[Hướng dẫn] Cách viết đơn xin học hè chi tiết cho các cấp từ Mầm non đến THPT

Đơn xin học hè cần đảm bảo những nội dung quan trọng nào?

Có thể nói, việc viết đơn xin học khá quen thuộc với các bậc phụ huynh nhưng với các bạn học sinh cấp 2, cấp 3, chúng ta hoàn toàn tự viết được nếu nắm được các nội dung quan trọng. Cụ thể, trong đơn các bạn cần viết đầy đủ và rõ ràng các thông tin sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ và ngày tháng nộp đơn.
  • Thông tin người nhận: Kính gửi (Ví dụ: Ban giám hiệu Trường….; Ban quản lý Câu lạc bộ…)
  • Thông tin người viết đơn (phụ huynh/ học sinh): Tên tôi là …. (Nêu tên đầy đủ)
  • Địa chỉ người viết đơn
  • Lý do viết đơn: Cần trình bày ngắn gọn mong muốn khi tham gia học hè tại trường (bổ túc kiến thức, giao lưu cùng các bạn,…). Nếu có nhu cầu cụ thể hơn về môn học nào đó, ba mẹ có thể đề cập rõ để các thầy cô phụ trách chia lớp học hè cho phù hợp.
  • Lời cam đoan của gia đình và trách nhiệm của học sinh: Ví dụ cam kết với nhà trường sẽ tuân thủ nội quy trường lớp trong thời gian học hè; đảm bảo đôn đúc các con hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ khi học; chịu trách nhiệm an toàn giao thông cho con em khi đi và về.
  • Chữ ký xác nhận của người viết đơn: Phụ huynh hoặc học sinh cần ký và ghi rõ họ tên để nhà trường nắm được thông tin của người xin học.

Xem thêm: Học hè là gì? Hai mặt của việc đi học hè ở học sinh và sinh viên

Mẫu đơn xin học hè các cấp để bạn tham khảo

Dựa vào các thông tin trên, ba mẹ và các bạn học sinh đã phần nào nắm được cấu trúc của đơn xin học hè. Dưới đây là một số mẫu đơn dành cho các cấp từ mầm non đến THPT các bậc phụ huynh và các bạn học sinh có thể tham khảo trước khi viết.

Đơn xin học hè cho các bé Mẫu giáo

Tải mẫu đơn TẠI ĐÂY

Đơn xin học hè cho bé Tiểu học

Tải mẫu đơn 1 TẠI ĐÂY

Tải mẫu đơn 2 TẠI ĐÂY

Đơn xin học hè cho học sinh THCS

Tải mẫu đơn TẠI ĐÂY

Đơn xin học hè cho học sinh THPT

Tải mẫu đơn TẠI ĐÂY

Viết đơn xin học hè bạn cần chú ý gì?

Bên cạnh việc đảm bảo có đầy đủ nội dung quan trọng, khi viết đơn ba mẹ và các bạn học sinh cần chú ý đến ngôn từ, cách trình và thông tin cung cấp. Cụ thể:

  • Ngôn từ lịch sự: Đơn xin học thường được gửi tiếp cho Ban giám hiệu nhà trường hoặc các thầy cô quản lý, vì vậy phụ huynh cần xưng hô lịch sự, trình bày mục đích và mong muốn rõ ràng. Đối với các em học sinh tự viết, các bạn cần sử dụng từ ngữ lễ phép, khi trình bày mong muốn học hè cần tỏ rõ thái độ tôn trọng thầy cô để được ghi nhận trong quá trình nộp đơn.
  • Trình bày rõ ràng: Như đã đề cập, để thầy cô phân chia lớp phù hợp, quý phụ huynh và các bạn học sinh cần trình bày rõ ràng mục tiêu và mong muốn khi tham gia học hè. Ngoài ra, hình thức đơn xin cần đảm bảo sạch đẹp, không tẩy xóa hoặc giấy viết bị nhàu nát. Điều này cũng thể hiện sự tôn trọng đối với các thầy cô trên trường.
  • Hình thức viết đơn: Phụ huynh và học sinh có thể chọn đơn viết tay hoặc đánh máy, tuy nhiên dù là hình thức nào cũng cần đảm bảo các thông tin đã nêu ở phần đầu bài viết.
  • Cung cấp thông tin đầy đủ: Các thông tin về người nhận, người viết đơn, lý do, cam đoan,… cần được nêu đầy đủ, rõ ràng và chính xác. Trước khi nộp đơn, phụ huynh và học sinh cần kiểm tra lại để tránh trường hợp khi nhập học có xảy ra sai sót.
Rất hay:  Xu Hướng 6/2023 # Cách Tách Tên Để Sắp Xếp Tên Theo Abc

