Mẫu đơn ly hôn đơn phương và cách làm đơn ly hôn đơn phương

Cách làm đơn ly hôn đơn phương

Luật sư Trí Nam chia sẻ mẫu đơn xin ly hôn đơn phương đã điền sẵn nội dung để quý khách hàng dựa vào đó hiểu cách viết đơn ly hôn đơn phương đúng luật

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 20…

ĐƠN XIN LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN HOÀNG MAI

Họ và tên (Vợ hoặc chồng): NGUYỄN VĂN A

Năm sinh: 1984

CMND (Hộ chiếu) số: … ngày và nơi cấp :

Hộ khẩu thường trú: Tổ 3, phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Hiện cư trú: (ghi rõ địa chỉ liên lạc) Số X, ngõ Y, đường Định Công Thượng, phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Số điện thoại: 09XYZ45678

Họ và tên (Vợ hoặc chồng): TRẦN THỊ B

Năm sinh : 1989

CMND (Hộ chiếu) số: … ngày và nơi cấp:

Hộ khẩu thường trú: Tổ 3, phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Hiện cư trú: (ghi rõ địa chỉ liên lạc) Số X, ngõ Y, đường Định Công Thượng, phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Số điện thoại: 09XYZ56789

Chúng tôi đăng ký kết hôn ngày 01 tháng 02 năm 2011

Tại: UBND phường Định Công

Sau khi cưới vợ chồng chung sống đến ngày 15/12/2018 thì có mâu thuẫn nguyên nhân là: Quan điểm sống không đồng nhất dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng. Bản thân cảm nhận đời sống chung không thể kéo dài, hạnh phúc hôn nhân không đạt được.

Nay tôi có nguyện vọng: Xin được đơn phương ly hôn với TRẦN THỊ B

Lưu ý: Cách làm đơn ly hôn đơn phương đọc qua tuy được trình bày đơn giản về mặt lý do ly hôn. Nhưng chúng tôi luôn khuyến nghị nên trình bày lý do đúng thực tế, chi tiết phần trình bày vì sao bạn thấy đời sống chung không thể kéo dài. Việc này sẽ phòng tránh việc bị đơn xin Tòa bác yêu cầu ly hôn để được đoàn tụ gia đình.

✔ Về con chung: Chúng tôi có 02 con chung

1/ Tên là NGUYỄN VĂN C

Sinh ngày : 15/02/2012

2/ Tên là NGUYỄN VĂN D

Sinh ngày : 15/02/2014

Nguyện vọng về quyền nuôi con khi ly hôn: Tôi NGUYỄN VĂN A là người trực tiếp nuôi hai cháu.

Về cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn: Hai vợ chồng tự thỏa thuận không yêu cầu Tòa án giải quyết.

✔ Về tài sản chung: (là động sản)

Hai vợ chồng tự thỏa thuận không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Nguyện vọng đối với tài sản khi ly hôn

✔ Về nhà ở chung: (bất động sản)

Hai vợ chồng tự thỏa thuận không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Nguyện vọng về nhà ở chung (bất động sản) khi ly hôn

✔ Về nợ chung:

Hai vợ chồng tự thỏa thuận không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Nguyện vọng về nợ chung khi ly hôn

✔ Các yêu cầu khác (nếu có):

Hai vợ chồng tự thỏa thuận không yêu cầu Tòa án giải quyết. Tôi NGUYỄN VĂN A là người đóng án phí ….

Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện gồm:

– Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

– Bản sao công chứng CMTND, hộ khẩu của nguyên đơn nếu là ly hôn đơn phương;

– Bản sao giấy khai sinh của các con.

– Xác nhận nơi cư trú của bị đơn nếu thực hiện thủ tục đơn phương xin ly hôn.

Yêu cầu hòa giải tại trung tâm hòa giải tại Tòa án

1. Có yêu cầu

2. Không yêu cầu

NGƯỜI VIẾT ĐƠN

NGUYỄN VĂN A

Tải: Mẫu đơn ly hôn đơn phương mới nhất

Nộp đơn ly hôn đơn phương tại đâu?

Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Tòa án nơi bị đơn cư trú là nơi có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương. Do đó

  • Người xin ly hôn đơn phương xác định nơi cư trú của vợ/ chồng mình sau đó liên hệ Tòa án quận, huyện của địa chỉ đó để nộp đơn ly hôn đơn phương.
  • Người xin ly hôn đơn phương phải xuất trình tài liêu chứng minh nơi cư trú của vợ/ chồng hoặc đơn yêu cầu Tòa án hỗ trợ xác minh nơi cư trú đã nêu.
Rất hay:  Bật Mí Top 21 đr trên facebook là gì [Quá Ok Luôn]

Điều kiện được Tòa án cho ly hôn đơn phương

Tòa án có thẩm quyền chỉ thụ lý vụ án ly hôn đơn phương khi có đủ các điều kiện sau:

  1. Người xin ly hôn đã khai nộp đủ hồ sơ ly hôn đơn phương theo Luật định.
  2. Lý do xin đơn phương ly hôn không thuộc trường hợp pháp luật cấm.
  3. Người xin ly hôn đã nộp đủ án phí theo thông báo của Tòa án và xuất trình biên lai cho Tòa án.

Ly hôn đơn phương vắng mặt có được không?

