.

Rất hay:  Rất Hay: TOP 3 Cách xếp và cố định trái cây hình tháp trên đĩa xuất sắc

Để làm quen với việc tập vẽ cử động, chúng ta hãy tìm những tư thế mới của người chạy bộ, kiếm thủ, vận động viên bơi lội, ví dụ như: kiếm thủ không thủ thế nữa mà tấn công, vận động viên chạy bộ về tới đích…

Chúng ta sẽ kết thúc phần bài tập về động tác của nam giới bằng một loạt các tư thế: người chơi quần vợt, vận động viên chạy bộ trên đường xuất phát, người nhảy cao, người chơi bóng rổ…

Bây giờ bạn có thể mở sổ tay và ký họa nhiều bài tập minh họa, sau đó ứng dụng vào việc tìm ra sự cân đối của cơ thể hay những cơ bắp hoạt động như thế nào trong nhiều tư thế khác nhau.

* Vẽ bàn tay:

Chúng ta hãy tập vẽ những bàn tay. Vẽ bàn tay dường như khó khăn, nhưng cách quy giản và hướng dẫn về đồ họa bạn sẽ hiểu được kỹ thuật vẽ một cách dễ dàng nhờ những bài tập được lặp đi lặp lại và quan sát sự xòe ra của các ngón tay, những chiều dài, kích thước khác nhau, vẻ mềm mại của các khớp, cổ tay…

Với những nét vẽ đơn giản bạn sẽ thâm nhập dễ dàng vào công việc rất thú vị này và thực hiện được vô số bài tập.

* Giải phẫu bàn tay, bàn chân:

Chúng ta hãy giải phẫu và phân tích bàn tay. Nó gồm có 3 phần: cổ tay hay xương cổ tay, lòng bàn tay hay xương bàn tay, những ngón tay.

Trừ ngón cái có 2 lóng, mỗi ngón đều có 3 lóng. Những đốt nối nhau nổi lên dưới lớp da tay.

Nhiều xương nhỏ giúp cho ngón tay và ngón chân dễ co giãn. Ngón chân cái cũng giống như ngón tay cái có hoạt động tương đối độc lập.

* Tập vẽ bàn tay:

Sau bài tập vẽ nhanh theo những nét vẽ đơn giản bạn phải thực hành những bài tập bằng bút chì, bút mực hay cọ để làm chủ được đề tài và dụng cụ cần thiết.

Rất hay:  Cách Ngâm Thịt Heo Nước Mắm - Bí Quyết Cho Món Ăn Đậm Đà

Hãy vẽ những ngón tay gầy guốc, quắt queo của người già; bàn tay tròn trịa hay nhỏ xíu của trẻ con hay những ngón tay mềm mại, thon thả của phụ nữ…

* Vẽ theo người mẫu:

Vẽ người mẫu với những chấm trên trang giấy làm mốc, khi lấy số đo tay phải đưa thẳng về phía người mẫu. Khi có số đo chiều cao và chiều rộng rồi chúng ta hãy nối những số đo bằng những đường thẳng hay cong trên giấy.

Để dễ vẽ hãy lấy nhiều số đo về chiều rộng.

Những hình vẽ trên đây cho thấy vẽ người mẫu phải qua 6 bước:

1. Phác những nét cơ bản: đường thẳng cho tay chân, hình bầu dục cho đầu…

2. Thêm những nét gần với mẫu vẽ và tạo sự đầy đặn cho cơ thể.

3-4. Đánh bóng nhẹ.

5-6. Kết thúc bằng những chi tiết: tóc, tay, toàn bộ cơ thể.

Đây là một cách tập vẽ khác theo dạng hình học thể hiện dáng điệu của cơ thể.

1. Tạo khung cho hình dáng bên ngoài.

2. Tạo dáng phù hợp với khung.

3. Tạo những đường bóng và sáng.

4. Đánh bóng hình.

5. Kết thúc bằng những chi tiết cụ thể.

Định rõ tỷ lệ của hình vẽ.

Đây là những bản vẽ về phụ nữ mà người vẽ tìm một dạng hình học để lồng cơ thể vào.

Chúng ta hãy lưu ý đến khoảng cách giữa khung và hình thể bên ngoài theo các mũi tên đánh dấu.

Hãy thể hiện hình dáng cơ thể, bóng của mỗi phần làm nổi lên đặc tính và toàn bộ bản vẽ.

Phải vẽ người mẫu thì người học vẽ mới có được những niềm vui đầy cảm xúc.

Ngoài đường nét và hình thể, bạn nên nhớ “sức sống” không chỉ thể hiện ở hình dạng khỏa thân mà nó còn làm cho tác phẩm của những đại danh họa về tranh khỏa thân như Ingres, Despiau, Pascin, de Segonzac Rodin trở nên sống động, có hồn.

Đây là một loạt phác thảo, ở đó cơ thể được phác họa trong những dạng hình học. Qua nhiều bài tập, bạn có thể làm tốt công đoạn này.

>>> Vẽ người (Phần 1)

>>> Đại cương về hội họa (Phần 1)

>>> Đại cương về hội họa (Phần 2)

>>> Đại cương về hội họa (Phần cuối)