Thời gian nghỉ hè là thời điểm thích hợp nhất để trau dồi tiếng Anh cho bé. Ba mẹ hãy giúp con vừa học vừa chơi vui vẻ cùng Monkey Junior hoặc Monkey Stories trong dịp nghỉ này nhé!

Tải MIỄN PHÍ Monkey Junior cho iOS – Android

Tải MIỄN PHÍ Monkey Stories cho iOS – Android

Những lưu ý khi nộp đơn xin học hè

Trong quá trình nộp đơn xin học, ba mẹ cùng các bạn học sinh cần lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Thời gian nộp đơn: Trước khi nộp, cần xem kỹ thời hạn để tránh trường nộp muộn hoặc nộp quá sớm trước thời gian quy định. Tốt nhất, bạn nên lưu lại lịch nộp đơn để tránh nhầm lẫn.
  • Yêu cầu cần tuân thủ: Trước mỗi đợt tiếp nhận đơn, nhà trường thường cung cấp hướng dẫn các thủ tục nộp và xét duyệt đơn, vì vậy ba mẹ và các bạn học sinh cần đọc kỹ và ghi nhớ những điều quan trọng để tránh mất thời gian khắc phục lỗi về sau.
  • Liên hệ và theo dõi sau nộp đơn: Khi hoàn thành đơn xin học, phụ huynh học sinh cần kiểm tra đúng thông tin liên hệ để nộp đúng nơi quy định. Ngoài ra, sau khi đã nộp đơn thành công, hãy chú ý theo dõi để cập nhật trạng thái xét duyệt đơn để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh (sai thông tin, giấy tờ bổ sung,…)
Rất hay:  Hướng dẫn cách in lặp lại tiêu đề ở tất cả các trang trong Excel - Gitiho

Những quy định về học hè dạy hè bạn nên biết

Học hè thực chất là một hình thức của học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm: cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học, sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức. Việc học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Nguyên tắc dạy thêm, học thêm căn cứ vào quy định về dạy thêm, học thêm Ban hành kèm theo Thông tư số: 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì:

  • Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.
  • Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.
  • Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.
  • Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.
  • Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

Đối với tổ chức dạy thêm học thêm ở trường sẽ được thực hiện theo phương thức sau:

  • Học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học thêm gửi nhà trường; cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) có con em xin học thêm trực tiếp ký, ghi cam kết với nhà trường về dạy thêm, học thêm vào đơn xin học thêm và chịu trách nhiệm thực hiện cam kết.
  • Hiệu trưởng nhà trường tiếp nhận đơn xin học thêm của học sinh, tổ chức phân nhóm học sinh theo học lực, phân công giáo viên phụ trách môn học và tổ chức dạy thêm theo nhóm học lực của học sinh.
  • Giáo viên có nguyện vọng dạy thêm phải có đơn đăng ký dạy thêm; trong đơn có cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của giáo viên theo quy định chung và các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
  • Hiệu trưởng nhà trường xét duyệt danh sách giáo viên dạy thêm, phân công giáo viên dạy thêm, xếp thời khoá biểu dạy thêm phù hợp với học lực của học sinh.
Rất hay:  Cách Sử Dụng Muối Tắm Sữa Bò Thái Lan Và 10 điều Bạn Chưa Biết

Các trường hợp không được dạy thêm

  • Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
  • Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
  • Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
  • Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường và không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường thì mức thu tiền học thêm là:

  • Thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm;
  • Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường;
  • Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm.

Trên đây là tổng hợp mẫu đơn xin học hè cũng như cách viết và những vấn đề cần lưu ý liên quan, Quý phụ huynh và học sinh hãy đọc kỹ để thực hiện đúng quy định hiện hành. Hãy BẤM NHẬN CẬP NHẬT để được cung cấp thông tin hữu ích về Giáo dục và Kiến thức học tập cho con ba mẹ nhé!