Viết đoạn văn 200 chữ nghị luận xã hội là dạng bài chắc chắn sẽ có mặt trong tất cả các đề thi môn Ngữ văn. Tùy theo cấu trúc đề mà nó có thể chiếm từ 2 cho tới 4 điểm trong thang điểm. Phương pháp viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ không hề khó. Em chỉ cần đọc kĩ phần hướng dẫn chi tiết là có thể tự xây dựng dàn bài đúng chuẩn cho từng dạng đề thường gặp dưới đây.
Tuyển tập 8 đề văn mẫu nghị luận xã hội ôn thi giữa kì 1
Những dạng đề đoạn văn 200 chữ nghị luận xã hội nào thường gặp nhất?
Trước hết cùng tìm hiểu xem có những dạng nghị luận xã hội này thường gặp trong các đề viết đoạn văn 200 chữ. Nhìn chung sẽ gồm 2 dạng bài chính sau đây
1, Nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí
Đề tài nghị luận về một tư tưởng đạo lí rất phong phú và thường được đề cập qua những câu thành ngữ; tục ngữ; ca dao; danh ngôn… Cụ thể, đề cho đoạn văn 200 chữ nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí sẽ có những đề như sau
+ Nhận thức (lí tưởng, ước mơ, ý chí,…): “Lao động bao giờ cũng là cơ sở cho cuộc sống con người và cho văn hóa” A. Makarenko, “Đừng mong đợi thấy thế giới sáng sủa, nếu bạn không thay đôi kính đen” T. Eliot…
+ Phẩm chất đạo đức, tính cách: Lòng nhân ái, vị tha, dũng cảm. Khiêm tốn…
+ Lối sống của con người: “Uống nước nhớ nguồn”; “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; “Giấy trắng phải giữ lấy lề”; tình mẫu tử; tình đồng đội; tình thầy trò,…
Bộ 3 đề nghị luận xã hội 200 chữ – đáp án và dàn ý chi tiết
2, Nghị luận xã hội về một vấn đề xã hội hay một hiện tượng đời sống
Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội. Nó mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người như
+ ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị
+ tai nạn giao thông, bạo hành gia đình
+ lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và sự sẻ chia…
Hiện tượng được nêu trong đoạn văn 200 chữ có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê. Nghị luận về một hiện tượng đời sống không chỉ có ý nghĩa xã hội, tác động đến đời sống xã hội. Mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng; đạo lí; cách sống đúng đắn; tích cực đối với học sinh; thanh niên.
3 bước tiến hành viết đoạn văn 200 chữ nghị luận xã hội
Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ được tiến hành qua 3 bước dưới đây:
+ Bước 1: Nêu vấn đề:
Trong bước này, các em dẫn trực tiếp vào vấn đề cần bàn luận.
+ Bước 2: Triển khai vấn đề:
– Giải thích: từ cụ thể đến khái quát.
– Phân tích, bàn luận: Nêu biểu hiện, ảnh hưởng, nguyên nhân… của vấn đề.
– Đánh giá: Đánh giá tính đúng, sai; tốt, xấu… của vấn đề. Thể hiện rõ ràng quan điểm của mình.
– Liên hệ bản thân.
+ Bước 3: Tổng kết lại vấn đề.
Đoạn văn 200 chữ nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý
Đề bài: Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về tình mẹ trong cuộc đời mỗi người.
* Nêu vấn đề.
* Triển khai vấn đề.
Giải thích vấn đề:
+ Mẹ là người sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn, trưởng thành.
+ Mẹ hi sinh và dành tình yêu thương vô điều kiện với mỗi người con.
Phân tích, bàn luận trong đoạn văn 200 chữ sẽ không được quá dài nhưng vẫn phải đảm bảo đủ ý chính như sau
– Tình mẹ đối với mỗi người:
+ Mẹ là người mang nặng, đẻ đau, nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn.
+ Mẹ dạy ta học ăn, học nói, học những điều hay lẽ phải trong cuộc đời.
+ Lớn lên, mỗi lần vấp ngã trong cuộc đời, mẹ dang tay che chở.
+ Mẹ dõi theo từng bước đi trong cuộc đời “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”.
Trình bày suy nghĩ của em về tình mẹ trong cuộc đời mỗi người.
– Nhiệm vụ, bổn phận của mỗi đứa co+n:
+ Thấu hiểu sự hi sinh của mẹ.
+ Luôn chăm ngoan, học giỏi, nghe lời cha mẹ.
+ Sống hiểu thảo, yêu tương, phụng dưỡng cha mẹ khi về già.
– Đánh giá: Phê phán những kẻ bất hiếu, không nghe lời cha mẹ.
– Liên hệ với bản thân.
Dàn bài chung và chữa các đoạn văn nghị luận xã hội lớp 9 theo 3 dạng
Đoạn văn 200 chữ về một hiện tượng đời sống hay vấn đề xã hội
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vai trò của trải nghiệm đối với tuổi trẻ.
Đáp án
Gợi ý cách viết đoạn văn 200 chữ về một vấn đề xã hội
A – Phần mở đoạn: Nêu vấn đề cần nghị luận: vai trò của trải nghiệm đối với tuổi trẻ.
B – Phần thân đoạn
– Giải thích: Trải nghiệm là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm.
– Bày tỏ ý kiến: Trải nghiệm có vai đặc biệt quan trọng đối với con người, đặc biệt là tuổi trẻ, vì:
+ Trải nghiệm đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế; giúp người trẻ mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn, giúp tuổi trẻ gắn bó và góp phần cống hiến cho cuộc đời.
+ Trải nghiệm giúp tuổi trẻ khám phá phá chính mình để có lựa chọn đường đời đúng đắn.
+ Trải nghiệm giúp người trẻ dấn thân, thử nghiệm để sáng tạo; biết cách vượt qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công.
+ Thiếu trải nghiệm cuộc sống của tuổi trẻ sẽ nghèo nàn, thụ động, nhàm chán, vô ích…
+ Lấy dẫn chứng về những người trải nghiệm để chứng minh.
– Bàn mở rộng:
+ Khuyên con người, đặc biệt là những người trẻ cần trải nghiệm để khám phá cuộc sống và chính mình. Cần tạo điều kiện để tuổi trẻ được trải nghiệm cuộc sống tốt đẹp và hữu ích.
– Thực tế, nhiều bạn trẻ chưa coi trọng hoạt động trải nghiệm để bản thân trưởng thành. Đó là những người chỉ chú ý vào việc học tập, thi cử mà chưa chủ động, tích cực trải nghiệm, rèn kĩ năng sống. Một số khác lại đắm chìm trong thế giới ảo. Cá biệt, có những bạn trẻ lại lao vào thử nghiệm những điều có hại, sa vào tệ nạn…
C – Phần kết đoạn: Nêu bài học nhận thức và hành động:
Cần nhận thức được vai trò quan trọng và cần thiết của trải nghiệm, biết trải nghiệm tích cực để giúp bản thân trưởng thành, vững vàng và sống đẹp hơn. Khẳng định lại vấn đề cần bàn luận.
Trên đây là cách viết đoạn văn 200 chữ nghị luận xã hội chung nhất. Học sinh có thể áp dụng cho toàn bộ 3 dạng đề chính: tư tưởng đạo lý, một hiện tượng đời sống và cuối cùng là nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Chúc em ôn tập tốt và giành điểm cao trong các đề nghị luận xã hội
Để nhận được tư vấn về sách tham khảo, bạn đọc hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Hãy liên hệ với chúng tôi:
- CCBook – Đọc là đỗ
- Hotline: 024.3399.2266
- Email: [email protected]