Lấy ráy tai cho bé không phải việc xa lạ đối với các ông bố bà mẹ. Nhưng không phải ai cũng biết cách lấy ráy tai cho bé như thế nào là an toàn? Cũng như có nên lấy ráy tai cho trẻ hay không? Cùng Huggies và bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh tìm hiểu chi tiết các vấn đề xung quanh việc lấy ráy tai cho trẻ trong bài viết sau đây nhé!
Có nên lấy ráy tai cho bé thường xuyên?
Ráy tai là chất mà cơ thể chúng ta tạo ra một cách tự nhiên hàng ngày. Ráy tai là hỗn hợp của da chết, lông và chất tiết từ các tuyến nhầy ở ống tai. Ráy tai được tạo thành ở ống tai ngoài, có tác dụng:
Chống thấm ống tai Hoạt động như một cái bẫy dính bụi và côn trùng Bôi trơn ống tai để ngăn ngừa kích ứng Ráy tai được làm từ các hợp chất có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm
>>> Tham khảo: Cách vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh an toàn, đúng cách
Đây là một cơ chế tự bảo vệ của tai, giúp làm sạch, ngăn không cho bụi và vi khuẩn từ môi trường đi sâu vào bên trong tai, gây tổn thương hoặc nhiễm trùng màng nhĩ.
Nhiều người tưởng rằng lấy ráy tai hàng ngày là biện pháp vệ sinh thân thể cần thiết. Thực tế không phải như vậy, bình thường cha mẹ không cần làm vệ sinh ống tai cho bé vì trong đa số trường hợp, ống tai ngoài sẽ tự làm sạch. Nhờ động tác nhai và chuyển động của hàm, ráy tai cũ và các tế bào da chết liên tục di chuyển từ phía màng nhĩ tới lỗ tai ngoài. Chúng khô dần và rơi ra ngoài. Ráy tai có thể có màu từ nâu đến vàng. Ở trẻ em và trẻ sơ sinh, ráy tai có xu hướng mềm hơn và nhẹ hơn.
Sự tích tụ của ráy tai không hề gây nhiễm trùng tai như nhiều người thường nghĩ. Trái lại, nếu thiếu các thành phần bôi trơn và diệt khuẩn của ráy tai, tai có thể bị khô và ngứa.
Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade với khả năng duy trì khô thoáng cho da bé lên đến 12 tiếng (Nguồn: Huggies)
Khi nào nên lấy ráy tai cho bé?
Ráy tai bình thường không cần phải lấy, trừ trường hợp chúng tích tụ quá nhiều gây tắc nghẽn hoàn toàn ống tai ngoài, gọi là nút ráy tai. Nút ráy tai gặp trong trường hợp:
Trẻ bị tiết ráy tai quá mức: Khoảng 5% trẻ em bị tiết ráy tai quá mức, có thể gây tích tụ nhiều ráy tai hơn bình thường. Có ống tai ngoài quá nhỏ hoặc hình dáng khác thường có thể khiến ráy tai khó thoát ra ngoài. Nút ráy tai cũng xuất hiện khi ráy tai bị đẩy sâu vào trong ống tai do thói quen sử dụng tăm bông hoặc những vật dụng khác để lấy ráy tai. Rất tiếc, động tác này chỉ giúp loại bỏ phần ráy tai ở nông bên ngoài, trong khi lại đẩy phần ráy tai còn lại vào sâu hơn bên trong, tạo điều kiện hình thành nút ráy tai. Đẩy các dị vật vào trong ống tai: Việc đưa các dị vật vào trong ống tai của trẻ sẽ đẩy ráy tai vào sâu hơn. Lặp đi lặp lại việc đưa ngón tay vào ống tai: Ống tai của trẻ nhỏ và hẹp. Thường xuyên đưa ngón tay vào bên trong có thể cuốn ráy tai vào bên trong. Do đó, đừng bao giờ dùng ngón tay để làm sạch tai cho trẻ và không khuyến khích trẻ thò ngón tay vào tai. Sử dụng nhiều máy trợ thính hoặc nút tai: Máy trợ thính và nút tai chặn lối vào của ống tai, khiến ráy tai không rơi ra ngoài được. Nếu bé đeo máy trợ thính hoặc nút tai nhiều giờ trong ngày, thì chúng có thể có nguy cơ hình thành ráy tai cứng.