Thủ tục ly hôn đơn phương nhưng:

  1. Người xin ly hôn không tham gia phiên hòa giải hoặc phiên tòa để giải quyết việc ly hôn đơn phương;
  2. Xin ly hôn với người bỏ đi khỏi nơi cư trú hoặc người mất tích không thể liên lạc được;
  3. Xin ly hôn nhưng vì ốm đau, bệnh tật… nên không thể tham gia giải quyết ly hôn…

Tòa án căn cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, căn cứ vào tường trường hợp vắng mặt của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn để quyết định có hay không giải quyết vụ án. Trong đó nguyên tắc giải quyết việc vắng mặt của đương sự theo giấy triệu tập của Tòa án như sau: “Người vắng mặt được coi là từ bỏ quyền yêu cầu, quyền phản tối yêu cầu của bên kia trong quá trình xem xét vụ án của Tòa án”;

Giải quyết ly hôn đơn phương trong bao lâu?

Theo quy định của Điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thời gian giải quyết vụ án ly hôn trong trường hợp này là 4 tháng, nhưng nếu vụ án ly hôn có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian giải quyết là 6 tháng. Trong thực tế thời gian giải quyết vụ án ly hôn có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn thời gian mà luật quy định tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án.

  1. Trường hợp việc chia tài sản chung cần thẩm định giá tài sản thì thời gian thực hiện được tính thêm thời gian lập hội đồng thẩm định giá.
  2. Trường hợp một bên vắng mặt thì cần thời gian để tòa án sắp xếp tổ chức lại phiên tòa.
  3. Trường hợp lý do xin ly hôn được bị đơn chứng minh là không đúng thì cần thời gian để hai bên bảo vệ quan điểm của mình trước khi tòa án đưa vụ việc ra xét xử.
  4. Đưa vụ án ra xét xử (nếu có một bên không đồng ý ly hôn hoặc có tranh chấp về con, tài sản).
  • Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự.
  • Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử tòa án phải mở phiên tòa. Sau 15 ngày, kể từ ngày xét xử, nếu không có kháng cáo, kháng nghị, án sẽ có hiệu lực thi hành.

Như vậy, thông thường, tổng thời gian giải quyết thủ tục ly hôn đối với yêu cầu đơn phương ly hôn khoảng 06 tháng.

Phân chia quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn đơn phương

  • Khi ly hôn, xét trên cả khía cạnh của văn hóa và pháp luật Việt Nam quy định, cha mẹ phải đảm bảo việc trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  • Bên cạnh đó, cha mẹ sẽ tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, trong trường hợp không thể thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giao cho một trực tiếp dựa trên quyền lợi về mọi mặt của con. Nếu con từ 07 tuổi trở lên thì Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con, nhưng đây không phải là căn cứ duy nhất để Tòa án ra quyết định. Đặc biệt là con dưới 36 tháng tuổi, mẹ phải là người ưu tiên nuôi con nếu như hai vợ chồng không có thỏa thuận nào khác.
Rất hay:  Cách chơi bài tiến lên hay, dễ thắng

Làm thế nào để giành quyền nuôi con khi đơn phương ly hôn?

  • Giành quyền nuôi con trong vụ án đơn phương ly hôn là một việc thường gặp. Vậy phải làm thế nào để thuyết phục Tòa án giao quyền trực tiếp nuôi con cho mình?
  • Về nguyên tắc dựa trên quyền lợi mọi mặt của con mà phân xét, Tòa án sẽ căn cứ vào những thông tin được cung cấp và sau đó xác minh điều kiện về vật chất, tinh thần, môi trường sống, mối quan hệ của mỗi bên để đánh giá xem ai là người sẽ mang lại cuộc sống hạnh phúc và phát triển lành mạnh cho con.
  • Theo đó, cha hoặc mẹ phải được đánh giá cao ở những chi tiết như sau:
  1. Điều kiện về vật chất: nhà ở, mức thu nhập của mỗi bên,… căn cứ vào các thông tin được cung cấp hoặc xác minh về các khoản chi cố định của người đó về sinh hoạt, người phụ thuộc, thói quen chi tiêu để so sánh với mức sinh hoạt trung bình của các con.
  2. Điều kiện tinh thần: thời gian dành cho con; cách chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con; tính cách của người đó;…
  3. Điều kiện môi trường sống: vị trí địa lý có thuận tiện cho trẻ đi học, vui chơi hoặc phải là nơi được đánh giá cao về mức sống, dân trí và các yếu tố về trật tự an ninh,…
  • Bên cạnh đó, Tòa án phải xem xét tư cách đạo đức, lối sống, sinh hoạt và các mối quan hệ khác để xem xét việc con ở bên ai sẽ được bảo đảm được phát triển tốt nhất về mọi mặt và không bị ảnh hưởng tiêu cực.

Chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn đơn phương

Rất ít cặp vợ chồng đơn phương ly hôn mà tự thỏa thuận được việc phân chia tài sản chung vợ chồng. Do đó xác định nguyên tắc phân chia tài sản chung theo quy định pháp luật rất quan trọng bởi nó giúp cho người yêu cầu hiểu được thế nào là đúng, là sai, Tòa án phân xử đã đúng hay chưa. Quy định mới về phân chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn như sau:

  • Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau: Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn; Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
  • Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
  • Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.
  • Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
Rất hay:  Top 3 Cách Ủ Phân Gà Đúng Kỹ Thuật Cho Hiệu Quả Cao

Trong đó:

  1. “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng;
  2. “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn;
  3. “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự;
  4. “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.
  • Giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc.
  • Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Cách hướng dẫn của Luật Trí Nam hy vọng sẽ hữu ích cho quý khách hàng trong việc tìm hiểu về đơn ly hôn đơn phương và các bước thủ tục ly hôn. Chúc các bạn thành công!

Tham khảo:

>> Dịch vụ thành lập công ty

>> Dịch vụ giấy phép lao động