Cách viết bản tường trình sự việc (Mẫu tường trình hay gặp)

1. Một số mẫu bản tường trình sự việc thường gặp:

1.1. Mẫu bản tường trình số 1 (Tường trình sự việc đã xảy ra):

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—-***—-

…….., ngày…. tháng …. năm …..

BẢN TƯỜNG TRÌNH

(Về việ…. )

Kính gửi:……..

Tôi tên là :…… sinh ngày …….

Số Căn cước công dân :…..ngày cấp:…….nơi cấp:………

Địa chỉ thường trú: …….

Nơi ở hiện nay:……

Số điện thoại liên hệ:………

Tôi xin trình bày nội dung sự việc như sau:

………

Tôi xin cam đoan nội dung tường trình trên là đúng sự thật.

Người làm đơn

(ký, ghi rõ họ và tên)

1.2. Mẫu bản tường trình số 2 (tường trình sự việc tai nạn giao thông):

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_________

BẢN TƯỜNG TRÌNH TAI NẠN

Hôm nay, vào lúc …..giờ…. ngày….tháng…. năm…..

Tại:……………

Chúng tôi gồm có:

1…..Chức vụ: ……

2…..Chức vụ: ……

3…..Chức vụ: …….

Cùng lập biên bản tường trình về vụ tai nạn:

Ngày, giờ xảy ra tai nạn:………

Nơi xảy ra tai nạn:…..……

Diễn biến vụ tai nạn (nêu chi tiết):

…………

Nguyên nhân vụ tai nạn (nêu chi tiết):………

Hậu quả xảy ra trên thực tế: ………

Những người chứng kiến vụ tai nạn (nếu có):

1. Người thứ 1:……

2. Người thứ 2:…….

Tôi/chúng tôi cam đoan những thông tin tường trình trên là đúng sự thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin này.

Biên bản/Bản tường trình được lập xong vào hồi:.…giờ…, ngày ….. tháng …. năm …. tại ……

XÁC NHẬN

(Chữ ký và dấu của đơn vị tham gia bảo hiểm/cơ quan chủ quản hoặc chính quyền, công an nơi xảy ra tai nạn/người làm chứng)

NGƯỜI LẬP BẢN TƯỜNG TRÌNH

(Ký, ghi rõ họ, tên)

1.3. Mẫu bản tường trình số 3 (Tường trình của học sinh vi phạm):

‏CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM‏

‏Độc lập – Tự do – Hạnh phúc‏

….., ngày…..tháng…..năm….‏

‏BẢN TƯỜNG TRÌNH

‏(V/v……)‏

‏Kính gửi: Ban giám hiệu Trường………‏

Tên em là :………‏

‏Sinh ngày:….……‏

‏Quê quán:.………‏

‏Nơi ở hiện nay:………‏

‏Là học sinh lớp:……Trường………‏

‏Số điện thoại liên hệ của phụ huynh:………

Địa chỉ liên hệ:……….

‏Hôm nay, ngày…….tháng…….năm……….em viết bản tường trình này để tường trình về hành vi………của em, cụ thể nội dung vụ việc diễn ra như sau:

Vào khoảng….. giờ…. phút, ngày…. tháng…. năm….. Trong giờ học môn……. của thầy/ cô……. (hoặc trong giờ ra chơi/ buổi tan học), em đã có hành vi………. với bạn………… Hành vi của em xuất phát từ…………

Rất hay:  Hướng dẫn tăng âm lượng cuộc gọi iPhone cực đơn giản

‏Căn cứ theo nội quy của trường, em nhận thấy hành vi của mình đã vi phạm đến nội quy của trường và xứng đáng phải chịu kỷ luật theo quy định của nội quy.‏

‏Em cam đoan những thông tin trong bản tường trình này là đúng sự thật.‏

‏Em sẽ chịu phạt đúng như nội quy quy định và xin hứa sẽ không tái phạm!‏

Giáo viên chủ nhiệm

(ký, ghi rõ họ và tên)

Người làm bản tường trình

(ký, ghi rõ họ và tên)

2. Cách viết bản tường trình sự việc:

2.1. Hướng dẫn về hình thức của bản tường trình:

Bản tường trình là loại văn bản không yêu cầu quá khắt khe về mặt quy chuẩn trong việc soạn thảo văn bản hành chính. Tuy nhiên, bản tường trình vẫn phải đảm bảo các quy định về thể thức văn bản theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 05 tháng 3 năm 2020 về công tác văn thư. Cụ thể thể thức văn bản của bản tường trình bao gồm các thành phần chính sau:

– Quốc hiệu và Tiêu ngữ;

– Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;

– Số, ký hiệu của văn bản;

– Địa danh và thời gian ban hành văn bản;

– Tên loại và trích yếu nội dung văn bản;

– Nội dung văn bản;

– Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền;

– Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức;

– Nơi nhận.