Biểu hiện của trẻ bị nút ráy tai như sau:
Nghe kém Đau tai Ngứa tai, hay kéo tai hoặc lắc đầu, cáu kỉnh Ù tai Đi đứng không vững, chóng mặt
Những trẻ hay bị nút ráy tai:
Người hay bơi lội Thói quen dùng bông ngoáy tai Người dùng máy trợ thính hay dùng nút bịt tai
Khi khám và phát hiện trẻ có nhiều ráy tai, gây trở ngại cho việc quan sát toàn bộ màng nhĩ, bác sĩ có thể dùng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ ráy tai. Trường hợp ráy tai cứng khó lấy và màng nhĩ không bị thủng, bác sĩ có thể khuyên mẹ làm mềm ráy tai tại nhà trước khi đưa bé đi khám lại để lấy ráy tai.
Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn có đáng lo không?
Cách lấy ráy tai cho bé an toàn
Ráy tai giúp bảo vệ đôi tai của bé khỏe mạnh, vì vậy không cần phải làm sạch nó trừ khi nó gây ra các vấn đề cho bé. Vệ sinh tai ngoài của bé nhẹ nhàng, bằng khăn ẩm là đủ để giữ cho tai sạch và khỏe mạnh. Đây cũng là phương pháp được các bác sĩ nhi khoa khuyên dùng nhất:
Làm ướt khăn bằng nước ấm. Đảm bảo nước không quá nóng. Tiếp theo, vắt sạch khăn để tránh nhỏ nước chảy vào tai bé. Nhẹ nhàng chà khăn xung quanh tai ngoài để lấy ráy tai tích tụ ở đó. Không bao giờ cho khăn vào tai em bé.
>>> Tham khảo: Cách chăm sóc bé bị sốt
Thuốc nhỏ lấy ráy tai cho bé
Lấy ráy tai cho bé bằng thuốc nhỏ là một trong những cách làm an toàn mà nhiều cha mẹ áp dụng. Đặc điểm của loại thuốc này chính là lấy ráy tai cho bé dễ dàng mà không hề gây đau rát.
Cách sử dụng cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần nhỏ một giọt thuốc vào tai của trẻ. Đợi cho đến khi ráy tai mềm, nghiêng đầu cho trôi ra ngoài. Sau đó nhẹ nhàng lau sạch là được. Khi lựa chọn thuốc nhỏ ráy tai, bạn cần tìm hiểu kỹ các sản phẩm chất lượng nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ.
Phòng khám lấy ráy tai cho bé
Với những trường hợp bố mẹ khó lấy ráy tai của bé thì tốt nhất nên đưa trẻ đến phòng khám uy tín chuyên khoa Tai – Mũi – Họng. Vì khi ráy tai của bé đã bị khô hoặc chảy mủ gây nên hiện tượng đau nhức, khi tự ý vệ sinh, vô tình cha mẹ khiến tình trạng nhiễm trùng tai trở nên nghiêm trọng hơn.
Dụng cụ lấy ráy tai cho bé
Dụng cụ lấy ráy tai thường được làm từ chất liệu nhựa dẻo cao cấp. Với thiết kế nhỏ gọn thông minh, bạn có thể dễ dàng mang đi khắp mọi nơi. Sản phẩm thường sẽ sử dụng 3 đầu pin AG3 rất tiện lợi. Dụng cụ lấy ráy tai sẽ giúp bé của mẹ phòng tránh được các nguy cơ lây nhiễm các vi khuẩn nấm bệnh. Trong quá trình sử dụng dụng cụ ráy tai cho trẻ cha mẹ nên vệ sinh sản phẩm thường xuyên, bảo quản nơi khô ráo. Tránh để sản phẩm xuống dưới trực tiếp ánh nắng mặt trời hoặc nơi có nhiệt độ cao.
Điều cần tránh khi lấy ráy tai cho trẻ
Đừng dùng tăm bông. Đây không phải là cách làm sạch tai cho bé. Mẹ có thể đẩy ráy tai vào sâu tai thêm, thậm chí làm rách màng nhĩ trẻ. Cũng đừng thọc ngón tay vào tai trẻ. Không sử dụng thuốc nhỏ ráy tai cho bé mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.
>>>Tham khảo: Vàng da sơ sinh và các biến chứng nguy hiểm
Cách dùng thuốc nhỏ lấy ráy tai cho bé
Nếu con đã được kê đơn thuốc nhỏ tai hoặc mẹ muốn sử dụng chúng để loại bỏ sự tích tụ ráy tai, hãy làm theo các bước sau.
Cho trẻ nằm nghiêng với tai bị bệnh hướng lên trên. Nhẹ nhàng kéo vành tai xuống và ra sau để mở rộng ống tai ngoài. Nhỏ 5 giọt vào tai (hoặc lượng thuốc mà bác sĩ nhi khoa đề nghị). Giữ thuốc nhỏ trong tai của bé bằng cách giữ bé ở tư thế nằm trong tối đa 5 phút, sau đó xoay đầu bé lại sao cho mặt nhỏ thuốc hướng xuống dưới. Để thuốc nhỏ tai chảy ra khỏi tai bé vào khăn giấy. Luôn sử dụng thuốc nhỏ theo khuyến cáo của bác sĩ nhi khoa. Làm theo hướng dẫn của bác sĩ về số lượng giọt và số lần nhỏ thuốc trong ngày cho trẻ.
Khi nào nên đưa bé đến gặp bác sĩ
Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa nếu con có các triệu chứng nghi ngờ nút ráy tai gây tắc nghẽn như
Nghe kém Đau tai, khóc thét khi sờ vào tai Ngứa tai, hay kéo tai hoặc lắc đầu, cáu kỉnh Ù tai Chảy máu tai sau khi ngoáy tai hoặc đưa vật thể vào tai. Đi đứng không vững, chóng mặt
Bác sĩ sẽ lấy ráy tai cho trẻ nếu nó gây khó chịu, đau đớn hoặc làm giảm thính giác. Nếu bác sĩ nhận thấy các dấu hiệu của nhiễm trùng tai, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nhỏ tai cho bé.
Em bé bị nhiễm trùng tai có thể có các triệu chứng tương tự như sự tích tụ ráy tai. Tuy nhiên, nhiễm trùng tai hay viêm ống tai còn gây ra các triệu chứng khác như sốt, chảy dịch từ tai màu vàng, xanh, đau tai, kém ăn và quấy khóc không rõ nguyên nhân. Ráy tai cũng có mùi hôi trường hợp bị nhiễm trùng.
>>>Tham khảo: Chảy máu cam ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Kiểm tra ống tai xem có đốm nâu vàng, đó là màu tự nhiên của sáp. Nếu mẹ thấy tai bị tấy đỏ, ẩm ướt, chảy dịch vàng hoặc xanh thì rất có thể là nhiễm trùng tai.
Hãy nhớ rằng ống tai có thể đảm nhận chức năng tự làm sạch ráy tai dư thừa, và không cần phải lấy ráy tai bằng tay. Mẹ chỉ cần để ý xem có bất kỳ dấu hiệu tích tụ ráy tai gây tắc nghẽn nào không và hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo rằng nó không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của em bé. Mọi cố gắng lấy sạch ráy tai thường không cần thiết và có thể gây hại thêm cho trẻ nhé!
Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.