Trên đây là hình thức chung cho các loại văn bản hành chính. Việc lập bản tường trình cũng sẽ dựa trên tình thần của quy định đó, nhưng cần lưu ý cách trình bày bản tường trình sau:

– Quốc hiệu, tiêu ngữ: Trong bản tường trình, quốc hiệu, tiêu ngữ được viết in hoa và căn giữa văn bản;

– Địa điểm và thời gian làm bản tường trình: cần nêu rõ địa điểm lập bản tường trình và thời gian cụ thể ngày, tháng, năm lập bản tường trình. Một số trường hợp như biên bản tường trình tai nạn giao thông thì còn ghi cụ thể cả giờ và phút lập bản tường trình;

– Tên văn bản: “BẢN TƯỜNG TRÌNH (Về việc…..)” được viết in hoa, căn giữa văn bản;

– Thông tin của cá nhân, đơn vị, tổ chức nhận bản tường trình;

– Thông tin người viết bản tường trình: Đầy đủ họ và tên, ngày sinh, địa chỉ cũng như số điện thoại liên hệ để cơ quan tiếp nhận bản tường trình có thể dễ dàng liên hệ lại với người làm tường trình;

Rất hay:  Cách ấp trứng Play Together nhanh chóng nở thành Pet

– Trình bày nội dung chính của bản tường trình: Trình bày cụ thể về diễn biến sự việc đã xảy ra;

– Lời cam đoan về nội dung đã tường trình;

– Người làm bản tường trình ký và ghi rõ họ tên.

2.2. Hướng dẫn viết nội dung bản tường trình:

Bên cạnh hình thức thì nội dung luôn là phần quan trọng trong các văn bản hành chính. Theo đó, khi viết nội dung bản tường trình thì nội dung tường trình phải thể hiện được những thông tin sau:

– Trình bày cụ thể thời gian, diễn biến sự việc đã xảy ra;

– Nguyên nhân diễn ra sự việc đó;

– Trình bày cụ thể thông tin của những người có liên quan;

– Những thiệt hại cụ thể xảy ra trên thực tế;

– Trách nhiệm của người viết bản tường trình đối với hậu quả xảy ra.

Chẳng hạn như khi viết bản tường trình về việc hành vi vi phạm của học sinh thì học sinh có thể viết tường thuật lại diễn biến sự việc qua các mốc thời gian, trong đó nêu rõ nguyên nhân dẫn đến đánh nhau…

Lưu ý, nội dung tường trình phải chính xác, trung thực theo những gì diễn ra trên thực tế và người tường trình phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin được trình bày trong bản tường trình.

3. Thế nào là bản tường trình? Bản tường trình được viết khi nào?

Bản tường trình là văn bản được lập để trình bày lại một sự việc mang tính chất tiêu cực, sự việc đó đã gây ra hậu quả xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân, cơ quan, tổ chức và thậm chính là toàn xã hội. Bản tường trình thực được dùng trong hầu hết tất cả mọi ngành nghề, lĩnh vực và đặc biêt là được sử dụng nhiều trong hoạt động điều tra của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để xác minh, giải quyết về vấn đề dân sự, hình sự.

Khái niệm của bản tường trình được nêu trên cũng đã một phần nêu ra được mục đích của việc làm bản tường trình. Theo đó, mục đích của bản tường trình là giúp cho những cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biết được những vụ việc cụ thể đã xảy ra. Để từ những vấn đề được tường trình lại thì cá nhan, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có căn cứ để điều tra, tìm ra hướng giải quyết, xử lý phù hợp và hiệu quả.

Rất hay:  Cách tải nhạc chuông cho iPhone - Tại sao nên thay đổi nhạc chuông của bạn?

Ngoài ra, bản tường trình mang tính chất tự nhận thức của người làm bản tường trình đó. Khác với bản kiểm điểm, bản tường trình vừa thể hiện sự trung thực, thành khẩn khai báo của người vi phạm và vừa mang tính chất răn đe, giúp người có lỗi nhận thức và sửa chữa lỗi lầm của bản thân.

4. Những điểm cần lưu ý khi viết bản tường trình:

Do bản tường trình là văn bản hành chính trình bày lại những sự việc đã xảy ra và đã để lại hậu quả trên thực tế. Do đó nên khi viết bản tường trình, người viết cần phải lưu ý một số điểm sau:

– Thứ nhất, người viết tường trình phải trình bày sự việc một cách cụ thể, rõ ràng. Bản tường trình được sử dụng để những cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền dựa vào nội dung, diễn biến sự việc để xác định hành vi vi phạm.

Trong bản tường trình, nguyên nhân, diễn biến sự việc phải được nêu ra càng chính xác và cụ thể càng tốt. Bởi lẽ, việc trình bày chính xác sự việc sẽ giúp các cơ quan có thẩm quyền dễ dàng xử lý vụ việc hơn.

Bên cạnh đó, người viết bản tường trình cũng cần nêu được rõ ràng hậu quả mà sự việc gây ra đối với cá nhân hoặc tập thể để thể hiện mức độ nghiêm trọng của sự việc.

– Thứ hai, nội dung tường trình phải trung thực, khách quan:

Người viết bản tường trình cần thể hiện được sự trung thực qua từng câu chữ. Trình bày chính xác sự việc đã xảy ra, đặc biệt không thêm hoặc bớt thông tin ảnh hưởng đến việc điều tra, xét xử bị sai lệch.

– Thứ ba, người viết tường trình phải cam kết về nội dung đã tường trình của mình. Nếu nội dung sai lệch thì người làm bản tường trình sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những sai lệch đã nêu ra.

Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 05 tháng 3 năm 2020 về công tác văn thư.